Những kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyệnYên Mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh

4.1.4. Những kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyệnYên Mô

Yên Mô

4.1.4.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua nền kinh tế huyện Yên Mô cũng có sự thay đổi lớn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển chung của Đất nước. Và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tác động đến chuyển dịch cơ cấu việc làm không những chỉ diễn ra về số lượng mà còn về chất lượng. Lực lượng lao động nông thôn đang làm việc ở khu vực nông nghiệp đang có sự chuyển dịch sang dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng đáng kể. Cơ cấu chuyển dịch này ngày càng phù hợp với sự phát triển cơ cấu kinh tế của huyện

Yên Mô theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, tạo ra nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động hơn nữa.

Bảng 4.18. Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm của người lao động nông thôn huyện Yên Mô 2014-2016

ĐVT: Người

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ

PT(%)

2014 2015 2016

Tổng số LĐ Người 114.540 115.900 116.636 100,91

LĐ thất nghiệp và thiếu việc làm Người 19.645 19.328 18.090 95,99 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm % 17,15 16,68 15,51 - LĐ được giải quyết việc làm Người 1.319 1.674 1.975 122,45

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô (2016)

Để có được những kết quả trên là do những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Yên Mô đã được các cấp, các ngành của huyện Yên Mô triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ như tạo việc làm tại địa phương bằng việc khuyến khích, hỗ trợ các điều kiện để người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, phát triển du lịch gắn với các lễ hội và nghỉ dưỡng; tăng cường hoạt động tìm kiếm, hỗ trợ thông tin việc làm, giới thiệu lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động. Những biện pháp trên đều hướng đến tạo thêm nhiều việc làm ổn định cho lao động địa phương. Công tác giải quyết việc làm những năm qua ở huyện có nhiều tiến bộ, kết quả chưa thật sự lớn nhưng cũng đã góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh trong huyện.

Các đơn vị chức năng của huyện đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp uy tín trong cả nước về địa phương tuyển dụng lao động đi làm việc. Nhờ việc quản lý, giới thiệu, tuyển dụng lao động một cách chặt chẽ, số lao động làm việc ở nước ngoài đã đem nguồn ngoại tệ lớn làm thay đổi bộ mặt làng quê. Từ năm 2010 đến nay, đã có trên 2.200 lao động tỉnh ta đi làm việc tại các nước Nhật, Hàn Quốc, Malaysia và các nước Đông Âu. Đó chính là khởi đầu tốt đẹp về sự liên kết, hợp tác làm ăn và đối ngoại của tỉnh ta, mở ra nhiều cơ hội về việc làm cho lao động trên địa bàn trong thời gian tới.

người lao động ở nông thôn từng bước chuyển biến phù hợp với cơ chế thị trường. Bản thân người dân lao động nông thôn đã chủ động hơn trong tìm kiếm việc làm không còn thụ động chờ đợi vào nhà nước, người quen. Bản thân người lao động đã nhận thức được cá nhân mình cần có sự chuẩn bị về kiến thức, cũng như cần có sự cố gắng nỗ lực tìm việc của chính mình.

4.1.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác giải quyết việc làm của huyện Yên Mô thì vẫn còn có những hạn chế như:

-Việc làm ở khu vực thành thị ở nông thôn vẫn còn có sự chênh lệch lớn,

người lao động ở khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa nhiều nơi còn chưa được tiếp cận với thông tin về việc làm.

-Việc làm chưa có sự ổn định lâu dài, chưa thật sự thiết thực trong công tác

đào tạo nghề với tạo việc làm.

- Nguồn lao động xuất khẩu chưa cao, chủ yếu vẫn tập trung ở một số thị trường không đòi hỏi nhiều về trình độ, năng lực như: Đài Loan, Ả Rập, Malaysia…tình trạng lao động hết hạn hợp đồng ở lại cư trú bất hợp pháp còn tồn tại nhiều, Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa hiệu quả. Các chương trình hỗ trợ người lao động trở về nước tái hòa nhập thị trường lao động trong nước chưa được chú trọng. Chưa có các chính sách thiết thực khuyến khích hỗ trợ người lao động trở về nước sau khi đi XKLĐ.

- Các chương trình đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn còn lý thuyết và hạn chế về vốn, nhà đầu tư nên vẫn chưa thực tế và đáp ứng được nhu cầu của người lao động nông thôn.

- Chính sách tín dụng chưa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Nhiều người lao động cần vốn để sản xuất kinh doanh thì chưa được tiếp cận đến nguồn vốn..

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nông thôn còn thấp, còn thiếu kỹ năng nghề nghiệp, cũng như ít được biết đến các thông tin tìm kiếm việc làm.

Có nhiều nguyên nhân gây nên hạn chế trên, trong đó chủ yếu do: cơ sở dữ liệu quản lý dân cư chưa có; hệ thống thống kê báo cáo chưa khoa học; sự

dịch chuyển lao động, phân tích việc làm mới- cũ rất khó khăn; tính pháp lý trong yêu cầu thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chưa đủ sức bắt buộc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)