Thực trạng việc làm của lao động nông thôn tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh

4.1.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn tại huyện

4.1.2.1. Tình trạng việc làm của lao động huyện Yên Mô

Những năm gần đây tuy kinh tế xã hội huyện từng bước phát triển hơn nữa, nhưng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn huyện Yên Mô còn thấp so với tiềm năng lao động của huyện và nhu cầu của đông đảo lao động trên địa bàn huyện. Nguồn lao dộng của huyện dồi dào và tăng đều qua các năm. Tỷ lệ lao động có việc làm năm 2014 là 114.54 người chiếm 83,32 % số dân đến năm 2015 là 83,32 % và tăng 0,47 % . Từ năm 2015 đến năm 2016 tỷ lệ lao động có việc tăng 1,17%.

Theo đó, riêng tại huyện Yên Mô, tỷ lệ nữ giới thiếu việc làm vẫn chiếm khoảng hơn 25% so với tổng số lao động nữ tại huyện, năm 2015 tỷ lệ này tăng khoảng 0,21% so với năm 2014 nhưng đến năm 2016 thì tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp giảm xuống còn 25,49% tức là thấp hơn 0,48% so với 2015 và thấp hơn 0,27% so với năm 2014. Cũng qua đó có thể thấy, tỷ lệ lao động nữ có việc làm có sự biến động khi năm 2015 giảm 0,21% và đến 2016 lại tăng thêm 0,48%. Ngược lại, đối với lao động là nam, tỷ lệ nam giới thất nghiệp từ năm 2014 đến năm 2016 có xu hướng giảm rõ rệt khi tỷ lệ này giảm xuống khoảng 2,78%, đồng nghĩa với đó là tỷ lệ lao động nam có việc làm có xu hướng tăng và tương đối ổn định thậm chí tỷ lệ này đã gần chạm ngưỡng 100%.

Bảng 4.6. Tình trạng việc làm của lao động nam và lao động nữ huyện Yên Mô giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Người

Năm ĐVT Tổng số LĐ Có việc làm Thiếu việc làm

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

2014 Người 63.065 51.475 56.681 38.216 6.384 13.259 % 100 100 89,88 74,24 10,12 25,76 2015 Người 64.379 51.521 58.429 38.142 5.950 13.379 % 100 100 90,76 74,03 9,24 25,97 2016 Người 64.129 52.511 59.419 39.127 4.710 13.384 % 100 100 92,66 74,51 7,34 25,49 Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô (Năm 2016)

Trong những năm gần đây, huyện Yên Mô luôn cố gắng thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm, thông qua việc tích cực công tác thu hút đầu tư vào địa bàn huyện, đẩy mạnh công tác phát triển làng nghề truyền thống từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy chính sách giáo dục, đào tạo, dạy và học nghề, tuyên truyền và khuyến khích tham gia lao động sản xuất, tăng thu nhập. Do đó, tình hình lao động có việc làm cũng được cải thiện đáng kể.

Mặt khác, về sự chênh lệch tỉ lệ lao động nam và nữ có việc làm và thất nghiệp tại huyện Yên Mô, thì thực tế cho thấy, lao động nữ nói chung và lao động nữ ở khu vực nông thôn nói riêng phải gặp nhiều khó khăn khi xin việc làm, tình trạng “bất bình đẳng giới tính” trong tuyển dụng lao động từ phía các doanh nghiệp vẫn còn xảy ra khi nhà tuyển dụng e ngại lao động nữ bởi xuất phát từ khả năng làm việc, tình trạng sức khỏe thường không thể so sánh với lao động nam, đặc biệt lao động nữ tại Việt Nam thường xu hướng bỏ dở công việc ngang chừng với các lý do như lập gia đình, con cái, bởi riêng chế độ thai sản theo quy định của Việt Nam thì lao động nữ được phép nghỉ tối đa 6 tháng trước và sau khi sinh, nếu tuân thủ các chế độ đối với người lao động nữ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đển hoạt động sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của các doanh nghiệp, mặc dù các quy định pháp luật hiện nay tạo ra nhiều quyền lợi tốt hơn cho lao động nữ, song ở phương diện nào đó, nó lại trở thành rào cản khiến lao động nữ khó tìm được việc làm. Một vấn đề khác với lao động nữ chính là về kiến thức chuyên môn, khả năng tay nghề so với lao động nam không cao, tuy hiện nay, nhà nước luôn đẩy mạnh các chính sách giáo dục đào tạo, dạy nghề nhưng hoàn toàn có thể thấy một thực trạng chung là lao động nữ có trình độ chuyên môn thực sự chưa nhiều và phần lớn nguồn nhân lực trí thức này sẽ tập trung tại những thành phố lớn, còn ở nông thôn thì chủ yếu là lao động tay chân. Ngoài ra, tại các vùng nông thôn, tư tưởng phụ nữ ở nhà chăm sóc gia đình, làm nội trợ vẫn còn tồn tại, cũng là một trong những yếu tố khiến việc tỷ lệ lao động nữ có việc làm thường thấp hơn so với lao động nam.

4.1.2.2. Việc làm phân theo ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng bộ huyện Yên Mô xác định là con đường tất yếu để huyện nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, nhằm khai thác tối đa các tiềm

năng kinh tế ở khu vực nông thôn ở Yên Mô. Bên cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện qua bảng 9 cho thấy cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 4.7. Quy mô lao động và việc làm theo ngành kinh tế của huyện Yên Mô giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PT(%) Số lao động có việc làm Người 114.5400 115.900 116.640 100,91

Nông nghiệp Người 82.257 78.429 73.579 94,58

Công nghiệp- Xây dựng Người 20.256 24.578 27.215 116,03

Dịch vụ Người 12.029 12.892 15.842 115,03

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô (Năm 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy tốc độ phát triển cơ cấu người lao động của huyện Yên Mô trong từng ngành kinh tế thay đổi như sau:

+ Về nông nghiệp, tỷ lệ người lao động tham gia sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, số lượng người lao động trong năm 2015 giảm 4,65% so với năm 2014, đến năm 2016 con số này giảm xuống 6,18% so với 2015, theo đó, bình quân mỗi năm số lượng lao động tham gia nông nghiệp giảm 5,42% so với tổng số lao động.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, số lượng người lao động tăng trưởng một cách rõ rệt, so với 2014, tỷ lệ lao động năm 2015 tăng 21,34% và đến 2016 tăng thêm 10,73%, tức là bình quân mỗi năm số lao động tham gia vào các ngành công nghiêp-xây dựng tăng khoảng 16,03%.

+ Và trong ngành dịch vụ, nếu năm 2015 tốc độ phát triển chưa rõ rệt, tỷ lệ lao động tăng khoảng 7,17%, thì đến năm 2016, con số này tăng thêm 22,88% tức là gấp khoảng 3 lần so với tỷ lệ năm 2015, tương đương bình quân số lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng khoảng 15,03%.

Biểu đồ 4.1. Sự thay đổi của lao động và việc làm phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Yên Mô (2016)

Lao động và việc làm thấy được trong các ngành kinh tế hiện nay có như thay đổi: số lao động tham gia vào ngành công nghiệp-xây dựng có sức tăng trưởng mạnh nhất, đối với các ngành dịch vụ, số lao động cũng tăng cao, trong khi tỉ lệ người lao động tham gia sản xuất nông nghiệp giảm sút. Sự thay đổi trên xuất phát từ chính sách phát triển chung của xã hội, khi mà Việt Nam tập trung phát triển nền kinh tế quốc gia theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy mạnh các ngành công nghiệp nặng, xây dựng, các ngành dịch vụ xã hội. Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, huyện Yên Mô đã tích cực tiến hành các chính sách thu hút vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tạo thêm thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế chung của huyện.

Mặt khác, việc mở rộng các dự án công nghiệp đòi hỏi phải sử dụng một diện tích đất đai lớn, do đó, quỹ đất đai được quy hoạch xây dựng các khu công

nghiệp càng tăng, kéo theo nguồn đất sử dụng trong ngành nông nghiệp bị thu hẹp. Việc số lượng người lao động ngành nông nghiệp giảm cũng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan khi mà những năm gần đây, thời tiết có xu hướng thay đổi bất thường, khó kiểm soát, thiệt hại về kinh tế tương đối nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến đời sống kinh tế mà còn làm thiệt hại về tính mạng của người dân. Chính vì lẽ đó, các công việc mang tính chất ổn định về thu nhập, quyền lợi của người lao động được đảm bảo bằng quy định của pháp luật, là lý do người lao động chuyển hướng sang các ngành công nghiệp-xây dựng hay dịch vụ.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang ngày càng có những thay đổi tích cực và phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế đất nước. Và điều này sẽ tạo ra nhiều hơn nữa cơ hội việc làm cho người lao động theo hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.(CNH- HĐH)

4.1.2.3. Việc làm phân theo thành phần kinh tế

Bảng 4.8. Quy mô lao động và việc làm theo thành phần kinh tế của huyện Yên Mô 2014-2016

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PT(%) Số lao động có việc làm người 114.540 115.900 116.640 100,91 Kinh tế nhà nước người 3.559 3.512 3.517 99,41 Kinh tế ngoài nhà nước người 99.548 100.690 101.180 100,82 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Người 11.435 11.698 11.937 102,17 Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô(2016)

Lao động theo thành phần kinh tế huyện Yên Mô (giai đoạn 2014 - 2016), chiếm tỉ lệ cao nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tiếp theo là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thấp nhất là khu vực kinh tế nhà nước. Giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ lao động theo thành phần kinh tế ở huyện Yên Mô biến động cụ thể như sau:

+ Lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm bình quân từ năm 2014-2016 mỗi năm tăng 2,17%.

+ Lao động thuộc khu vục kinh tế ngoài nhà nước từ năm 2014-2016 cũng có sự gia tăng nhưng không đáng kể bình quân mỗi năm tăng 0,82%.

+ Lao động thuộc khu vực nhà nước thì ngày càng có xu hướng giảm đi và bình quân trong 3 năm mỗi năm giảm 0,59%.

Có sự thay đổi như trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Hiện nay, khu vực kinh tế nhà nước bao gồm nhóm lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách tuyển dụng, thi tuyển khắt khe, chế độ làm việc nguyên tắc, phức tạp và mang tính quyền lực nhà nước.

Đối với khu vực kinh tế ngoài nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn không nhiều, chiếm phần lớn vẫn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tuy nhiên, chế độ lao động của các doanh nghiệp này thường không đáp ứng được các nhu cầu vật chất tối thiểu của người lao động, chưa kể mức lương thu nhập không cao, một số doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Còn với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có thể thấy rõ những năm gần đây, các nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam cũng như đầu tư vào huyện Yên Mô, họ chủ yếu tập trung đầu tư vốn vào các dự án có quy mô lớn, mang tính kinh tế trọng điểm, nguồn vốn linh hoạt, ổn định, chính sách đãi ngộ người lao động cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại là một trong những yếu tố thu hút một lượng lớn người lao động.

Ngoài ra, với chính sách mở cửa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước, của địa phương thì đẩy mạnh thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài là chủ trương hàng đầu trong những năm gần đây của Việt Nam. Việc thu hút đầu tư tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Sự chuyển dịch việc làm này là phù hợp với xu thế phát triển củạ nền kinh tế thị trường của huyện cũng như theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.

4.1.2.4. Việc làm phân theo công việc

Dựa theo vị thế việc làm cho ta thấy cái nhìn khái quát về các nhóm người dân đang gia lao động và sản xuất kinh doanh ở đâu rõ nhất.

Bảng 4.9. Cơ cấu lao động theo công việc từ năm 2014-2016

Đơn vị tính: Người

Loại hình kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số (%) LĐ có việc làm Tổng số (%) LĐ có việc làm Tổng số (%) LĐ có việc làm Tổng số 100 114.542 100 115.899 100 116.636 Chủ cơ sở 22,34 25.589 24,27 28.130 25,33 29.540 Tự làm 29,87 34.210 30,54 35.400 31,27 36.470 Lao động gia đình 24,09 27.589 20,21 23.420 18,98 22.140 Làm công ăn lương 17,09 19.579 19,01 22.035 19,33 22.541

Khác 6,61 7.575 5,97 6.914 5,1 5.945

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô(2016)

Cơ cấu lao động có việc làm chia theo các loại hình kinh tế có chênh lệch từ năm 2014 đến năm 2016 cho thấy: số lượng lao động tự làm việc chiếm hơn một phần tư số lao động đang có việc làm. Năm 2014 số lượng lao động có việc làm tự làm là 34.21 nghìn người chiếm 29,87% đến năm 2016 có sự gia tăng là 36.47 nghìn người chiếm 31,27%. Lao động có việc làm nhờ tự làm chủ cơ sở cũng là nhóm có số người lao động khá đông năm 2014 là 25.589 nghìn người chiếm 22,34 %. Đến năm 2016 cũng có sự gia tăng khá tích cực lên 29.54 nghìn người tăng lên 25,33 %.

Ngoài ra bên cạnh đó thì lao động trong gia đình, cũng đã có sự thay đổi số lao động tham gia làm việc ở gia đình năm 2014 là chiếm 24,09% cũng tương đối cao so với cơ cấu lao động phân theo vị thế việc làm của huyện nhưng đến năm 2016 chỉ cìn 18,98%.

Lao động làm công ăn lương năm 2014 chiếm 17,09% đến năm 2016 có sự gia tăng tốt 19,33%.

Qua những thay đổi của lao động ở huyện trong các lĩnh vực này cho thấy, người lao động của huyện được những thay đổi tích cực cùng chung với xu hướng phát triển kinh tế thị trường của đất nước. Ngoài việc chỉ tập trung vào những việc đã sẵn có trong gia đình thì người lao động ngày nay đã biết phát huy năng lực của bản thân tự làm việc và phát triển chính bản thân mình bằng cách vươn lên làm chủ các cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế tại huyện. Bên cạnh

việc phát triển các làng nghề, hay các cơ sở sản xuất tại huyện thì huyện cũng có các dự án khu công nghiệp đang được đưa vào hoạt động ở ngay địa phương nên số lượng lao động làm công ăn lương cũng đang ngày càng có sự gia tăng đáng kể. Điều này cho thấy người lao động tại địa phương cũng đang có nhiều xu hướng việc làm khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)