Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ánh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện

4.2.1. Các yếu tố khách quan

4.2.1.1. Các chính sách của nhà nước về giải quyết việc làm

- Đầu tiên là phải nhắc đến việc ngày 18/6/2012, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 chính thức thông qua Bộ luật lao động số 10/2012/QH13, bắt đầu có hiệu lực kể từ 1/5/2013. Sự thay đổi này đã đánh dấu một thời kỳ mới cho hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề lao động của Việt Nam, theo đó, Bộ luật lao động trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi người lao động. Với mục tiêu nâng cao vị trí người lao động, bảo vệ tối đa những quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng nghĩa với việc tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế một cách ổn định nhất. Bên cạnh đó, BLLĐ 2012 ra đời nhằm nâng cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề giải quyết việc làm và bảo vệ người lao động.

- Tiếp đó, ngày 16/11/2013, Luật Việc làm số 38/2013/QH13 được Quốc Hội khóa XIII chính thức thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015, theo đó, lần đầu tiên, một văn bản luật được ra đời điều chỉnh riêng về vấn đề việc làm với mục tiêu đảm bảo các nguyên tắc về việc làm như quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc, bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập, bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Luật việc làm quy định các yêu cầu chung đối với những chính sách cần thiết của Nhà nước trong lĩnh vực việc làm cho người lao động, đặt ra những quy định chung về chính sách hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao vai trò của Quỹ quốc gia về việc làm, tạo điều kiện cho các tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu chung của xã hội. Không những thế, các chế định về hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề… đều là những quy định có tính chất vô cùng quan trọng đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ phát triển mới.

- Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014 có hiệu lực từ 1/7/2015, đặt ra mục tiêu chung của giáo dục

nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

- Ngoài ra, để thực hiện các văn bản luật trên một cách có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam đồng thời còn ban hành các văn bản hướng dẫn Luật có thể kể đến như Nghị định số 03/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm; Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định 48/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề; Thông tư số 45/2015/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về quỹ Quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 65/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm;…

- Bên cạnh đó, nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách một cách có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1201/QĐ-TT ngày 31/8/2012 Phê duyệt Chương trình, mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015, với mục tiêu cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ phát triển đồng bộ 130 nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, hình thành 26 trường chất lượng cao (trong đó 5 trường đạt đẳng cấp quốc tế); góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% vào năm 2015;

+ Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm lên khoảng 30%;

+ Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 80 - 120 nghìn lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài (không bao gồm lao động thuộc 62 huyện nghèo theo quy định tại

Quyết định số 71/2009/QĐ-TT ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020); hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao cho khoảng 5 nghìn lao động đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; 60% lao động được đào tạo nghề, 100% lao động được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hỗ trợ tạo việc làm cho 0,7 - 0,8 triệu lao động thông qua các dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm;

+ Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm nước ngoài cho khoảng 20 nghìn lượt cán bộ làm công tác lao động, việc làm và dạy nghề từ Trung ương đến địa phương.

- Quyết định số 1501/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 4/10/2013 quyết định phê duyệt các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia việc làm – dạy nghề giai đoạn 2012-2015, bao gồm các dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Hỗ trợ cho người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động; Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Nhà nước xác định đầu tư Tổng kinh phí thực hiện các dự án là 22.953,5 tỷ đồng, trong đó có 17.110,5 tỷ đồng từ Ngân sách Trung ương (bao gồm 2.584,5 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 14.526 tỷ đồng vốn sự nghiệp); và 5.843 tỷ đồng còn lại từ Ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Quyết định số 1956/QĐ-TT ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thông

đến năm 2020”; Và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015 của Thủ tướng

Chính phủ Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TT ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thông đến năm 2020”, theo đó chủ trương đặt ra mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng

lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Chính phủ 2009).

Như vậy, có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh các công tác giải quyết các vấn đề về việc làm cho người dân, nhất là các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Đồng thời, tập trung hoàn thiện và triển khai toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó, cụ thể hóa phương hướng như ban đầu Đảng ta đã khẳng định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”.

4.2.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn, mang tính nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, từ Đại hội VI đến Đại hội XII, Đảng ta đã đưa ra chủ trương đúng đắn trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, sự kiện lớn nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. Tháng 10/2015, Việt Nam đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc tham gia vào TPP giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.

Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Với việc tích cực triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp trong lộ trình AEC…

Những hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam thực hiện chiến lược cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, thúc đẩy cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp.

Không những vậy, việc hội nhập quốc tế tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; Thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; Thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển. Từ đó, tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn…

Hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Dưới ảnh hưởng đó, tri

thức loài người, kết tinh cô đọng ở các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật, công nghệ... được phổ biến rộng rãi toàn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại. Cũng như nhiều nước khác, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta tạo ra cơ hội thuận lợi để chúng ta chia sẻ lợi ích do toàn cầu hoá đưa lại, đồng thời đóng góp thiết thực vào tiến trình phát triển hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động, cũng như xuất khẩu lao động đi các nước.

- Bên cạnh đó những năm gần đây ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế thế giới đến Việt Nam nói chung và huyện Yên Mô nói riêng cũng có những tác động không nhỏ đến nền sự phát triển kinh tế, làm cho nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Các doanh nghiệp đang có nhà máy gia công tại địa phương thì thu nhỏ sản xuất, giảm tải nhân công lao động điều này tác động đến việc làm của người lao động tại huyện Yên Mô, cũng như khiến cho công tác giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện gặp nhiều khó khăn trong thời kì kinh tế suy giảm. Nên kinh tế huyện có phát triển tốt hay không cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội việc làm của người lao động nông thôn tại huyện.

4.1.2.3. Sự phát triển nền kinh tế và xã hội của đất nước

Trong bối cảnh đất nước đang tiến vào thời kỳ đổi mới, vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là những nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay. Với việc tiến hành chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)