Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế

Đẩy mạnh phát triển kinh tế khai thác những tiềm năng vốn có của địa phương, phấn đấu phát triển kinh tế bền vững theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển khá. Huyện đã quy hoạch, đưa cụm công nghiệp Mai Sơn với quy mô 20 ha đi vào hoạt động, thu hút hàng chục doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh tại đây. Các xã, thị trấn đều đã quy hoạch các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, nề, mộc, chế biến nông sản, huyện đang cùng nhà đầu tư chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất giầy da xuất khẩu Adora, tạo việc làm cho trên 1.000 lao động, đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới như thảm cói, đan bèo, tết bện lúa non xuất khẩu, may mặc.... Đến nay toàn huyện đã có 11 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề cấp tỉnh, tạo việc làm cho trên 6.000 lao động địa phương (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân tăng 20,41% năm. Tại thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Phong, Mai Sơn... đã hình thành các khu vực kinh doanh, dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, vui chơi, giải trí. Các điểm dịch vụ được hình thành và phát triển rộng khắp từ các xã đồng bằng đến các xã miền núi, đảm bảo thuận tiện trong việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Năm 2008, Khu trung tâm liên hợp du lịch thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng đã được triển khai xây dựng, mỗi ngày đã thu hút hàng trăm lượt khách đến nghỉ dưỡng và chơi thể thao, tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư và sẽ là điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Nhận thức được xây dựng hệ thống lợi là điều quan trọng đối với sản

xuất nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã tập trung nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Đến nay toàn huyện đã nâng cấp, kiên cố hóa được 121 km kênh mương, đạt tỷ lệ 83%, hệ thống đê hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hệ thống đê sông Bút, sông Vạc đã được nâng cấp, cứng hóa mặt đê và taluy đê, đảm bảo giao thông kết hợp với thủy lợi chủ động tưới, tiêu nước cho hầu hết diện tích canh tác của huyện. Có kế hoạch chủ động xây dựng quỹ đất sản xuất cây vụ đông với quy mô diện tích phù hợp với từng loại cây để đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khả năng của từng xã như xã Yên Nhân cây vụ đông chủ yếu là cây đậu tương, cây lạc. Nhưng xã Yên Từ cây vụ còn có cả các vùng chuyên trồng rau sạch (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Sản xuất nông nghiệp được tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao giá trị, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm có trên 50% diện tích lúa được gieo cấy bằng các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản.

- Sản xuất vụ đông được quan tâm, ban hành nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân tiếp thu, mở rộng diện tích các cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như: sản xuất lạc đông, bí xanh, sản xuất ngô giống F1, ngô ngọt, dưa bao tử... phục vụ chế biến xuất khẩu với quy mô hàng trăm ha/vụ, do vậy giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích canh tác năm 2013 đã đạt 96,3 triệu đồng/ha (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Chăn nuôi được quan tâm chú trọng phát triển, chuyển từ hình thức chăn nuôi theo hình thức tận dụng sang sản xuất theo hướng công nghiệp, trang trại, gia trại. Số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng được nâng lên. Công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, khử trùng được người chăn nuôi quan tâm chú trọng, toàn huyện đã xây dựng được trên 3.000 hầm khí sinh học biogas, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Công tác chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa được cán bộ và nhân dân các xã có diện tích ruộng trũng tích cực triển khai, đến năm 2013 toàn huyện đã chuyển đổi được 327 ha ruộng trũng sang canh tác cá-lúa kết hợp chăn nuôi trên bờ, giá trị thu nhập cao hơn cấy lúa từ 2,5-3 lần, nhiều hộ đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Dự kiến đến năm 2017 toàn huyện sẽ chuyển đổi trên 500 ha ruộng trũng sang canh tác cá- lúa, kết hợp chăn nuôi.

- Các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay 100% khâu làm đất, 30% trong khâu thu hoạch lúa đã được cơ giới hóa. Các dịch vụ xay sát, chế biến lương thực... có những tiến bộ vượt bậc so với trước.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô về phát triển kinh tế, theo đó huyện sẽ tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát huy nội lực, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Những năm qua cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô đã có những chuyển biến tích cực theo xu hướng hiện đại hóa:

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô giai đoạn 2012-2016

ĐVT: % Các ngành Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông nghiệp 39,24 36,43 35,05 32,74 29,73 CN - XD 46,57 47,79 48,53 49,75 51,29 Dịch vụ 14,19 15,78 16,42 17,51 18,98

Nguồn: UBND huyện Yên Mô (2016)

Xu hướng chuyển cơ cấu kinh tế của huyện Yên Mô: Tăng tỷ trọng ngành CN- XD, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Năm 2012 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 39,24% đến năm 2014 giảm chỉ còn 35,05% giảm 6,5%. Từ năm 2014 đến 2016 giảm tiếp còn 29,73%.

Năm 2012 tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 46,57%, đến năm 2016 tăng lên 51,29%. Từ năm 2012 đến 2016 liên tục tăng và tăng 4,72%

Đối với dịch vụ cũng có sự chuyển biến tích cực, từ năm 2012 đến năm 2016 tỷ trọng ngành dịch vụ luôn có sự tăng trưởng đều và tăng 4,79%

Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành của huyện Yên Mô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giảm tỷ trọng cơ cấu ngành ở khu vực nông nghiệp tăng tỷ trong ở cơ cấu ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ là đi đúng với xu thế kinh tế của huyện cũng như của đất nước. Sự thay đổi này cho thấy trình độ phát triển kinh tế của huyện cũng đang tiến tới sản xuất các phương thức sản xuất hiện đại. Ý nghĩa của sự thay đổi này tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của huyện, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại địa phương.

3.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Là huyện luôn đi đầu trong phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực và được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào VHVN-TDTT phát triển rộng khắp, phần lớn các xã trong huyện đã có sân vận động, nhiều thôn xóm có sân tập thể thao được xây dựng đáp ứng nhu cầu luyện tập nâng cao sức khỏe

cho các tầng lớp nhân dân. Loại hình nghệ thuật hát Xẩm độc đáo của Yên Mô với sự đóng góp xuất sắc của Cố nghệ nhân Hà Thị Cầu xã Yên Phong đã được các cấp quan tâm bảo tồn và phát huy. Hệ thống đài truyền thanh, bưu chính, viễn thông hiện được đầu tư, xây dựng đáp ứng được nhu cầu về thông tin, liên lạc, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

- Hằng năm huyện luôn quan tâm quản lý và tổ chức các lễ hội truyền thống ở mỗi xã, được tổ chức trang trọng an toàn và tiết kiệm đúng theo quy định của pháp luật. Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ văn hóa như internet, karaoke được kiểm tra thường xuyên. Cơ quan, trường học làng văn hóa đã được công nhận được giữu vững. Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa qua bình xét đề nghị được công nhận 34.425=90%. (UBND huyện Yên Mô, 2016). Công tác đền ơn đáp nghĩa cho người có công với đất nước cũng luôn được huyện quan tâm.

- Giáo dục và đào tạo phát triển toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất

lượng. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Số học sinh giỏi tham gia các cuộc thi cấp tỉnh tăng lên, số học sinh được công nhận tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao, số học sinh thi vào lớp 10 trúng tuyển được nâng lên cả về số lượng và chất lượng hàng năm.

-Y tế có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh các trạm y tế được đặt ở mỗi xã, mỗi trường học cũng đều có các phòng ý tế thì những năm qua huyện đã đầu tư sửa chữa bệnh viện đa khoa huyện quy mô 100 giường được xây dựng mới, với các trang thiết bị hiện đại đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao, 100% số xã, thị trấn đã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế và đội ngũ thày thuốc ngày càng nâng lên. Và luôn làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tăng cường hoạt động y tế dự phòng, tích cực chủ động phòng chống các dịch bệnh để dịch bệnh không xảy ra (UBND huyện Yên Mô, 2016).

- Công tác truyên truyền vặn động nhân dân thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Triển khai có hiệu quả chiến dịch truyền thông long ghép với dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Trong những năm qua đã tổ chức các lớp cũng như đế tận các trường học trên địa bàn huyện để tổ chức tư vấn cung cấp cho trẻ vị thành niên và thanh thiên các kiến thức về sức khỏe của bản thân cũng như có kế hoạch bảo vệ chính mình. Trong năm 2016 tổ chức tư vấn cho hơn 3000 phụ nữ ở các xã trên địa bàn huyện về sức khỏe sinh sản, kế

hoạch hóa gia đình, khám phụ khoa cho nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 70% kế hoạch. Không có trường hợp nào bị tai biến xảy ra sau sinh (UBND huyện Yên Mô, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)