Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ánh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện
4.2.2. Các yếu tố chủ quan
4.2.2.1. Phát triển và chuyển dịch kinh tế huyện Yên Mô
Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình với vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu phát triển với các địa phương trong tỉnh cũng như các tỉnh miền bắc, miền trung. Có hệ thống đường thủy, đường bộ, có tuyến đường sắt bắc nam đi qua tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội. Địa phương với truyền thống nông nghiệp lâu đời nay đang thay đổi có sự chuyển dịch tích cực sang sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hiện đại khai thác tối đa toàn bộ diện tích đất nông nghiệp vào sản xuất. Cũng như công nghiệp và các ngành dịch vụ, du lịch. Môi trường sinh thái đa dạng thu hút có nhiều dự án chương trình kinh tế - xã hội, chương trình phát triển kinh tế xã hội của chính phủ đây là cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư và phát triển tại địa phương là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn tại huyện nói riêng.
- Xuất phát điểm của huyện còn thấp nên kinh tế của huyện chưa phát triển, khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện chỉ có 1 số công ty nước ngoài đang có nhà máy, xưởng sản xuất. Việc làm chủ yếu hiện tại đang có ở huyện là gia công may mặc, hay sản xuất tiểu thu công nghiệp.
- Tuy niên những năm gần đây kinh tế luôn duy trì ở mứng tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sư chuyển dịch theo hướng từ là huyện chủ đạo là sản xuất nông nghiệp nay đã có sự chuyển dịch sang sản xuất công nghiệp, phát triển các làng nghề tiểu thụ công nghiệp, dịch vụ. Về nông nghiệp áp dụng nhiều các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng hệ thông thủy lợi tưới tiêu cũng như kênh mương để đảm bảo giao thông cũng như tưới tiêu tốt nhất phục vụ sản xuất.:
+Về giao thông, thủy lợi nội đồng: tranh thủ nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu triển khai dự án xây dựng nâng cấp các tuyến đường trục xã, liên xã tại các xã: Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Thành, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Lâm và Mai Sơn,...Đôn đốc các xã tiếp nhận nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh để triển khai làm đường giao thông nông thôn trong thôn, xóm. Năm 2014, các xã trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 1.798 tấn xi măng triển khai xây dựng 45,6 km đường giao thông nông thôn; nâng cấp 18,2 km đường trục chính nội đồng; nâng cấp, làm mới 36 cầu cống dân sinh, 1.387 cống nội đồng và kiên cố hóa 5,8 km kênh cứng phục vụ sản xuất (UBND huyện Yên Mô, 2014).
+ Về cơ sở vật chất trường học: Xây mới, nâng cấp, cải tạo 71 phòng học, 52 phòng chức năng và 32 công trình phụ trợ trường học ở cả 3 cấp học. Đến nay đã có thêm 01 trường học đạt chuẩn quốc gia (trường THCS Yên Thắng), 03 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (gồm trường tiểu học Yên Từ, Trường tiểu học Yên Hòa và Trường tiểu học Yên Đồng), (UBND huyện Yên Mô, 2014).
+ Về cơ sở vật chất văn hóa: Nâng cấp, sửa chữa phòng làm việc và công trình phụ trợ trụ sở UBND các xã: Yên Phong, Yên Lâm, Yên Hòa, Khánh Thượng. Xây mới nhà văn hóa xã Yên Thắng, nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa xã Yên Hòa, nâng cấp trung tâm thể thao xã Yên Đồng; xây mới, nâng cấp 25 nhà văn hóa.
+ Về chợ nông thôn: Tổ chức xây mới, chỉnh trang, nâng cấp 5 chợ nông thôn phục vụ nhu cầu giao thương, buôn bán của nhân dân trên địa bàn các xã (gồm: chợ Tu, chợ Quảng - xã Yên Thắng, chợ Nuốn - xã Yên Từ, chợ Liên Phương - xã Yên Nhân và chợ Lồng xã Yên Phong).
+Về trạm y tế xã: Nâng cấp 01 trạm y tế xã Yên Thắng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
+Nghĩa trang: Xã Yên Phong và xã Yên Nhân đã khởi công tu bổ, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ của xã. Xã Yên Thắng xây dựng nghĩa trang liên thôn thôn Tu và xóm 1 theo thiết kế mẫu quy định của UBND tỉnh.
+Về nhà ở dân cư: Năm 2014 xây mới, nâng cấp cải tạo 819 nhà ở dân cư, trong đó có 74 nhà thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn Bộ Xây dựng của các xã đạt 77,3%. (Theo báo cáo kết quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Mô 2015).
- Yếu tố ảnh hưởng thuộc về thu hút đầu tư: thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đến với địa phương. Có chính sách thuế thông thoáng, thuận lợi phù hợp với doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Ưu tiên hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ, mới được thành lập ở trên địa bàn huyện. Địa phương cũng có những chính sách ưu đãi về đất như trong trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, các nhà đầu tư có thể ứng trước để trả tiền sau đó địa phương sẽ có hình thức hỗ trợ lại bằng hình thức khác. Mặt khác, giá thuê đất có thể cho các nhà đầu tư thuê với mức thấp nhất theo khung quy định… Để thu hút được các nhà đầu tư thì không ngừng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một đầu mối”. Việc cải tiến phải theo hướng tiếp tục đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp nhũng nhiễu, cửa quyền, tiêu cực của cán bộ công chức.
4.2.2.2. Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn huyện Yên Mô
Những năm qua, diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp để thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển khu công nghiệp... Điều này làm cho một số lao động nông thôn không còn tư liệu
sản xuất đòi hỏi có những việc làm thay thế cho nông nghiệp. Cơ cấu lao động nông thôn đã bị tác động nhất định. Lường trước những yếu tố tác động đến đời sống của người dân, chính quyền huyện đã có nhiều các chính sách cụ thể để giúp đỡ người dân bị thu hồi đất như bồi thường hợp lý, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho người dân lao động thôn mà ở đây chủ yếu là lao động thuần nông có cơ hội tiếp xúc với các ngành nghề khác. Huyện đã có những chương trình đào tạo nghề như nghề may, học việc trực tiếp tại các công ty may xuất khẩu, một số công ty gia công nước ngoài trên địa bàn huyện như công ty may HK mỗi năm giải quyết việc làm từ 500-600 lao động, công ty may Thịnh Phát mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 100 lao động, công ty gia công giày xuất khẩu Athena dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2017 sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó đây chỉ là các công ty lớn ngoài ra còn có nhiều các công ty tư nhân nhỏ lẻ, các xưởng sản xuất kinh doanh cá thể. Điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm người lao động nông thôn có cơ hội chuyển đổi việc làm. Chuyển đổi ngành nghề tư nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Bên cạnh những ngành nghề sản xuất huyện còn chú trọng vào phát triển du lịch và dịch vụ. Quảng bá du lịch huyện, nâng cao hình du lịch danh lam thắng cảnh của huyện Yên Mô đến với đông đảo người dân cả nước và nâng cao hình ảnh của huyện. Thu hút đầu tư, xây dựng và cải thiện các danh lam thắng cảnh. Góp phân nâng cao đời sống của dân huyện cũng như góp phần tạo thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động nông thôn. Yên Mô có 12 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó có Đình Làng Nộn Khê, đê Hồng Đức Yên Mạc, còn rất nhiều các chùa nằm ở các xã trên địa bàn huyện. Về lễ hội hàng năm có một số lễ hội, như Lễ hội Báo Bản ở làng Nộn Khê (Yên Từ, vào 12, 13, 14 tháng Giêng ÂL); Hội làng ở Yên Mô Thượng - Yên Mạc; chùa Nam (Tự Long Uẩn) Yên Mô Thượng - Yên Mạcchùa Cống (Quảng Phúc, Yên Phong); đền Triệu (Quảng Từ, Yên Từ) . Ngoài ra còn có các tòa thành cổ: Thành Thiên Phúc do Lê Hoàn xây dựng ở xã Yên Thắng; thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly xây dựng ở xã Yên Thắng, thành nhà Mạc ở xã Mai Sơn và thành Lưu Thủ, xã Yên Đồng có từ thời Hùng Vương.
Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, Yên Mô có thuận lợi để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo các mục tiêu kinh tế. Với sự quan tâm
và đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, nhiều lao động nông thôn trong huyện đã có thêm nghề trong tay, góp phần giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
4.2.2.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cán bộ tham gia công tác đào tạo nghề
- Chính quyền địa phương còn thiếu sự năng động, thiếu sự phối hợp chặt
chẽ trong việc thực hiện các chính sách tạo việc làm. Chưa coi việc tạo việc làm cho người lao động của địa phương là việc của cả bộ máy cần phải chung tay.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ trực tiếp tham gia các công tác dân số, công tác giải quyết việc làm. Vẫn còn chưa được nâng cao. Mặt khác phụ cấp của các cán bộ dân số ở các cấp cơ sở vẫn còn thấp, chưa tạo được cho họ yên tâm trong công tác, làm giảm tâm huyết yêu nghề của các cán bộ dân số. Một số các bộ phận chuyên môn chưa làm tốt vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền cơ sở trong việc có các chính sách việc làm kịp thời.
Số lượng cán bộ quản lý có trình độ được đào tạo có chuyên môn cao vẫn còn ít.
Bảng 4.19. Trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý
ĐVT: Người Chỉ tiêu Số lượng CC (%) Tổng số 25 100 Trung cấp 18 68,58 Cao đẳng 3 13,24 Đại học 2 11,48 Sau đại học 1 3,35 Khác 1 3,35
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) 4.2.2.4. Các yếu tố thuộc về dân số và bản thân người lao động
Việc lựa chọn được một việc làm để thỏa mãn cũng như tạo ra thu nhập đúng như mong muốn của bản thân người lao động thì việc lựa chọn nghề nghiệp ngay từ ban đầu rất quan trọng:
Bảng 4.20. Một số tiêu chí lựa chọn việc làm của người lao động nông thôn ở 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn 2016
Chỉ tiêu Số lượng CC (%)
Tổng số 120 100
Theo thông tin định hướng 14 11,67
Theo sở thích 15 12,50
Theo tâm lý đám đông 48 40,00
Áp lực gia đình, việc làm 32 26,67
Khác 11 9,17
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)
Đa số ngươi lao động nông thôn xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn chủ yếu lựa chọn việc làm theo tâm lý đám đông. Điều này được minh chứng bằng việc 48/120(tương đương 40%) số người lao động nông thôn được hỏi sẽ chọn việc làm theo tâm lý đám đông.
Việc lựa chọn việc làm bị ảnh hưởng bởi áp lực gia đình cũng tương đối lớn có 32/120 ( tương đương 26,67%) số người lao động nông thôn được hỏi sẽ chọn việc làm mà họ theo áp lực gia đình.
Và công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Yên Mô cũng còn gặp khá nhiều khó khăn. Khảo sát nhu cầu học nghề ở 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn có biểu đồ:
Biểu đồ 4.3. Nguyện vọng tham gia đào tạo nghề, học nghề của người lao động nông thôn tại 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn (2016)
+ Bên cạnh 46% số hộ gia đình ở 3 xã được khảo sát có mong muốn được tham gia các lớp đào tạo nghề, học nghề. Điều này cho thấy sự cố gắng nỗ lực trong công tác tuyên truyền cũng như thu hút người lao động tham gia học, để tăng cơ hội việc làm.
+ Cũng có không ít người lao động đang có việc làm không muốn tham gia các lớp đào tạo nâng cao tay nghề do địa phương tổ chức. Chiếm 32% cơ cấu, nhiều người là lao động chính trong gia đình dù chưa có nghề, muốn học nhưng lại ngại không tham gia các lớp đào tạo vì hằng ngày vẫn phải lao động mưu sinh.
+ Số khác còn lại chiếm 22% cơ cấu do cũng có nhiều trường hợp người lao động do muốn sớm có việc làm, thu nhập nên chỉ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, ngại theo học các lớp dài hạn. Khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trình độ tương đối cao thì người lao động không đáp ứng được.
Dân số của huyện cũng như lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Cùng với đó là tăng về chất lượng lao động trong giai đoạn này. Chất lượng nguồn lao động là một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới vấn đề sử dụng lao động và việc làm cho lao động. Chất lượng lao động thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như sức khỏe thể lực, trí lực, tri thức, thái độ lao động và văn hóa lao động. Trình độ người lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế huyện, khả năng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề còn hạn chế, ý thức người lao động chưa cao.
Bảng 4.21. Chất lượng lao động của huyện giai đoạn từ năm 2014 đến 2016
ĐVT: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số lao động có việc làm Người 94.897 96.571 98.546 Lao động chưa qua đào tạo Người 44.664 40.5821 36.608
Lao động qua đào tạo Người 50.233 55.988 61.938
Cơ cấu lao động qua đào tạo với chưa qua đào tạo
Lao động chưa qua đào tạo % 47,07 42,02 37,15
Lao động qua đào tạo % 52,93 57,98 62,85
- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở huyện còn chiếm phần lớn, hàng năm hàng năm luôn nhiều các chương trình đào tạo việc làm, kỹ năng nhưng số lượng lao động chưa qua đào tạo đã có sự giảm đi rõ nhưng chưa nhiều và còn chậm. Số lao động chưa qua đào tạo năm 2014 là 47.07% đến năm 2015 còn 42.02% trên tổng số lao động có việc làm giảm 5.04%. Từ năm 2014 đến 2016 giảm 9.92% điều này thể hiện chất lượng lao động đã có sự thay đổi rõ:Chất lượng lực lượng lao động của huyện Yên Mô đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn còn cần có sự cố gắng nỗ lực hơn nữa trong công tác đào tạo nghề nghiệp. Do dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên trình độ dân trí chưa cao, nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ và toàn diện, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm vẫn còn thấp. Những năm qua thì không chỉ được sự giúp đỡ của huyện cũng như các xã trên địa bàn huyện mà ngay chính bản thân người lao động đã có sự chủ động về sức khỏe, học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để tìm việc, cũng như giải quyết việc làm cho chính bản thân mình. Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, địa phương người lao động nay đã có sự chủ động tìm việc không chỉ ở tại địa phương mà còn chủ động tìm kiếm các thông tin việc làm ở các nước phát triển trên thế giới, chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao và càng ngày có càng nhiều lao