Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 54 - 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn và 13 xã được chia thành 02 khu vực chính, khu vực dọc đường Quốc lộ 6 và khu vực dọc sông Đà. Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho 2 vùng đặc trưng trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn một số xã đại diện diện cho 2 vùng trên

- Thị trấn Nông Trường Mộc Châu: là thị trấn có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều công ty về nông lâm nghiệp như: Công ty cổ phần sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ …

- Xã Đông Sang, huyện Mộc Châu: Xã Đông Sang là xã có diện tích đất nông nghiệp nhiều, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cao, tập trung nhiều tổ chức, Hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp và cũng là địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp đang được dần chuyển mục đích sang các mục đích khác nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu: là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, giáp đường Quốc lộ 6.

- Xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu: là xã khu vực giáp sông Đà, đất dốc, khó canh tác nông nghiệp, công tác quản lý đất nông nghiệp chưa được quan tâm. - Xã Chiềng Sơn: là xã khu vực biên giới, có công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở mức tốt.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thông qua số liệu thống kê đất đai, kiểm kê đất đai được công bố và lưu trữ tại UBND huyện Mộc Châu.

- Thu thập số liệu công tác quản lý nhà nước về đất đai như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, các giao dịch về đất nông nghiệp, các văn bản về quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng … tại UBND các xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Mộc Châu.

- Thu thập những thông tin có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho nghiên cứu gồm có: Các báo cáo nội bộ tại huyện Mộc Châu; các nghiên cứu trước đây có liên quan; các luận văn, đề tài khoa học; các sách báo, tạp trí, các trang web….

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

a. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp

- Khảo sát thực địa, đối chiếu với kết quả điều tra, thu thập được, phát hiện và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của dữ liệu.

- Nội dung điều tra bao gồm:

+ Nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, Đất lâm nghiệp, Đất nuôi trồng thuỷ sản, Đất nông nghiệp khác,

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ở, Đất chuyên dung, Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất sản xuất, kinh doanh, đất có mục đích công cộng, đất có mặt nước chuyên dung, đất phi nông nghiệp khác, đất chưa sử dụng, sự dịch chuyển của đất nông nghiệp sang các loại đất khác như đất công nghiệp, đất dành cho đô thị và cụm dân cư nông thôn.

- Về điều tra hộ nông dân: tổng số phiếu điều tra là 110 phiếu, trong đó: + Thị trấn Nông Trường Mộc Châu 30 phiếu, xã Đông Sang 20 phiếu, Xã Chiềng Hắc 20 phiếu, xã Quy Hướng 20 phiếu, xã Chiềng Sơn 20 phiếu.

- Công chức địa chính xây dựng cấp xã: 9 phiếu.

- Khảo sát các mẫu đại diện cho khu dân cư, đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp theo mẫu điều tra.

b. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nông dân sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.

Tham khảo ý kiến tham gia của cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo UBND huyện.

3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các số liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung đề tài và được xử lý trong chương trình excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ của đất nông nghiệp và sự biến động của đất nông nghiệp qua các năm và các cơ chế, chính sách quản lý đất nông nghiệp của huyện.

- Thống kê so sánh: So sánh các chỉ tiêu để phân tích sự tăng giảm các loại đất trong đó đi sâu vào các loại đất nông nghiệp, xác định các nguyên nhân về công tác quản lý nhà nước tác động đến sự tăng giảm đó.

- Phương pháp chuyên gia: từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có tranh thủ lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý nhà nước ở các cấp như: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường …

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về đất

- Số lượng văn bản chính sách về đất đai, đất NN;

- Số lượng người dân đánh giá về chính sách (tốt, không tốt, phù hợp, không phù hợp);

- Vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai;

- Mục tiêu của huyện và mục tiêu chung của tỉnh có phù hợp không; - Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ;

b. Đánh giá quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Tỷ lệ người dân hài lòng với chính sách được ban hành;

- Tiêu chí hoàn thành mục tiêu về quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch; - Kết quả công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính;

- Thực hiện thủ tục hành chính về đất nông nghiệp;

c, Kết quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Diện tích đất nông nghiệp qua từng năm;

- Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn và mục đích sử dụng;

- Số lượng giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; - Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)