3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn và 13 xã được chia thành 02 khu vực chính, khu vực dọc đường Quốc lộ 6 và khu vực dọc sông Đà. Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho 2 vùng đặc trưng trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn một số xã đại diện diện cho 2 vùng trên
- Thị trấn Nông Trường Mộc Châu: là thị trấn có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều công ty về nông lâm nghiệp như: Công ty cổ phần sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ …
- Xã Đông Sang, huyện Mộc Châu: Xã Đông Sang là xã có diện tích đất nông nghiệp nhiều, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cao, tập trung nhiều tổ chức, Hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp và cũng là địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp đang được dần chuyển mục đích sang các mục đích khác nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
- Xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu: là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, giáp đường Quốc lộ 6.
- Xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu: là xã khu vực giáp sông Đà, đất dốc, khó canh tác nông nghiệp, công tác quản lý đất nông nghiệp chưa được quan tâm. - Xã Chiềng Sơn: là xã khu vực biên giới, có công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở mức tốt.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thông qua số liệu thống kê đất đai, kiểm kê đất đai được công bố và lưu trữ tại UBND huyện Mộc Châu.
- Thu thập số liệu công tác quản lý nhà nước về đất đai như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, các giao dịch về đất nông nghiệp, các văn bản về quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng … tại UBND các xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Mộc Châu.
- Thu thập những thông tin có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho nghiên cứu gồm có: Các báo cáo nội bộ tại huyện Mộc Châu; các nghiên cứu trước đây có liên quan; các luận văn, đề tài khoa học; các sách báo, tạp trí, các trang web….
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
a. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp
- Khảo sát thực địa, đối chiếu với kết quả điều tra, thu thập được, phát hiện và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của dữ liệu.
- Nội dung điều tra bao gồm:
+ Nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, Đất lâm nghiệp, Đất nuôi trồng thuỷ sản, Đất nông nghiệp khác,
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ở, Đất chuyên dung, Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất sản xuất, kinh doanh, đất có mục đích công cộng, đất có mặt nước chuyên dung, đất phi nông nghiệp khác, đất chưa sử dụng, sự dịch chuyển của đất nông nghiệp sang các loại đất khác như đất công nghiệp, đất dành cho đô thị và cụm dân cư nông thôn.
- Về điều tra hộ nông dân: tổng số phiếu điều tra là 110 phiếu, trong đó: + Thị trấn Nông Trường Mộc Châu 30 phiếu, xã Đông Sang 20 phiếu, Xã Chiềng Hắc 20 phiếu, xã Quy Hướng 20 phiếu, xã Chiềng Sơn 20 phiếu.
- Công chức địa chính xây dựng cấp xã: 9 phiếu.
- Khảo sát các mẫu đại diện cho khu dân cư, đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp theo mẫu điều tra.
b. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nông dân sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.
Tham khảo ý kiến tham gia của cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo UBND huyện.
3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Các số liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung đề tài và được xử lý trong chương trình excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ của đất nông nghiệp và sự biến động của đất nông nghiệp qua các năm và các cơ chế, chính sách quản lý đất nông nghiệp của huyện.
- Thống kê so sánh: So sánh các chỉ tiêu để phân tích sự tăng giảm các loại đất trong đó đi sâu vào các loại đất nông nghiệp, xác định các nguyên nhân về công tác quản lý nhà nước tác động đến sự tăng giảm đó.
- Phương pháp chuyên gia: từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có tranh thủ lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý nhà nước ở các cấp như: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường …
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về đất
- Số lượng văn bản chính sách về đất đai, đất NN;
- Số lượng người dân đánh giá về chính sách (tốt, không tốt, phù hợp, không phù hợp);
- Vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai;
- Mục tiêu của huyện và mục tiêu chung của tỉnh có phù hợp không; - Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ;
b. Đánh giá quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
- Tỷ lệ người dân hài lòng với chính sách được ban hành;
- Tiêu chí hoàn thành mục tiêu về quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch; - Kết quả công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính;
- Thực hiện thủ tục hành chính về đất nông nghiệp;
c, Kết quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
- Diện tích đất nông nghiệp qua từng năm;
- Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn và mục đích sử dụng;
- Số lượng giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; - Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN MỘC CHÂU NGHIỆP TẠI HUYỆN MỘC CHÂU
4.1.1. Tình hình giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu
Quá trình thực hiện giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo Chỉ thị 10/1998/CT-TTg ngày 12/02/1998, Chỉ thị số 1474/CT- TTg ngày 24/8/2011 của Chính phủ. Theo đó, tính đến tháng 01/01/2017 hầu hết diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giao cho các tổ chức, hộ nông dân sử dụng. Với tổng số hộ được giao là 26.083 tổ chức, hộ với 14.507,4 ha đất nông nghiệp đã được giao. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao là 10.559,8 ha, diện tích đất lâm nghiệp được giao 3.947,6 ha. Trong số các xã thị trấn, hiện có thị trấn Nông Trường, thị trấn Mộc Châu, xã Mường Sang có số hộ giao đất cao nhất, tuy nhiên các xã có diện tích đất nông nghiệp được giao lớn là xã Mường Sang, xã Tân Lập, xã Quy Hướng và xã Chiềng Hắc.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trung bình mỗi hộ được giao đất khoảng 5562,0 m2/hộ. Giữa các xã cũng có sự khác biệt về diện tích đất bình quân/hộ. Mặc dù ở một số xã, số hộ sử dụng tương đối thấp, nhưng diện tích đất được giao lại lớn trong khi đó một số xã lại có diện tích đất giao hạn chế nhưng số hộ sản xuất nông nghiệp lại lớn. Khu vực thị trấn Mộc Châu có số lượng hộ được giao đất lớn. Tuy nhiên, các hộ chủ yếu được giao diện tích nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư, không có những diện tích lớn để có thể sản xuất tập trung.
Một số xã trên địa bàn có diện tích đất nông nghiệp được giao lớn như xã Quy Hướng 1664,1 ha/740 hộ, trung bình đạt 2,24ha/hộ; xã Lóng Sập 1.246,7 ha/829 hộ, trung bình đạt 1,5ha/hộ và xã Chiềng Hắc 1885,4 ha/1625 hộ, trung bình đạt 1,16 ha/hộ. Các xã này có diện tích đất được giao trung bình trên 1 hộ rất lớn. Tuy nhiên, diện tích đất bằng để phát triển nông nghiệp tập trung hiệu quả lại không bằng một số xã khu vực ven thị trấn, có diện tích đất nông nghiệp bằng phẳng, mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài phần diện tích được giao cho các hộ, huyện Mộc Châu hiện cũng còn diện tích đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích xã, hiện đang giao cho các xã, thị trấn thực hiện quản lý theo quy định của Luật Đất đai, diện tích đất nông nghiệp được giao tập trung rải rác ở các xã, chủ yếu là xã Đông Sang, xã Mường Sang, xã Chiềng Hắc.
Bảng 4.1. Kết quả giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện STT Đơn vị hành chính Số hộ/tổ chức giao đất Tổng diện tích giao đất (ha) Đất sản xuất nông nghiệp (ha) Đất lâm nghiệp (ha) Tổng 26.083 14.507,4 10.559,8 3.947,6 1 Thị trấn NT Mộc Châu 7.835 746,0 746,0 0,0 2 Thị trấn Mộc Châu 2.812 587,2 58,1 529,1 3 Xã Mường Sang 2.640 1.279,9 516,3 763,7 4 Xã Đông Sang 989 295,2 203,1 92,1 5 Xã Tân Lập 1.793 1.185,7 1.033,8 151,9 6 Xã Tân Hợp 1.000 849,7 640,0 209,7 7 Xã Phiêng Luông 887 671,9 263,6 408,3 8 Xã Chiềng Sơn 1.785 966,8 907,2 59,6 9 Xã Tà Lại 550 917,7 657,5 260,2 10 Xã Chiềng Khừa 519 275,8 275,8 0,0 11 Xã Hua Păng 1.177 981,6 826,4 155,2 12 Xã Nà Mường 902 953,9 716,1 237,8 13 Xã Quy Hướng 740 1.664,1 699,5 964,6 14 Xã Lóng Sập 829 1.246,7 1.143,5 103,2 15 Xã Chiềng Hắc 1.625 1.885,4 1.872,9 12,4
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2016)
4.1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mộc Châu
Theo kết quả thống kế đất đai, tính đến thời điểm 31/12/2016, huyện Mộc Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 107.170 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 84.234,43 ha, chiếm 78,60% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, cụ thể như sau.
Từ số liệu trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp năm 2016 tăng 213.44 ha so với năm 2014 và tăng 10250.40 ha, loại đất có diện tích tăng nhiều nhất là đất trồng cây hàng năm và diện tích đất rừng sản xuất. Cụ thể biến động các loại đất:
Bảng 4.3. Tình hình biến động đất năm 2016 so với năm 2014 và năm 2012 Thứ tự CHỈ TIÊU Mã Diện tích năm 2012 (ha) (+/-) năm 2016 Diện tích năm 2014 (ha) (+/-) năm 2016 Diện tích năm 2016 (ha) Cơ cấu (%) 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 73.984,03 10.250,40 84.020,99 213,44 84.234,43 78,60 1.1 Đất trồng lúa LUA 2.177,14 -147,87 2.092,56 -63,29 2.029,27 1,89
Đất chuyên trồng lúa nước LUC 336,51 123,86 349,84 110,53 460,37 0,43
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 17.815,83 8.616,99 24.966,43 1.466,39 26.432,82 24,66
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 5.319,09 113,65 5.413,66 19,08 5.432,74 5,07
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 26.973,85 -2.800,12 25.979,52 -1.805,8 24.173,73 22,56
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 2.679,70 -471,68 2.679,70 -471,68 2.208,02 2,06
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 17.779,67 6.000,25 21.643,83 2.136,09 23.779,92 22,19
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 96,32 20,91 99,86 17,37 117,23 0,11
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 21,12 39,58 21,12 39,58 60,70 0,06
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2017)
- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa năm 2016 giảm 63,29 ha so với năm 2014 và giảm 147,87 ha so với năm 2012. Nguyên nhân giảm chủ yếu thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 1.466,39 ha so với năm 2014 và tăng 8.616,99 ha so với năm 2012. Diện tích tăng chủ yếu do thực hiện khai hoang, phục hóa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng vào mục đích đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 18,08 ha so với năm 2014 và tăng 113,65 ha so với năm 2012. Diện tích tăng ít một phần do chuyển đổi từ đất trồng cây hằng năm khác sang trồng cây lâu năm và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ giảm 1.805,8 ha so với năm 2014 và giảm 2.800,12 ha so với năm 2012 là do thực hiện rà soát và điều chỉnh diện tích quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn huyện.
- Đất rừng đặc dụng: Diện tích đất rừng đặc dụng giảm 471,68 ha so với năm 2014 và giảm 471,68 ha so với năm 2012 là do thực hiện điều chỉnh diện tích khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha dẫn đến diện tich đất rừng đặc dụng trong khu bảo tồn được điều chỉnh giảm.
- Đất rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất tăng 2.136,09 ha so với năm 2014 và tăng 6.000,25 ha so với năm 2012, diện tích tăng theo các năm chủ yếu do đưa diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn sử dụng vào mục đích đất rừng sản xuất và thực hiện chuyển đổi, trồng rừng từ diện tích đất canh tác nông nghiệp kèm hiệu quả sang trồng rừng.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 17,37 ha so với năm 2014 và tăng 20,91 ha so với năm 2012. Diện tích tăng chủ yếu được lấy từ đất trồng cây hàng năm khác, một phần nhỏ diện tích được chuyển đổi từ đất lúa canh tác kèm hiệu quả.
- Diện tích đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp khác tăng 39,58 ha so với năm 2014 và tăng 39,58 ha so với năm 2012. Diện tích đất nông nhiệp khác tăng do thực hiện chuyển đổi một số mô hình trang trại chăn nuôi trên địa bàn, nhiều trang trại chăn nuôi có diện tích rộng và phát triển chăn nuôi kết hợp với canh tác nông nhiệp đạt hiệu quả.
4.1.3. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu
Bảng 4.4. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu năm 2017
TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 (+/-) 1 Giá trị sản xuất Giá so sánh 2010 Tỷ đồng 2.018,0 2.300,0 282,0
Theo giá hiện hành Tỷ
đồng 2.747,0 3.047,0 300,0
2 Giá trị sản phẩm thu hoạch
- Trên 1ha đất canh tác Trđ/ha 42,8 47,4 4,7
3 Diện tích một số cây trồng chủ yếu 31.660,0 30.493,0 -1.167,0
a Lúa cả năm Ha 2.647,0 2.557,0 -90,0
Năng suất lúa chiêm Tạ/ha 61,9 64,8 2,9
Năng suất lúa mùa Tạ/ha 49,5 49,5 0,0
b Ngô Ha 22.296,0 19.561,0 -2.735,0
Năng suất Tạ/ha 41,8 43,0 1,2
c Chè Ha 1.875,0 1.893,0 18,0
Năng suất Tạ/ha 132,5 136,0 3,5
d Dâu tằm Ha 108,0 111,0 3,0
Năng suất Tạ/ha 80,0 85,0 5,0
e Sắn Ha 546,0 446,0 -100,0
Năng suất Tạ/ha 161,0 161,5 0,5
f Đậu tương Ha 6,0 7,0 1,0
Năng suất Tạ/ha 13,3 12,9 -0,4
g Cây ăn quả Ha 4.182,0 5.918,0 1.736,0
4 Diện tích chuyển đổi, trồng cây ăn
quả trên đất dốc Ha 502,0 1.507,0 1.005,0 5 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 104.860,0 95.854,9 -9.005,1 6 Lâm nghiệp - Diện tích rừng hiện có Ha 46.580,0 49.325,0 2.745,0 - Diện tích rừng trồng mới tập trung Ha 609,0 301,6 -307,4 7 Chăn nuôi
- Tổng đàn trâu (trung bình) Con 13.498,0 12.586,0 -912,0