Khái quát về dân số, lao động nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh

4.1.1. Khái quát về dân số, lao động nông thôn huyện

4.1.1.1. Tình hình dân số phân theo giới tính và phân theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô

Bảng 4.1. Biến động dân số phân theo giới tính và theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô từ năm 2013 đến năm 2016

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PT(%) Tổng dân số Người 113.530 114.540 115.900 116.640 100,90 Phân theo khu vực

Thành thị Người 3.440 3.480 4.000 5.370 116,87 Nông thôn Người 110.100 111.070 111.900 111.260 100,35 Phân theo giới tính

Nam Người 56.320 56.900 58.260 58.750 101,42 Nữ Người 57.210 57.640 57.640 57.880 100,39 Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2016)

Nhận thấy được huyện có quy mô dân số thấp. Tỷ lệ dân số phân theo giới tính tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch quá nhiều giữa nam và nữ khá cân bằng giữa nam và nữ. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng dân số đều và ổn định. Dân số tăng nhanh nhất từ 2013-2016 là giai đoạn 2014-2015 tăng 1.18%. Từ năm 2015-2016 vẫn có sự gia tăng dân số nhưng có thể nói là duy trì tăng không nhiều chỉ tăng 0.64%. Điều này cho thấy chính sách kế hoạch hóa gia đình của huyện Yên Mô đang được thực hiện tốt, gia tăng dân số ổn định. Tuy nhiên tỷ lệ dân số sinh sống ở khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn. Năm 2012 số dân sinh sống ở khu vực thành thị là 3.412 (người), trong khi đó nông thôn là 109.200 (người). Từ năm 2012 đến

năm 2014 sự gia tăng chuyển dịch dân số từ nông thôn sang thành thị có nhưng chưa đủ để nổi bật. Đến năm 2016 thì dân số thành thị mới tăng lên được một phần nào 5.374 (người). Mức tăng cao nhất tuy nhiên một bộ phân đông đảo dân số vẫn sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.

4.1.1.2. Đặc điểm về dân số tại 3 điểm chọn mẫu

a. Dân số phân theo mức độ sống của 3 điểm chọn mẫu

Tuy dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn nhưng người dân ở đây chịu thương chịu khó, ngoài sản xuất nông nghiệ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thì mức sống của người dân ở huyện tương đối phát triển.

Để thể hiện rõ nét về mức sống của người dân của 3 điểm được chọn để điều tra có bảng:

Bảng 4.2. Dân số phân theo mức sống của các hộ điều tra năm 2016

Đơn vị tính: % Phân loại hộ/ địa điểm

điều tra Xã Yên Nhân Xã Yên Phong Xã Mai Sơn

Giàu 17,21 20,45 21,35

Khá giả 20,47 28,52 30,65

Trung bình 48 42,35 42,5

Nghèo 14,32 8,68 5,5

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)

Xã Mai Sơn đây là một xã có đường quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua.

Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 10 km. Xã này cũng có quốc lộ 12B (tỉnh lộ 480 cũ) nối từ Quốc lộ 1A tại Mai Sơn qua Thị trấn Yên Thịnh đến Quốc lộ 10 tại Lai Thành. Lại là nơi tập trung đông các cơ sở sản xuất, công ty nằm trong cụm công nghiệp Mai Sơn đông đúc dân cư nên nơi đây số hộ gia đình ở mức giàu chiếm đến 21,35% cao nhất so với 3 điểm điều tra. Hộ gia đình nghèo cũng chỉ chiếm một phần nhỏ 5,5%. Còn Yên Nhân là xã có tỷ lệ hộ có mức sống trung bình cao nhất 48%, người nghèo thì cao nhất chiếm 14,32%. Tuy cùng trong một huyện nhưng các xã khác nhau thì do sự phát triển không giống nhau nên mức sống của người dân là khác nhau.

b,Đặc điểm dân số, lao động của các hộ điều tra

Tiến hành điều tra về đặc điểm dân số và số lượng lao động trong một hộ

dân cư tại ba xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn, ta thu được kết quả như sau: Bảng 4.3. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra (2016)

ĐVT: Người Chỉ tiêu ĐVT Xã Yên Nhân Xã Yên Phong Xã Mai Sơn

Tổng số hộ điều tra Người 40 40 40

Tổng số nhân khẩu Người 189 182 169

Tổng số lao động Người 130 113 118

- Nam Người 74 73 72

- Nữ Người 56 41 46

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016 )

Theo đó, với chỉ tiêu số lao động điều tra tại từng xã là 40 chủ hộ thì tổng số lao động theo số lượng nhân khẩu tại từng xã có sự chênh lệch như sau: Tại xã Yên Nhân: có tổng số 130/189 tổng số nhân khẩu, tức chiếm tỷ lệ 68,8%, trong đó có khoảng 74 lao động nam và 56 lao động nữ. Tương đương với khoảng 4,73 nhân khẩu/hộ và 3,25 lao động/hộ. Từ đó, cho thấy, số lượng nhân khẩu và lao động trong một hộ gia đình tại xã Yên Nhân tương đối phù hợp, bình quân mỗi hộ có từ 3-5 người và có khoảng 4 lao động chính.

Tại xã Yên Phong: tổng số nhân khẩu trong 40 chủ hộ được điều tra trong đó có 113 lao động tức chiếm khoảng 62,1% lao động. Nữ là 41 người còn nam là 73 người. Trung bình mỗi hộ có khoảng 2,83 lao động/hộ.

Tại xã Mai Sơn: số lao động được xác định là 118 người trên tổng số 169 nhân khẩu, tương ứng với tỷ lệ 69,8%, với 46 lao động nam và 72 lao động nữ. Trung bình mỗi hộ có khoảng 2,95% lao động

Qua kết quả nêu trên, có thể thấy cả ba xã tỷ lệ lao động nam, nữ có sự chênh lệch lớn. Xã Yên Phong có sự chênh lệch nam nữ lao động cao nhất trong ba xã điều tra là 32 người. Mặt khác, xã Yên Nhân là xã có tỷ lệ lao động trong một hộ khá phù hợp, trong khi hai xã còn lại số lượng nhân khẩu nhiều nhưng lao động chính trong hộ lại chỉ dưới 3 người, kéo theo gánh nặng về tài chính sẽ đè nặng lên người đóng vai trò lao động của gia đình đó. Đặc biệt, tại các khu vực nông thôn, công việc chủ yếu là làm nông thì với tỷ lệ lao động như vậy thì

khối lượng công việc là tương đối nặng nhọc, vất vả và có thể gặp nhiều khó khăn. Do đó, chính quyền xã cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp nhằm cải thiện tình hình.

c.Trình độ văn hóa của các hộ được điều tra

Bảng 4.4. Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động tại các hộ điều tra (2016)

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Xã Yên Nhân Xã Yên Phong Xã Mai Sơn

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Tổng số 130 100 113 100 118 100 Trình độ chuyên môn Đại học, sau ĐH 19 14,62 15 13,27 12 10,17 Cao đẳng 27 20,77 26 23,01 23 19,49 Trung cấp 39 30,00 31 27,43 35 29,66

Chưa qua đào tạo 45 34,62 41 36,28 48 40,68 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016 )

Từ bảng số liệu có thể đánh giá khái quát như sau:

Về trình độ chuyên môn: một thực trạng chung có thể thấy rõ, là số lao

động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả ba xã điều tra, tiếp đó là lao động có trình độ trung cấp và thấp nhất chính là lao động qua đào tạo đại học, sau đại học. Giải thích về tình trạng này một phần xuất phát phần lớn từ hoàn cảnh gia đình, khả năng tài chính của các hộ không cho phép người lao động có thể học hết các chương trình đào tạo cao như đại học, sau đại học, số lượng lao động người lao động chưa qua đào tạo tương đối lớn khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp và càng không thể đáp ứng yêu cầu của những việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn. Thu nhập đối với các công việc yêu cầu trình độ đương nhiên sẽ ổn định và cao hơn những không việc không cần có trình độ chuyên môn, còn các công việc lao động tay chân nặng nhọc lại cần có thể lực, sức khỏe tốt và các yếu tố khách quan khác nên người lao động càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nuôi sống gia đình.

4.1.1.3. Tình hình lực lượng lao động phân theo độ tuổi của huyện Yên Mô

Từ kết quả thu thập số liệu, cập nhật thông tin dân số ta có bảng với những nội dung sau:

Bảng 4.5. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi của huyện Yên Mô năm 2016

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT 15-24 tuổi 25-34 tuổi 35-44 tuổi 45-54 tuổi 55- 59 tuổi Chung Người 12.895 29.256 20.02 19.591 17.678 Nam Người 6.587 15.425 10.024 9.589 8.570 Nữ Người 6.308 13.831 9.996 10.002 9.108 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 Nam % 51,08 52,72 50,07 48,95 48,48 Nữ % 48,92 47,28 49,93 51,05 51,52

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô (2016)

Lực lượng lao động từ độ 15 tuổi đến 24 tuổi là 12.895 người, trong đó số lượng lao động nam chiếm 51,08% nữ chiếm 48,92%.

Lực lượng lao động tương đối trẻ, trong độ tuổi từ 15-34 tuổi có 42.151 người chiếm 38,44%. Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 35 đến 54 có 39,611 người chiếm 36,12%.

Như vậy, nhóm lao động có độ tuổi từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các độ tuổi khác, đây là độ tuổi lao động tốt nhất bởi ở độ tuổi này sẽ đạt đủ các yêu cầu về sức khỏe về cả thể lực và tinh thần để làm việc hiệu quả. Đây cũng là độ tuổi có nhu cầu về công việc cao nhất bởi để đáp ứng được các nhu cầu cá nhân, đòi hỏi phải có một nguồn thu nhập ổn định. Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện Yên Mô đang ở trong độ tuổi tốt nhất của lực lượng lao động. Ở độ tuổi mà người lao động đã có đầy đủ cả kinh nghiệm, sức khỏe để tham gia cống hiến tốt nhất. Điều này cho thấy tiềm năng về lao động trẻ và cần được đào tạo về học vấn cũng như kĩ năng nghề nghiệp.

Nhìn chung, độ tuổi càng cao, tỷ lệ người lao động làm việc càng giảm, hoàn toàn phù hợp với thực tế và yêu cầu chung của xã hội.

Mặt khác, khi nghiên cứu về tỷ lệ lao động nữ và nam ở các độ tuổi lao động khác nhau thì riêng với nữ giới, trong khi độ tuổi càng cao tỷ lệ nam giới

làm việc càng giảm thì ở nữ giới thì tỷ lệ này lại tăng, riêng số lượng nữ giới trên 60 tuổi làm việc còn nhiều gần gấp đôi so với nam giới, do đó vẫn có sự mất cân bằng tỷ lệ nam và nữ trong cơ cấu lao động theo độ tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)