Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 38)

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

a. Vị trí địa lý

Yên Mô là một huyện vùng trũng phía nam của tỉnh Ninh Bình. Phía tây giáp thành phố Tam Điệp, phía nam giáp hai huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp huyện Kim Sơn, phía đông bắc giáp huyện Yên Khánh. Yên Mô có 3 km quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua xã Mai Sơn, quốc lộ 12B chạy dài từ Kim Sơn qua trung tâm huyện nối với Tam Điệp và các tỉnh Tây Bắc. Trên địa bàn huyện cũng có 2 tỉnh lộ là 480 (nối quốc lộ 1A tới Tân Thành, Kim Sơn) và tỉnh lộ 480B (nối thị trấn Yên Thịnh tới xã Lai Thành, Kim Sơn). Với điều kiện thuận lợi về giao thông, đường sắt, đường bộ và đường sông tạo điều kiện cho Yên Mô có lợi thế trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội (UBND huyện Yên Mô, 2016).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Mô

b. Địa hình

Yên Mô là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều dạng địa hình phong phú có khu vực đồi núi sông suối tạo , khu vực đồng bằng địa hình bằng phẳng tạo. Địa hình Yên Mô không đều, đa dạng, tương đối phức tạp, chạy suốt sườn phía Tây và Tây Nam là dải núi Tam Điệp, đoạn cuối cùng của dãy Trường Sơn từ Hoà Bình đổ về và chạy ra tới biển. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Đây là vùng đất cổ, do hiện tượng tạo sơn mà thành, có nhiều núi đá vôi trữ lượng hàng triệu mét khối. Xen kẽ núi đá vôi là các đồi đất, thung lũng hẹp và những hang động đẹp nổi tiếng như động Trà Tu, động Mã Tiên, động Ninh Hinh (UBND huyện Yên Mô, 2016).

Có nhiều dạng tiềm năng phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày), công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm và các làng nghề truyền thống) và các ngành dịch vụ, du lịch.

c. Khí hậu thủy văn

- Yên Mô chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng khí hậu, thời tiết tiểu vùng. Mùa hè, mùa thu thường có mưa. Mùa hè có gió Nam từ biển thổi vào nhưng cũng ảnh hưởng gió Tây Nam thổi tới, gây nóng bức. Mùa đông sương muối khá dày, nhất là khu vực thung lũng thấp và kín gió nằm dưới chân núi Tam Điệp. Núi Tam Điệp chắn gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ xuống thấp đột ngột, tạo nên hiện tượng khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230c. Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ. Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm, từ tháng 7 đến tháng 9 là các tháng có mưa nhiều nhất, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi (UBND huyện Yên Mô, 2016).

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 144.743 km² với các loại đất chủ yếu là phù sa, đất mặn, đất xám bạc màu, đất bỏ vàng. Là nơi con sông Vạc chảy qua nên hàng năm bồi đắp bù sac cho đất thêm mầu mỡ.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Yên Mô năm 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Diện tích (km2) CC (%) Diện tích (km2) CC (%) Diện tích (km2) CC (%) Tổng diện tích 144.743 100 144.743 100 144.743 100 Đất nông nghiệp 80.546 55,65 79.465 54,902 78.485 54,224 Đất khu dân cư 13.245 9,15 13.785 9,52 14.574 10,07 Đất chưa sử dụng 20.201 13,96 16.574 11,45 14.285 9,87

Đất khác 30.751 21,25 34.919 24,12 37.399 25,84

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Yên Mô (2016)

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 57,029% diện tích đất năm 2014 chủ yếu là đất phù sa, đất pha cát, đất thịt thích hợp với các loại cây trồng như lúa có thể trồng 1 năm 2 vụ. Vào vụ đông sẽ trồng các loại cây ngắn ngày như rau củ quả, đậu, lạc, khoai…. đến năm 2016 do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sử dụng vào mục đích khác nên diện tích đất nông nghiệp giảm 1,424% xuống còn 54,224%. Nhờ có sự tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng năng xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp tuy có sự giảm sút do chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng năng suất không bị giảm sút và giá trị sản xuất ngày càng ổn định và tăng trưởng hơn. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có sự giảm sút nhưng vẫn chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, rất nhiều các khu công nghiệp được đưa vào hoạt động, nhu cầu đất nền ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất, ngoài ra các chương trình phát triển du lịch và dịch vụ ngày càng được chú trọng càng làm tăng tỷ trọng của đất sử dụng khác. Bên cạnh đó việc dân số tăng cùng với đời sống người dân thay đổi làm tăng diện tích đất dân cư. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực khai hoang đất trống, đưa đất chưa sử dụng không có giá trị thành đất màu mỡ mang lại giá trị lớn lao cho địa phương. Tiềm năng đất chưa sử dụng của huyện còn tương đối lớn 9.869km2 trong đó có nhiều khu vực như Yên Đồng, Yên Thắng, Yên Lâm diện tích đất đồi núi còn chưa được sử dụng hết, vẫn còn nhiều nơi vẫn để trống đất chưa sử dụng hợp lý.

b. Tài nguyên nước

sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Phía đông huyện Yên Mô là sông Vạc, chảy xuyên qua huyện là kênh Nhà Lê nối với các tỉnh Bắc Trung Bộ. Còn có hệ thống hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng mang lại nhiều giá trị.Yên Mô phấn đấu đến năm 2020 phát triển khai thác toàn bộ các Cảng như: Cảng Bút, Cảng Lạc Hiền, Cảng Cầu Rào, Các bến cảng sông khác: bến Cầu Tràng, bến Đức Hậu, bến Phương Nại, bến Cầu Hội, bến Chợ Tu, bến Chợ Bến, bến cầu Ghềnh, bến cầu Lồng, Bến cầu Giang Khương, bến cầu Đằng, Bến Trinh Nữ, bến Khương Thượng. Và một số bến đò: 2 Bến đò Vạc, Bến đò Bâu, 2 Bến đò Đức Hậu 2. Nguồn nước mặt khác lớn chưa kể đến hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái và hàng vạn ha ruộng trũng và ao hồ là những bể chứa nước quan trọng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân huyện (UBND huyện Yên Mô, 2016).

Nguồn nước ngầm của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực Yên Đồng, yên Thái, Yên Mạc, có chất lượng nước tốt, đảm bảo an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

- Nguồn nước mưa: Vào mùa mưa kết hợp với nước các sông hồ lên cao, nguồn nước mặt đã trở thành úng ngập cho các vùng đất thấp trũng trong huyện gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước mặt tại các hệ thống sông, đầm và ao hồ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp khi mùa khô lượng mưa hầu như rất ít. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép Yên Mô chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hoá (UBND huyện Yên Mô, 2016).

Như vậy nguồn nước cũng như trữ lượng nước của huyện tương đối dồi dào và đa dạng đảm bảo cung cấp đủ nước cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, để nguồn nước luôn được cung cấp đầy đủ, không bị ô nhiễm, đủ khả cung cấp nước chủ động huyện cần phải có quy hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý tránh lãng phí (UBND huyện Yên Mô, 2016).

c. Tài nguyên nhân văn

Yên Mô có nền văn hóa tương đối đa dạng, Yên Mô có 12 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó có Đình Làng Nộn Khê, đê Hồng Đức Yên Mạc, còn nhiều nhất là chùa. Hàng năm có một số lễ hội, như Lễ hội Báo Bản ở làng Nộn Khê (Yên Từ, vào 12, 13, 14 tháng Giêng ÂL); Hội làng ở Yên Mô Thượng - Yên Mạc; chùa Nam (Tự Long Uẩn) Yên Mô Thượng - Yên Mạc;

Chùa Bắc (Tự Phượng Trình) Yên Mô Thượng - Yên Mạc; chùa Cống (Quảng Phúc, Yên Phong); đền Triệu (Quảng Từ, Yên Từ); đền Bình Hải (Yên Nhân), Đền thờ hai vua đời Hậu Trần ở Bồ Xuyên (Yên Thành) v.v... Cho đến nay, huyện Yên Mô có nhiều đổi mới về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với nhiều làng nghề truyền thống được phát huy như nghề làm nem chua, dệt vải, làm mộc, nghề đan... Dân cư sống tập trung thành các làng xóm đông đúc, là nơi hội tụ nhân tài, nơi sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước (UBND huyện Yên Mô, 2016). d. Thực trạng môi trường

Huyện Yên Mô có nhiều sông, ngòi lớn và hồ nước, cây xanh được trồng nhiều mang đến sự mát mẻ và bầu không khí trong lành. Đối với các chất thải sinh hoạt đã được thu gom, tập trung theo các điểm quy hoạch đến từng xã đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp đang đi vào hoạt động và phát triển trên địa bàn huyện cũng có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường (nhất là môi trường nước và không khí) . Nên địa phương cũng cần phải có sự quan tâm chặt chẽ đến vấn đề môi trường nóng bỏng hiện nay, tránh để xảy ra nhiều ảnh hưởng xấu như các địa phương khác (UBND huyện Yên Mô, 2016). e. Thảm thực vật và cây trồng

Yên Mô thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng đất đai màu mỡ và có phù sa sông Hồng bồi đắp đã và đang được người dân khai thác và sử dụng từ lâu, ngoài ra diện tích đất chưa sử dụng đang ngày càng được người dân địa phương khai thác nên hiện nay thảm thực vật tự nhiên hay đồng cỏ đang dần được thay thế bằng các loại cây trồng đa dạng và có giá trị kinh tế cao như: lúa, rau, đậu,lạc, hoa…. Tuy cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo nhưng hiện nay cũng đang dần được áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và giá trị kinh tế. Bên cạnh đó một số nơi trong huyện đã hình thành vùng chuyên trồng rau an sạch, hoa cung cấp cho huyện và các huyện lân cận cũng như thành phố Ninh Bình (UBND huyện Yên Mô, 2016).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế

Đẩy mạnh phát triển kinh tế khai thác những tiềm năng vốn có của địa phương, phấn đấu phát triển kinh tế bền vững theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển khá. Huyện đã quy hoạch, đưa cụm công nghiệp Mai Sơn với quy mô 20 ha đi vào hoạt động, thu hút hàng chục doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh tại đây. Các xã, thị trấn đều đã quy hoạch các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, nề, mộc, chế biến nông sản, huyện đang cùng nhà đầu tư chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất giầy da xuất khẩu Adora, tạo việc làm cho trên 1.000 lao động, đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới như thảm cói, đan bèo, tết bện lúa non xuất khẩu, may mặc.... Đến nay toàn huyện đã có 11 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề cấp tỉnh, tạo việc làm cho trên 6.000 lao động địa phương (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân tăng 20,41% năm. Tại thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Phong, Mai Sơn... đã hình thành các khu vực kinh doanh, dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, vui chơi, giải trí. Các điểm dịch vụ được hình thành và phát triển rộng khắp từ các xã đồng bằng đến các xã miền núi, đảm bảo thuận tiện trong việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Năm 2008, Khu trung tâm liên hợp du lịch thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng đã được triển khai xây dựng, mỗi ngày đã thu hút hàng trăm lượt khách đến nghỉ dưỡng và chơi thể thao, tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư và sẽ là điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Nhận thức được xây dựng hệ thống lợi là điều quan trọng đối với sản

xuất nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã tập trung nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Đến nay toàn huyện đã nâng cấp, kiên cố hóa được 121 km kênh mương, đạt tỷ lệ 83%, hệ thống đê hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hệ thống đê sông Bút, sông Vạc đã được nâng cấp, cứng hóa mặt đê và taluy đê, đảm bảo giao thông kết hợp với thủy lợi chủ động tưới, tiêu nước cho hầu hết diện tích canh tác của huyện. Có kế hoạch chủ động xây dựng quỹ đất sản xuất cây vụ đông với quy mô diện tích phù hợp với từng loại cây để đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khả năng của từng xã như xã Yên Nhân cây vụ đông chủ yếu là cây đậu tương, cây lạc. Nhưng xã Yên Từ cây vụ còn có cả các vùng chuyên trồng rau sạch (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Sản xuất nông nghiệp được tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao giá trị, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm có trên 50% diện tích lúa được gieo cấy bằng các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản.

- Sản xuất vụ đông được quan tâm, ban hành nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân tiếp thu, mở rộng diện tích các cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như: sản xuất lạc đông, bí xanh, sản xuất ngô giống F1, ngô ngọt, dưa bao tử... phục vụ chế biến xuất khẩu với quy mô hàng trăm ha/vụ, do vậy giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích canh tác năm 2013 đã đạt 96,3 triệu đồng/ha (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Chăn nuôi được quan tâm chú trọng phát triển, chuyển từ hình thức chăn nuôi theo hình thức tận dụng sang sản xuất theo hướng công nghiệp, trang trại, gia trại. Số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng được nâng lên. Công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, khử trùng được người chăn nuôi quan tâm chú trọng, toàn huyện đã xây dựng được trên 3.000 hầm khí sinh học biogas, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Công tác chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa được cán bộ và nhân dân các xã có diện tích ruộng trũng tích cực triển khai, đến năm 2013 toàn huyện đã chuyển đổi được 327 ha ruộng trũng sang canh tác cá-lúa kết hợp chăn nuôi trên bờ, giá trị thu nhập cao hơn cấy lúa từ 2,5-3 lần, nhiều hộ đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Dự kiến đến năm 2017 toàn huyện sẽ chuyển đổi trên 500 ha ruộng trũng sang canh tác cá- lúa, kết hợp chăn nuôi.

- Các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay 100% khâu làm đất, 30% trong khâu thu hoạch lúa đã được cơ giới hóa. Các dịch vụ xay sát, chế biến lương thực... có những tiến bộ vượt bậc so với trước.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô về phát triển kinh tế, theo đó huyện sẽ tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát huy nội lực, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)