Kinh nghiệm giải quyết việc là mở một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc là mở một số nước trong khu vực

2.2.1.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động tại Hàn Quốc

Kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc cho thấy, tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động là yếu tố quan trọng và có sức ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế năng động của quốc gia phát triển này. Nhận thức được điều này và sự già hóa dân số thì Hàn Quốc đã thực hiện hàng hoạt các biện pháp và chính sách giải quyết việc làm hiệu quả cho người lao động như:

+ Hàn Quốc coi chính sách việc làm là một chính sách kinh tế - xã hội quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách việc làm hiện nay của Hàn Quốc là hỗ trợ các thành phần yếu nhất trong xã hội gồm những người trẻ, những người về hưu được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ

dân số và những người già, nhằm giúp họ tham gia vào các hoạt động kinh tế (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

+ Các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc hướng đến mục tiêu tạo ra nhiều việc làm mới và mang lại thu nhập ổn định, đặc biệt cho các tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội. Mặc dù cơ cấu dân số già, tỷ lệ tham gia lao động giảm đang ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc nhưng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đã tạo nên sức mạnh giúp nền kinh tế Hàn Quốc tiếp tục đà tăng trưởng (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

+ Quan tâm đến phát triển dạy nghề và tạo việc làm. Thực trạng nhân lực Hàn Quốc thời kỳ đó chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động chuyên môn, vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy chiến lược đầu tư nhân lực nhàn rỗi khu vực nông thôn, nhân lực thất nghiệp tại thành phố thành lực lượng lao động trọng tâm cho ngành công nghiệp nhẹ, đồng thời cũng là hướng tới mục tiêu tăng cường chỗ làm việc và công nghiệp hóa mô hình xuất khẩu - Như vậy, ngay từ thời kỳ đầu Hàn Quốc đã lấy lao động làm trung tâm động lực để công nghiệp hóa (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

+ Khắc phục tình trạng đào tạo nghề thiếu hệ thống, sử dụng nhiều lao động phổ thông bằng việc ban hành Luật Bảo đảm việc làm (1962), Luật Đào tạo nghề (1967). Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc xây dựng tiêu chuẩn cho đào tạo nghề và kiểm tra năng lực, chất lượng đào tạo nghề để nhằm thúc đẩy đào tạo nghề có hệ thống, áp dụng hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề. Tăng cường cơ hội việc làm

và chỗ làm việc thực tế để giải quyết vấn đề thiếu việc làm trong nước, hỗ trợ xuất khẩu lao động đến các nước Đức, khu vực Trung Đông (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

+ Phát triển công nghiệp nặng và chú trọng công tác đào tạo nghề. Giai đoạn này, Hàn Quốc chuyển dịch cơ cấu từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và hóa chất, vì vậy yêu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao cũng gia tăng nhanh chóng, đồng thời cũng bộc lộ rõ việc thiếu trầm trọng đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị, nguồn vốn cho công tác đào tạo nghề. Để khắc phục, Chính phủ đã thành lập các trường, các viện công lập đào tạo nghề và khuyến khích sự tham gia của tư nhân. Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

đãi với giáo viên dạy nghề, thậm chí cấp nhà ở chung cư; ưu tiên sử dụng lao động kỹ thuật bằng cách miễn phí đào tạo, cung cấp ký túc xá miễn phí cho người học nghề... Các lãnh đạo cấp cao tăng cường thị sát, giám sát công tác dạy nghề toàn diện (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

+ Chuyển dịch phát triển kinh tế chú trọng kỹ thuật cao. Bắt đầu từ chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang mở rộng công nghiệp dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành nghề sử dụng lao động kỹ thuật cao, kinh tế tri thức. Điều này cho thấy ngoài việc đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

+ Hàn Quốc còn thúc đẩy chuyển dịch mô hình sử dụng lao động đơn kỹ năng sang lao động đa kỹ năng, đồng thời tạo nên sức ép cho hệ thống giáo dục quốc dân trong việc nâng cao chất lượng hướng nghiệp, sức ép cho hệ thống dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực thực sự của lao động sau khi học nghề (Bùi Sỹ Lợi, 2013).

2.2.1.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động tại Nhật Bản

* Biện pháp đối phó với suy giảm tỉ lệ sinh và tăng cường sự cân bằng công việc và sinh hoạt thường ngày:

- Trước những thay đổi như hiện nay, chú ý ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản là đối phó với sự sụt giảm của lực lượng lao động. Tỉ lệ sinh của Nhật Bản giảm một cách nhanh chóng và dân số đã bắt đầu giảm vào năm 2005. Nếu như xu hướng này còn tiếp tục thì số người trên 65 tuổi có thể chiếm khoảng 30% tổng dân số vào năm 2017 và 40% vào năm 2055. Giảm sút tỉ lệ sinh đang gây ra quan ngại xã hội về sự phát triển bền vững của xã hội và nền kinh tế Nhật Bản. Gia tăng tỉ lệ việc làm và năng suất lao động sẽ là mấu chốt duy trì động lực của xã hội và kinh tế Nhật Bản trong điều kiện suy giảm về mặt nhân khẩu học (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

- Năm 2008, Chính phủ Nhật Bản đề ra ‘chiến lược tuyển dụng mới” với chủ trương “tạo dựng một cộng đồng mà từng người đều có vai trò riêng”. Chủ trương sẽ được thực hiện trong ba năm “một cách khẩn trương”, hỗ trợ việc tăng cường việc làm theo ba nhóm: thanh niên, phụ nữ và người lớn tuổi (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

- Trước hết, với nhóm thanh niên, mục tiêu là tạo ra việc làm ổn định cho họ, những người không thể tìm được công việc thường xuyên trong thời kì dài và tạo ra lượng việc làm thường xuyên cho một triệu người. Để thu hút phụ nữ tham

gia lao động, chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ cho những đối tượng này (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

- Cuối cùng, đối với người lớn tuổi, mục tiêu sẽ là có 1 triệu người đang công tác tiếp tục ổn định làm việc tới 65 tuổi. Trước thực tế là nhu cầu việc làm của người già tăng lên, chính phủ Nhật Bản ban hành nhiều luật định cụ thể để giải quyết việc làm cho người già (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

- Chìa khóa của chiến lược để giúp đỡ người lao động có được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống là một hiến chương năm 2007 và đang được Chính phủ bổ sung hoàn chỉnh. Sự cân bằng công việc và cuộc sống của từng cá nhân được xem là quan trọng, tạo điều kiện cho người lao động có được cuộc sống phong phú hơn. Điều này được xem là cần thiết để ngăn ngừa ành hưởng xấu đến sức khỏe, làm chậm lại tốc độ suy giảm tỉ lệ sinh, duy trì an sinh xã hội, tăng tỉ lệ công ăn việc làm,… Ngoài ra, chiến lược còn chú trọng tăng năng suất lao động bằng cách cải thiện hiệu quả hơn lề lối làm việc (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

*Xây dựng mạng lưới an toàn và trợ cấp việc làm:

- Khi khủng hoảng kinh tế từ Mỹ xảy ra tác động đến các nước trên thế giới không chỉ Nhật Bản, Chính phủ đã cấp khoản ngân sách khoảng 2.000 tỉ yên để giải quyết việc làm trong ba năm tới cùng với việc dự kiến cung cấp hỗ trợ cơ bản việc làm cho 1,6 triệu lao động (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

- Một vấn đề quan trọng của chính sách là mở rộng độ an toàn của mạng lưới tuyển dụng mà sự yếu kém của nó là rõ ràng bởi sự tăng lên nhanh chóng số lượng người thất nghiệp. Hệ thống bảo hiểm việc làm đòi hỏi mọi người phải dự kiến có công việc tối thiểu là một năm thì mới được tham gia hệ thống này. Hệ thống đã được chỉnh sửa để giảm tiêu chuẩn đăng ký cho lao động không chính thức, những người được dự kiến có việc làm 6 tháng trở lên tính từ 31/3/2009. Đồng thời, yêu cầu về “lao động đóng bảo hiểm toàn bộ cho tối thiểu 12 tháng trong 2 năm để khi bị thất nghiệp có thể được nhận được quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp” đã được thay đổi là “tối thiểu là 6 tháng ngay trong năm bị thất nghiệp”. Trong trường hợp gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc khác, thời gian hưởng quyền lợi sẽ được kéo dài thêm 60 ngày với những điều kiện nhất định. Đối với lao động không chính thức, những người không nằm trong hệ thống bảo hiểm việc làm sửa đổi và những người thất nghiệp lâu năm quá thời hạn cho phép, một quỹ sẽ được thành lập để trả chi phí sinh hoạt chừng nào họ đang được đào tạo chuyên môn (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

-. Trợ cấp điều chỉnh việc làm (trợ cấp ổn định việc làm khẩn cấp của doanh nghiệp vừa và nhỏ) là khoản trợ cấp chi bởi Chính phủ trung ương cho các công ty phải thu hẹp quy mô do suy thoái hoặc do các nhân tố khác nhưng vẫn duy trì chỗ làm bằng cách cho lao động nghỉ phép, đào tạo, huấn luyện và luân chuyển tạm thời (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

* Thay đổi hệ thống tuyển dụng kiểu Nhật Bản

- Đánh giá “hệ thống tuyển dụng lao động kiểu Nhật Bản” xoay quanh thực tế của lao động dài hạn đang là vấn đề nổi bật trong suốt thời gian này. Nhìn nhận lại trong quá khứ, Nhật Bản những năm 1970 - 1980 đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định khi Châu Âu và Bắc Mỹ đang chìm sâu vào cuộc suy thoái dài hạn và Nhật Bản trở thành quốc gia đứng đầu về thương mại.Vào những năm 1980, các nhà bình luận trong và ngoài nước đã cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Nhật Bản thành công hơn so với các nước phương Tây là nhờ hệ thống tuyển dụng của Nhật Bản, hệ thống dựa trên thực tế tuyển dụng dài hạn, lương theo thâm niên và tổ chức công đoàn doanh nghiệp (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

- Trong suốt thời kỳ suy thoái những năm 1990, quan điểm về hệ thống tuyển dụng kiểu Nhật Bản được coi trọng trở lại. Khi kinh tế hồi phục, các công ty giành lại sự tin cậy về quản lý, ý kiến của người lao động cũng cho thấy quan niệm về lao động dài hạn, lương theo thâm niên đang được xem xét trở lại. Kiểu gắn kết với doanh nghiệp, phát triển sự nghiệp ban đầu và tiếp tục làm việc tại cùng một công ty, đã từng bị chỉ trích như là điểm yếu của hệ thống việc làm kiểu Nhật Bản, đang được xem là một điểm sáng tích cực (Phan Cao Nhật Anh, 2010).

2.2.1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động tại Đài Loan

Đài Loan là một nước có điều kiện tự nhên không thuận lợi, diện tích tự

nhiên là 36.000 km2 với dân số hơn 23.5 triệu người (2017), là nước có mật độ

dân số rất cao. Diện tích canh tác bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Kích thước địa lý che dấu tầm quan trọng ảnh hưởng kinh tế và chánh trị Đài Loan ở Á Châu và trên thế giới còn lại.

Tiến lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, lợi tức mỗi đầu người chỉ là 170 đô la Mỹ vào thập niên 1960 đến nay Đài Loan được công nhận là một trong bốn "con hổ châu Á" cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore do thời kỳ công nghiệp hóa 20 năm. Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 24 trên thế giới và đứng thứ

sáu ở châu Á. Tuy nhiên, nó không thể thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan hiện nay của thất nghiệp thanh niên. Căn cứ vào số liệu thống kê năm 2012 của Tổng cục trưởng Ngân sách, Kế toán và Thống kê tỷ lệ thất nghiệp ở Đài Loan là 13%, so với mức trung bình là 4,31% ở Đài Loan nói chung (Thu Thảo, 2016). Đài Loan đã có những kinh nghiệm trong giải quyết việc làm:

- Có các chính sách phát triển công nghiệp hóa gắn kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp, từ đô thị xuống nông thôn, đồng thời phát triển cả công nghiệp đô thị và công nghiệp nông thôn với những nội dung và hình thức phù hợp đan xen. Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.

- Thứ hai là phát triển các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn. Cũng như các doanh nghiệp

- Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ cao, nghiên cứu khoa học tiên tiến. Biết lợi thế của nước mình không mạnh về nền nông nghiệp với sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ đầu tư cho giáo dục con người ngay từ đầu để đầu tư vào công nghệ cao. Đây là nền tàng để phát triển và tạo công ăn việc làm cho người dân. Đài Loan là một quốc gia tích cực tham gia hoạt động tại các sự kiện phát minh quan trọng toàn cầu. Đài Loan minh chứng rõ khả năng của mình trong các sáng chế, thiết kế và sáng tạo trong mỗi sự kiện mà Đài Loan tham dự. Từ một nhà sản xuất công nghệ cao cho đến một nền kinh tế dựa trên tri thức, Đài Loan đang trên con đường phát triển nhanh chóng trong đổi mới công nghệ. Điều này giải thích vai trò quan trọng của Đài Loan trong chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu. Các yếu tố quan trọng góp phần vào sự thống trị của Đài Loan bao gồm chất lượng của nguồn lực con người, đầu tư vốn mạnh mẽ và sự linh hoạt tuyệt vời trong việc đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng môi trường kinh doanh. Điều này góp phần tăng thu nhập cho người dân cũng như tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

- Đầu tư cho các ngành công nghiệp trong điểm, cũng như quan tâm đến các chế độ chính sách của người lao động, người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)