Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Yên Mô, Chi cục thống kê tỉnh Ninh Bình, Chi cục thống kê huyện, Phòng Lao động thương binh và xã hội, các phòng, ban ngành, đoàn thể, các báo cáo thống kê, báo cáo thường niên của UBND một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện về kinh tế xã hội, các báo cáo liên quan đến việc làm của thành phố Ninh Bình nói chung và huyện Yên Mô nói riêng.

Ngoài ra tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các bài nghiên cứu, ấn phẩm tạp chí, internet, giáo trình liên quan đến hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường và một số văn bản pháp luật liên quan như các thông tư, quyết định của Nhà nước về các chính sách, biện pháp liên quan đến dân số, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Vấn đề

nghiên cứu Tài liệu

Nguồn thu thập

Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận.

- Cơ sở thực tiễn về dân số việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài. - Sách và giáo trình. - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Internet - Thư viện - Sách

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển

kinh tế xã hội của huyệnYên Mô

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Định hướng và giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

- Báo cáo kết quả KT- XH của huyện qua các năm.

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác giải quyết việc làm

- UBND huyện - Phòng LĐ- TB&XH

Các văn bản, nghị định, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội.

Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:

tế- xã hội của huyện Yên Mô, bao gồm vị trí địa lý, tình hình dân số, tăng trưởng kinh tế...

- Các thông tin liên quan đến tình hình việc làm, giải quyết việc làm của huyện...

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp thu thập bao gồm các thông tin về đối tượng lao động ngẫu nhiên có thể có việc làm hoặc không có việc làm được điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với người lao động.

Thông tin sơ cấp sẽ được thu thập bằng điều tra mẫu theo tỷ lệ (theo vùng/theo xã trọng điểm dân số). Huyện Yên Mô hiện nay có Huyện Yên Mô gồm có thị trấn Yên Thịnh và 16 xã. Trong đó có 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn là nơi dân số đông đúc, diện tích rộng lớn, kinh tế phát triển nên chọn điều tra tại 3 điểm này.

Đối tượng thực hiện điều tra bao gồm các hộ nông dân trong 3 xã được chọn ngẫu nhiên. Được điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với mỗi hộ nông dân, cán bộ huyện, cán bộ xã.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng ĐVT Số lượng

1 Hộ nông dân Hộ 120

2 Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội,dân số, cán bộ xã, huyện

Cán bộ 25

- Cán bộ huyện, xã Cán bộ 5

- Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội, dân số Cán bộ 20

Số liệu được điều tra trực tiếp ở các hộ nông dân bằng phương pháp phỏng vấn. Số liệu thu thập bao gồm các vấn đề về kinh tế gia đình, tình hình lao động việc làm, nhu cầu việc làm, trình độ học vấn, giới tính của người lao động. Phương hướng việc làm của người lao động trong thời gian tới. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của trong tìm việc của người dân.

Phỏng vấn sâu các cán bộ gồm: cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ huyện, các xã điều tra về tình hình giải quyết việc làm, cũng như phương hướng mong muốn giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)