Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
4.2.2. Đánh giá công tác Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính
4.2.2.1. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đô địa chính
Kháo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính là một trong những công tác hết sức quan trọng, góp phần quản lý nhà nước về đất đai đầy đủ, chính xác, chặt chẽ.
Thông thường cán bộ đo đạc phải phối hợp với chính quyền địa phương trong việc kháo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính. Khi đo cần yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng). Đồng thời, cần xem giấy tờ của những người sử dụng đất lân cận xác định ranh giới thửa đất và đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ tại các điểm gấp khúc của đường ranh giới thửa đất. Khi đo phải tiến hành lập bản mô tả ranh giới sử dụng đất để phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết thửa đất.
Cán bộ đo vẽ ranh giới sử dụng đất của người sử dụng đất. Khi đo xong, đơn vị đo đạc in kết quả đo đạc địa chính thửa đất theo quy định và thực hiện công việc cho chủ sử dụng, ký và giao nhận diện tích. Khi các con số được xác định chi tiết thì bản đồ địa chính được nghiệm thu. Đơn vị thi công và cấp hủ đầu tư ký xác nhận hoàn tất. Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và không có biến động về sử dụng đất mà người sử dụng đất không đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất xác nhận vào kết quả đo đạc địa chính thửa đất và nộp lại cho đơn vị đo đạc để làm cơ sở lập hồ sơ địa chính.
Sau khi được kiểm tra nghiệm thu cấp đơn vị thi công, cấp Chủ đầu tư đơn vị đo đạc làm công văn xin chuyển công đoạn được phép tổ chức kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Đối với thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, không có biến động về ranh giới, chủ sử dụng, mục đích sử dụng thì đăng ký cấp đổi. Còn với thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc đã được cấp giấy chứng nhận nhưng có biến động về ranh giới, chủ sử dụng, mục đích sử dụng thì đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Muốn thực hiện tốt được công việc này thì đòi hỏi công tác đo đạc và đăng ký phải thực hiện thật chuẩn và chính xác cho từng thửa đất.
Tính đến thời điểm 25/11/2017, trên địa bàn toàn huyện Mộc Châu đã khảo sát, đo đạc bản đồ địa chính được 11/15 xã, thị trấn; tổng diện tích đã đo đạc là 17.232,52 ha (bảng 4.7).
Theo kết quả đo đạc thì tính đến tháng 11/2017 mới có 06 xã, thị trấn được đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 và 1/5000 đất ở, đất sản xuất
nông nghiệp và các loại đất khác, gồm: thị trấn Mộc Châu tổng diện tích đo đạc địa chính 745,5 ha; xã Chiềng Hắc diện tích đo đạc địa chính 3.500,3 ha; xã Đông Sang diện tích đo đạc địa chính 1.521,5 ha; xã Mường Sang diện tích đo đạc địa chính 1.508,1 ha; xã Chờ Lồng (nay thuộc thị trấn Nông Trường Mộc Châu), diện tích đo đạc địa chính 2.441,3 ha; xã Phiêng Luông (một phần thuộc thị trấn Nông Trường Mộc Châu), diện tích đo đạc địa chính 5145,0 ha.
Bảng 4.7. Kết quả công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
STT Tên đơn vị Tổng số (ha) Tỷ lệ đo đạc bản đồ Tỷ lệ 1/1000 1/2000 Tỷ lệ 1/5000 Tỷ lệ 1 Thị trấn Mộc Châu 745,5 352,9 392,6 2 Xã Chiềng Hắc 3.500,3 670,6 2.829,7 3 Xã Đông Sang 1.521,5 1.521,5 4 Xã Mường Sang 1.508,1 1.508,1 5 Thị trấn NT Mộc Châu (xã Chờ Lồng) 2.441,3 484,8 1.956,5 6 Xã Phiêng Luông 5.145,0 1.700,6 3.444,4 7 Xã Chiềng Sơn 508,4 212,0 296,4 8 Xã Lóng Sập 152,3 152,3 9 Xã Tà Lại 142,6 142,6 10 Xã Tân Lập 1.516,0 196,0 1.320,0 11 Xã Hua Păng 51,5 51,5 TỔNG CỘNG 17.232,5 6.698,1 591,3 9.943,1
Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2017) Có 05 xã được đo đạc địa chính theo các dự án nhỏ, theo vùng, không hết địa giới hành chính toàn xã chủ yếu đo phục vụ lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm:
+ Xã Tân Lập: Đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, diện tích 196 ha; bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000, diện tích 1.320 ha phục vụ lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất trong khu dân cư tái định cư và sở tại bị ảnh hưởng dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
+ Xã Chiềng Sơn: Đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 phục vụ lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất trong khu dân cư (không đo diện tích đất nông nghiệp) 11 bản, tiểu khu, diện tích 212 ha. Đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập
hồ sơ cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ tái định cư thuỷ điện Sơn La tại 4 bản, diện tích 296,4 ha.
+ Xã Lóng Sập: Đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ tái định cư thuỷ điện Sơn La tại 1 bản, diện tích 152,3 ha.
+ Xã Tà Lại: Đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ tái định cư thuỷ điện Sơn La tại 2 bản, diện tích 142,6 ha.
+ Xã Hua Păng: Đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 phục vụ lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất trong khu dân cư và phục vụ lập hồ sơ cấp CNQSD đất nông nghiệp, diện tích 51,5 ha.
Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2014 của toàn huyện đã được tiến hành trên cơ sở số liệu thống kê - kiểm kê đất đai, sau khi chỉnh lý biến động tình hình sử dụng đất.
4.2.2.2. Đánh giá công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đô địa chính
Bảng 4.8. Số liệu điều tra công tác đo đạc, lập bản đô địa chính
STT Nội dung đánh giá
Đánh giá của cán bộ huyện (%) Đánh giá của cán bộ địa chính xã (%) I Công cụ đo đạc chủ yếu phục vụ
công tác đo đạc
1 Máy toàn đạc điện tử và thước dây 75,0 77,8
2 Máy toàn đạc điện tử 25,0 0,0
3 Thước dây 0,0 22,2
II Những khó khăn trong công tác
đo đạc
1 Trình độ cán bộ đo đạc 12,5 0,0
2 Địa bàn rộng, chia cắt, nhiều núi,
đi lại còn nhiều khó khăn 75,0 0,0
3 Nguồn gốc, giáp ranh khó xác định
ranh giới khó đo đạc 0,0 22,2
4 Chưa có máy nên việc đo đạc
chưa chính xác 0,0 11,1
5 Không có khó khăn 12,5 66,7
Từ bảng số liệu điều tra ta thấy, công cụ chủ yếu phục vụ công tác đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn huyện là máy toàn đạc điện tử và thước dây chiếm 75%. Số cán bộ sử dụng máy toàn đạc điện tử là 25% tại các cơ quan chuyên môn của huyện là phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện. Đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn thì có 77,8% vẫn sử dụng 02 công cụ là máy toàn đạc điện tử và thước dây để thực hiện đo đạc và 22,2% vẫn sử dụng công cụ thủ công là thước dây để thực hiện công tác đo đạc. Về cơ bản đối với cấp huyện thì công tác đo đạc đã được thực hiện bằng máy, có tỷ lệ chính xác cao hơn, cấp xã vẫn còn một số xã thực hiện công tác đo đạc bằng thủ công nên độ chính xác chưa được đảm bảo
Về khó khăn trong công tác đo đạc bản đồ địa chính: Đối với cán bộ cấp huyện đánh giá thì chủ yếu khó khăn trong đo đạc là địa bàn huyện rộng, đồi núi chia cắt nhiều, đi lại khó khăn chiếm 75% số cán bộ, khó khăn khi trình độ một số cán bộ thực hiện công tác đo đạc còn yếu chiếm 12,5%. Đánh giá của cán bộ địa chính cấp xã có 22,2% khó khăn về nguồn gốc, giáp ranh khó xác định ranh giới dẫn đến khó đo đạc, 11,1% khó khăn do chưa có máy nên việc đo đạc chưa chính xác, còn lại 66,7% số cán bộ không gặp khó khăn trong công tác đo đạc.