Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số tỉnh thành trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 35 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số tỉnh thành trong nước

* Thành phố Hà Nội

Công tác tham mưu, tổng hợp báo cáo, xây dựng cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp: Theo báo cáo Tình hình quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố từ năm 2012 đến 06/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công tác tham mưu, tổng hợp báo cáo, xây dựng cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý đất đai thời gian qua tại thành phố Hà Nội như sau:

- Từ năm 2002 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tập trung rà soát, chủ động tham mưu trình UBND Thành phố ban hành bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp, nhằm cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện công việc liên quan đến đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với các Luật, Nghị định mới ban hành.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành, UBND các quận, huyện, thị xã để soạn thảo, trình UBND Thành phố ban hành Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Soạn thảo, lấy ý kiến góp ý của các Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, trình UBND Thành phố quyết định ban hành:

+ Quyết định 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 quy định về hạn mức giao đất ở mới, hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn ao trong khu dân cư, kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá

nhân trên địa bàn Thành phố;

+ Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên toàn Thành phố Hà Nội;

+ Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố;

+ Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 ban hành Quyết định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn Thành phố;

+ Quyết định số 04/2017/QĐ-UB ngày 24/02/2017 quy định đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

+ Quyết định số 2030/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất khi xác định giá đất cho thuê, thu tiền sử dụng đất một số trường hợp được pháp luật quy định trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

+ Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 phê duyệt mức hỗ trợ tự lo tái định cư bằng tiền đối với trường hợp được bố trí nhà tái định cư.

* Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khi có Luật Đất nông nghiệp năm 1987 thành ủy, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản về công tác Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hóa chính sách và pháp luật đất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Trong đó đặc biệt là Thành phố đã ban hành Quyết định số 4755/QĐ-UB ngày 26/9/1988 về khung giá các loại đất theo quy định của Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ. Năm 2002, UBND thành phố đã ban hành chỉ thị số 08/CT-UB ngày 22/4/2002 nhằm chấn chỉnh và tăng cường QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn. Hàng nghìn vụ việc vi phạm tổ chức pháp luật của các cơ quan và cá nhân trên địa bàn thành phố đã góp phần ổn định công tác Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở địa phương. Sau khi Luật Đất nông nghiệp 2003 được ban hành, Cơ quan Thành phố cũng đã triển khai thực hiện tuy nhiên, cũng như tình hình chung trong cả nước thì việc quản lý vẫn còn nhiều phức tạp, bức xúc đang cần khắc phục.

* Tỉnh Thái Nguyên

Căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2013, tỉnh đã xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, trong đó có các Nghị quyết về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QH, KHSDĐ), cấp GCN, bồi thường giải phóng mặt bằng, giá đất; các quy định về cơ chế tài chính, về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thông qua QH, KHSDĐ, tài nguyên đất bước đầu đã được đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được môi trường sinh thái; phát huy được nguồn lực đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất chuyên trồng lúa nước, đất có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo đảm an ninh lương thực; đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục, phát triển và bảo vệ rừng, nâng độ che phủ rừng của tỉnh;

Trong những năm qua tổ chức bộ máy của ngành được quan tâm kiện toàn; các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập theo quy định. Công tác đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm, chú trọng, Sở đã xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, xác định lộ trình đào tạo đáp ứng yêu cầu sử dụng cán bộ của ngành trong thời gian tới. Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến rõ rệt; những vướng mắc từ thực tiễn trong quá trình thực thi pháp luật từng bước được tháo gỡ; những bức xúc của nhân dân liên quan đến vấn đề tài nguyên và môi trường đã được tập trung giải quyết kịp thời. Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của ngành có nhiều chuyển biến tích cực; nguồn lực tài nguyên được khai thác tiết kiệm, hiệu quả phục vụ đắc lực cho phát triển KT-XH đóng góp quan trọng vào thu ngân sách nhà nước, trong đó thu từ đất đạt trên 1000 tỷ đồng, thu từ khai thác, chế biến khoáng sản đạt trên 1.000 tỷ đồng; các chỉ tiêu chính của ngành đạt và vượt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu đạt cao, cụ thể:

Lĩnh vực Quản lý đất đai, đo đạc bản đồ được quan tâm đã đồng bộ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện; trình UBND tỉnh phê duyệt kế

hoạch sử dụng đất năm 2016, triển khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp huyện theo đúng quy định. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, doanh nghiệp và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh được đẩy nhanh, đều vượt mức kế hoạch Nhà nước giao; công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được xét duyệt; công tác định giá, đấu giá đất được tham mưu thực hiện hiệu quả...

Lĩnh vực khoáng sản: Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh ngày càng được quản lý chặt chẽ. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được đẩy mạnh, thường xuyên kiểm tra, thị sát nắm tình hình kịp thời phát hiện và giải tỏa đối với các khu vực có nguy cơ khai thác khoáng sản trái phép tại các huyện Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai...

Hoạt động thanh tra, kiểm tra được triển khai hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm; đã tập trung giải quyết những vụ việc khiếu kiện về đất đai trọng điểm, phức tạp, kéo dài. Trong năm đã tổ chức 40 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý của ngành. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính năm 2016 là 2,233 tỷ đồng.

Trong năm 2016, những kết quả mà ngành tài nguyên và môi trường đạt được đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển bền vững (Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)