Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
4.4.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
nghiệp của chính quyền huyện Mộc Châu
4.4.1.1. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Để kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, huyện Mộc Châu cần tăng cường công tác kiện toàn tổ chức cán bộ bằng hình thức thi tuyển công chức cấp huyện, cấp xã, thực hiện công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác khen thưởng, kỷ luật rõ ràng. Cần thường xuyên tiến hành sát hạch đánh giá chất lượng cán bộ để có những biện pháp uốn nắn kịp thời. Cần có kế hoạch và kiên quyết loại thải những cán bộ không đủ tư cách, phẩm chất và trình độ, năng lực. Luôn sử dụng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” để cán bộ, Đảng viên phấn đấu hết mình tránh xảy ra tình trạng vi phạm tiêu cực trong công tác quản lý, thi hành nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn và tổ chức luân chuyển cán bộ địa chính xã, thị trấn với chu kỳ từ 03 đến 05 năm hoặc luân chuyển trong nội bộ xã (chuyển từ cán bộ địa chính sang địa chính xây dựng, sang môi trường) để tăng hiệu suất công việc, không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất nông nghiệp và tránh xẩy ra tiêu cực. Xây dựng các tiêu chuẩn thi tuyển công chức, thi tuyển các chức vụ QLNN, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng kỷ luật phải rõ ràng, khoa học. Sau đó, cần được công bố rộng rãi để mọi người biết, phấn đấu, đánh giá và kiểm tra, thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, không đủ tư cách phẩm chất trình độ. Từ đó, phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ QLNN vi phạm tiêu cực trong quản lý đất đai. Huyện cũng chủ động cần phối hợp tốt với cơ quan quản lý chuyên ngành như: Các sở, ngành ở tỉnh như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và môi trường trong giải quyết các vướng mắc phát sinh, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cũng như việc kiểm tra chặt chẽ QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
QLNN về đất nông nghiệp cho cán bộ chủ chốt của UBND các xã, thị trấn nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền cơ sở, xây dựng cơ chế cấp ủy Đảng và chính quyền cùng chịu trách nhiệm theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Tăng cường sự giám sát thi hành pháp luật của cơ quan HĐND các cấp bằng chương trình giám sát với các nội dung cụ thể và trọng tâm. Cần có biện pháp để kiểm tra trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan kiểm tra, giám sát và thực hiện công bố kết quả công khai.
Tập trung kiểm tra, rà soát thống kê vi phạm của các tổ chức, cá nhân, kiên quyết xử lý ngăn chặn kịp thời, triệt để các vi phạm mới phát sinh tránh gây thiệt hại về kinh tế khi thực hiện xử lý các vi phạm, có kế hoạch và giải pháp xử lý các vi phạm tồn tại cũ theo đúng quy định. Cần chỉ đạo đôn đốc hoàn thành giải quyết các tồn tại còn bị ứ đọng: Một số giấy chứng nhận chưa cấp, công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiệu quả chưa cao cần được sự quan tâm, cải tiến, vấn đề nợ đọng tài chính cần được chỉ đạo triệt để…
Về ban hành, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, UBND huyện Mộc Châu cần xác định. Đây là một công tác trọng tâm của huyện. Trong thời gian tới, sẽ có nhiều thay đối trong cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của huyện nói riêng. Cùng với xu thế phát triển hoà nhập, các văn bản quy phạm pháp cũng có sự thay đổi nhanh chóng để phù hợp với thời điểm hiện tại.
Các văn bản QLNN về đất nông nghiệp cần cập nhật, tổng hợp để ban hành một cách hệ thống, đơn giản cho phù hợp từng khu vực cụ thể, các văn bản về đất nông nghiệp cần gắn với quy hoạch, KHSDĐ nông nghiệp, các mục tiêu quản lý đấy đai, chính sách phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội của huyện. Quá trình ban hành văn bản cần nắm bắt nhu cầu của người nông dân, các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp, các lợi ích mà họ quan tâm và cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì để được hưởng quyền lợi đó.
Tiếp tục rà soát các văn bản do huyện ban hành, loại bỏ các văn bản lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu quản lý của huyện. Cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi cao. Việc ban hành văn bản của huyện phải kịp thời hơn. Cụ thể là rõ ràng hơn giúp cho các đối tượng tham
gia dễ dàng hơn tiếp nhận hơn. Các cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường phải luôn tiếp nhận truyền tải nội dung, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính xã…
4.4.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đất nông nghiệp, trật tự xây dựng và tài chính đến toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân
Từ đánh giá thực trạng ta thấy sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, nhiều công trình dự án được nhà nước phê duyệt đã được triển khai, tuy nhiên có nhiều các công trình, dự án do người dân thiếu hiểu biết về pháp luật đã tự ý thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp của người dân mà chưa được phép của cơ quan nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra. Vậy nên, các vấn đề về đất nông nghiệp với nhân dân còn nhiều vướng mắc. Hơn nữa do việc tìm hiểu về Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa sâu nên nhận thức của người dân còn nhiều mơ hồ dẫn đến dễ xảy ra khiếu nại. Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, biên soạn lại một cách hệ thống, đơn giản, phù hợp với từng khu vực dân cư và tuyên truyền tới các đối tượng cụ thể. Ban chỉ đạo phổ biến, tuyên truyền pháp luật của huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu pháp luật về đất đai. Tuyên truyền pháp luật gắn với quy hoạch KHSDĐ, các mục tiêu QLNN về đất nông nghiệp, chính sách phát triển để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia, tránh bệnh hình thức. Hoạt động tuyên truyền cần gắn với lợi ích của người dân thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, các nhà quản lý cần nắm bắt nhu cầu của từng đối tượng để có phương thức tuyên truyền hợp lý.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai muốn có được niềm tin của người dân vào chính quyền thì các hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp phải được thực hiện minh bạch, các trường hợp vi phạm luật đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phải được xử lý nghiêm minh công khai.