Các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện yên mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 98 - 100)

NÔNG THÔN CỦA HUYỆN YÊN MÔ

4.3.1. Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là công việc có nhiều ý nghĩa đối với xã hội, nhưng cũng rất phức tạp đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian dài, đồng thời cũng phải tạo ra sự kết hợp giữa tính chủ động sáng tạo của từng cá nhân người lao động, gia đình, doanh nghiệp với các chính sách khuyến khích của nhà nước.

Huyện Yên Mô đang trong giai đoạn phát triển nhanh, kinh tế xã hội có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh việc chú trọng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng cho lao động làm việc ở khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn có cơ hội tiếp cận với việc làm ngay tại địa phương, cũng như tham gia lao động ở nước ngoài.

Quan tâm đầu tư hơn nữa đến các dự án, chương trình xóa đói giảm nghèo. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế cùng chung sức tạo việc làm cho người lao động.

Tạo việc làm gắn chặt với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hang hóa, dịch vụ, hội nhập kinh tế. Tập trung thúc đẩy những lĩnh vực sản xuất có lợi đối với huyện, coi trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngành nghề truyền thống thu hút lao động ngay tại địa phương tham gia lao động sản xuất.Tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống như nghề nem chua (ở Yên Mạc), dệt vải (ở Nộn Khê), dệt chiếu (Bình Hải), làm mộc (Côi Trì), làm nề (Bình Hải), khai thác đá, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan (Tiên Hưng), nuôi dê (Ngọc Lâm), đóng cối xay (Hưng Hiền), làng nghề gốm Bạch Liên (Yên Thành)... ưu tiên cho đối tượng ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vay vốn ở chương trình hỗ trợ việc làm để sản xuất, kinh doanh.

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi đối với các doanh nghiệp đang sản xuất cũng như đầu tư tại địa phương. Đối với sản xuất nông nghiệp đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng

cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh các trang trại, quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo việc làm phải kết hợp với phát triển toàn diện kinh tế- xã hội của huyện Yên Mô, gắn giải quyết việc làm với phát triển kinh tế và các vấn đề văn hóa xã hội.

Xã hội hóa giải quyết việc làm, khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia giải quyết việc làm. Kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn của huyện với việc tìm kiếm việc làm ở địa bàn khác.

Nâng cao chất lượng lao động nông thôn của huyện thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tập huấn việc làm, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao năng lực cho công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước, quản lý đơn vị sự nghiệp và người sử dụng lao động ở tất cả các cấp, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn.

Để tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn huyện Yên Mô cần có sự thay đổi thực sự trong quan điểm và nhận thức của người dân lao động về vai trò của chính bản thân mình trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vì vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và người dân cùng làm để giải quyết tốt nhất việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện.

4.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Trên cơ sở định hướng của huyện, từ năm 2015 đến năm 2020, 70% người lao động nông thôn được đào tạo nghề cơ bản nhất. Hoàn thành hết chương trung học phổ thông trước khi học nghề. Phát triển toàn diện và bền vững các lĩnh vực đào tạo nghề, việc làm.

- Phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động/năm, trong đó có 600 lao động xuất khẩu/năm. Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của huyệnYên Mô và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; tạo sự công bằng, bình đẳng trong hưởng thụ các chính sách cho người lao động; giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đồng thời phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

4.3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Yên Mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)