Số lượng mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 54)

STT Đối tượng ĐVT Số lượng

1 Hộ nông dân Hộ 120

2 Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội,dân số, cán bộ xã, huyện

Cán bộ 25

- Cán bộ huyện, xã Cán bộ 5

- Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội, dân số Cán bộ 20

Số liệu được điều tra trực tiếp ở các hộ nông dân bằng phương pháp phỏng vấn. Số liệu thu thập bao gồm các vấn đề về kinh tế gia đình, tình hình lao động việc làm, nhu cầu việc làm, trình độ học vấn, giới tính của người lao động. Phương hướng việc làm của người lao động trong thời gian tới. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của trong tìm việc của người dân.

Phỏng vấn sâu các cán bộ gồm: cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ huyện, các xã điều tra về tình hình giải quyết việc làm, cũng như phương hướng mong muốn giải quyết việc làm.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

quả điều tra, thông tin được phân tổ:

+ Đối với thông tin thứ cấp sau khi thu thập sẽ được tiến hành tổng hợp dữ liệu và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

+ Đối với thông tin sơ cấp sau khi thu thập về sẽ tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel, tính toán các chỉ tiêu, và sắp xếp thành các bảng theo mục được diễn giải. Làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Dựa trên những yếu tố phân tích thực trạng việc làm, lao động tại huyện, đưa ra một số giải pháp để tạo việc làm cho người dân của huyện trong thời gian tới. Phân tích các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc làm, lao động dựa trên phương pháp sau:

3.2.4.1. Phương pháp thống kinh tế mô tả

Phân tích thực trạng của tình trạng việc làm của lao động tại huyện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu thông qua số bình quân, số tương đối để mô tả sự biến động của việc làm. Từ đó đưa ra nhận xét một cách tổng thể đối với số liệu được thu thập, rút ra những kết luận cần thiết cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

3.2.4.2. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia và các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn ở địa phương về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động của huyện hiện nay. Phỏng vấn lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo phòng Lao động Thương binh xã hội huyện về tình hình cũng như các gợi ý, đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động.

3.2.4.3. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm so sánh các số liệu sau khi đã điều tra được giữa các năm, so sánh sự biến động để thấy được mức độ sự phát triển các chỉ tiêu trong từng thời gian ngắn.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

theo trình độ văn hóa, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, phân bổ dân số theo thành thị, nông thôn...phân theo độ tuổi lao động

- Chỉ tiêu kết quả giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn: + Chỉ tiêu tuổi, giới tính của người lao động.

+ Tỷ lệ không có việc làm = (Số người không có việc làm/ Lực lượng lao

động) x 100

+ Tỷ lệ lao động phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vị thế việc làm.

+ Chỉ tiêu tổng số lao động nông thôn được được tham gia các lớp đào tạo nghề hàng năm. Số lao động được tạo việc làm hàng năm.

+ Chỉ tiêu lựa chọn việc làm của người lao động.

+ Lực lượng trong độ tuổi lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp.

+Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm = Số lao động có việc làm / LLLĐ + Tỷ lệ lao động nông thôn xuất khẩu lao động.

+ Tỷ lệ lao động nông thôn tìm được việc làm qua các chương trình đào tạo từ địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH THÔN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Khái quát về dân số, lao động nông thôn huyện

4.1.1.1. Tình hình dân số phân theo giới tính và phân theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô

Bảng 4.1. Biến động dân số phân theo giới tính và theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô từ năm 2013 đến năm 2016

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PT(%) Tổng dân số Người 113.530 114.540 115.900 116.640 100,90 Phân theo khu vực

Thành thị Người 3.440 3.480 4.000 5.370 116,87 Nông thôn Người 110.100 111.070 111.900 111.260 100,35 Phân theo giới tính

Nam Người 56.320 56.900 58.260 58.750 101,42 Nữ Người 57.210 57.640 57.640 57.880 100,39 Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2016)

Nhận thấy được huyện có quy mô dân số thấp. Tỷ lệ dân số phân theo giới tính tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch quá nhiều giữa nam và nữ khá cân bằng giữa nam và nữ. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng dân số đều và ổn định. Dân số tăng nhanh nhất từ 2013-2016 là giai đoạn 2014-2015 tăng 1.18%. Từ năm 2015-2016 vẫn có sự gia tăng dân số nhưng có thể nói là duy trì tăng không nhiều chỉ tăng 0.64%. Điều này cho thấy chính sách kế hoạch hóa gia đình của huyện Yên Mô đang được thực hiện tốt, gia tăng dân số ổn định. Tuy nhiên tỷ lệ dân số sinh sống ở khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn. Năm 2012 số dân sinh sống ở khu vực thành thị là 3.412 (người), trong khi đó nông thôn là 109.200 (người). Từ năm 2012 đến

năm 2014 sự gia tăng chuyển dịch dân số từ nông thôn sang thành thị có nhưng chưa đủ để nổi bật. Đến năm 2016 thì dân số thành thị mới tăng lên được một phần nào 5.374 (người). Mức tăng cao nhất tuy nhiên một bộ phân đông đảo dân số vẫn sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.

4.1.1.2. Đặc điểm về dân số tại 3 điểm chọn mẫu

a. Dân số phân theo mức độ sống của 3 điểm chọn mẫu

Tuy dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn nhưng người dân ở đây chịu thương chịu khó, ngoài sản xuất nông nghiệ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thì mức sống của người dân ở huyện tương đối phát triển.

Để thể hiện rõ nét về mức sống của người dân của 3 điểm được chọn để điều tra có bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)