Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký biến động đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 107 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

4.4.4. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký biến động đất

nông nghiệp, quản lý các giao dịch về quyền sử dụng đất

Hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở các xã, phường thị trấn còn nhiều bất cập. Số lượng cán bộ địa chính ở các xã, thị trấn thường chỉ có một người phải kiêm nhiệm nhiều công việc không đủ thời gian để đảm đương nhiệm vụ, năng lực cán bộ còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật đất nông nghiệp. Vì vậy, với mục tiêu ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đất nông nghiệp để có thể giảm thiểu được một số công tác thủ công. Nó là một yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu quả việc quản lý đất nông nghiệp nói chung và quản lý thị trường quyền sử dụng đất nói riêng. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Châu đã được trang bị nhiều máy tính, máy in. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được cho các công tác văn phòng. Để nâng cao hiệu quả việc quản lý đất nông nghiệp và quản lý thị trường quyền sử dụng đất, hệ thống công nghệ thông tin cần được nâng cấp, cụ thể như sau:

chuyên dùng như máy GPS cầm tay cho bộ phận địa chính tại các xã, thị trấn. - Về hệ thống mạng: Đảm bảo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được kết nối internet. Với hệ thống mạng lưới này, mọi thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn được trao đổi kịp thời, thường xuyên giữa cấp huyện và cấp xã.

- Về phần mềm: Để đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp và thị trường quyền sử dụng đất hiện đại, cần phải có phần mềm đáp ứng được các yêu cầu sau: quản lý thông tin trên cơ sở bản đồ địa chính, thông tin liên quan tới thửa đất được lưu trữ và dễ dàng tra cứu, cập nhật và chỉnh lý biến động thôn qua hệ thống mạng quản lý. Các thông tin liên quan tới thửa đất cần được cập nhật vào các phần mềm quản lý chuyên ngành, bao gồm:

+ Nguồn gốc thửa đất, hiện trạng sử dụng, giới hạn các quyền sử dụng đất... + Thông tin người sử dụng đất: Thông tin về chủ sử dụng đất cũ nhất có thể và các chủ sử dụng đất kế tiếp. Bao gồm: tên, chứng minh thư, hộ khẩu thường trú....

+ Thông tin tham gia giao dịch về quyền sử dụng đất: Thể hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất trên địa bàn như: cho thuê, chuyển nhượng toàn phần, chuyển nhượng một phần, giá chuyển nhượng...

Như vậy, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại thì việc quản lý đất nông nghiệp của huyện Mộc Châu sẽ chính xác và kịp thời hơn. Cán bộ có thể nắm bắt mọi thông tin liên quan tới từng thửa đất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và thị trường quyền sử dụng đất, có thể điều tiết thị trường quyền sử dụng đất theo hướng nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)