Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
4.2.4. Đánh giá công tác tổ chức đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền
quyền sử dụng đất
4.2.4.1. Kết quả đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trình tự thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, cụ thể các bước thực hiện:
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản. Đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày. Xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính; nhưng, hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp;
4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
Tổng số hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến thời điểm 31/12/2016 là 26.529 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
Bảng 4.10: Biểu tổng hợp cấp giấy CNQSD đất huyện Mộc Châu
TT Xã, phường, thị trấn Tổng số hộ (hộ) Tổng diện tích (Ha) Trong đó Đất ở nông thôn (Ha) Đất ở đô thị (Ha) Đất sản xuất nông nghiệp (Ha) Đất lâm nghiệp (Ha) 1 TT NT Mộc Châu 7.919 941,6 195,7 746,0 0,0 2 TT Mộc Châu 2.828 628,9 41,7 58,1 529,1 3 Xã Mường Sang 2.646 1.531,6 251,6 516,3 763,7 4 Xã Đông Sang 1.008 324,1 28,9 203,1 92,1 5 Xã Tân Lập 1.813 1.253,5 67,7 1.033,8 151,9 6 Xã Tân Hợp 1.008 885,7 36,1 640,0 209,7 7 Xã Phiêng Luông 895 693,9 22,0 263,6 408,3 8 Xã Chiềng Sơn 1.930 1.015,7 48,9 907,2 59,6 9 Xã Tà Lại 550 938,4 20,7 657,5 260,2 10 Xã Chiềng Khừa 554 289,5 13,7 275,8 0,0 11 Xã Hua Păng 1.211 993,8 12,2 826,4 155,2 12 Xã Nà Mường 902 982,8 28,9 716,1 237,8 13 Xã Quy Hướng 795 1.688,9 24,8 699,5 964,6 14 Xã Lóng Sập 832 1.276,9 30,2 1.143,5 103,2 15 Xã Chiềng Hắc 1.638 1.931,8 46,5 1.872,9 12,4 Tổng số 26.529 15.377,10 632,20 237,40 10.559,80 3.947,80
Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2017)
4.2.4.2. Đánh giá về công tác đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất để sử dụng cho các mục đích trên địa bàn huyện theo đạt tỷ lệ còn thấp so với kế hoạch đề ra. Do nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, nguồn thu từ đất thấp nên chỉ tập trung đầu tư vào một số công trình cấp
bách, trọng điểm phát triển hạ tầng xã hội. Do vậy có tác động không nhỏ đến việc sử dụng đất và kết quả thực hiện giao đất, cho thuê đất tại địa phương.
Việc giao đất trên địa bàn huyện chủ yếu phục vụ cho mục tiêu phát triển đô thị, các công trình hạ tầng như: giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội khác, quốc phòng, an ninh và một số trụ sở cơ quan nhà nước (công an, quân đội, thuế, kho bạc, UBND cấp xã…). Về cơ bản các đối tượng được giao đất đã được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Công tác giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất được thực hiện theo các quy định hiện hành, việc tính khoản thu nghĩa vụ tài chính và đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật.
Công tác rà soát, xử lý các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng đất không đúng mục đích, chậm đầu tư đã được triển khai các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Công tác rà soát, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn còn chậm, một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bảng 4.11. Khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất
STT Những khó khăn, tồn tại trong cấp GCN quyền SDĐ
Đánh giá cán bộ huyện (%)
Đánh giá cán bộ địa chính xã (%)
1 Hệ thống bản đồ địa chính chưa đầy
đủ 50,0 11,1
2 Xác định nguồn gốc sử dụng đất phức
tạp 25,0 11,1
3 Năng lực đội ngũ cán bộ còn yếu 12,5 -
4 Công tác kê khai của người sử dụng
chưa trung thực 12,5 -
5 Thiếu các thiết bị hiện đại để đo đạc
đất (máy đo đạc….) - 22,2
6 Không vướng mắc - 55,6
Qua bảng số liệu, ta thấy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đánh giá của 08/08 công chức, viên chức cấp huyện vẫn còn gặp những khó khăn như: Hệ thống bản đồ địa chính chính quy chưa đầy đủ, chiếm 50,0% số cán bộ. Đội ngũ cán bộ địa chính xã trình độ chuyên môn vẫn còn yếu trong công tác lập hồ sơ chiếm 12,5% số cán bộ; xác định nguồn gốc sử dụng đất khi thực hiện cấp giấy phức tạp 25% số cán bộ, người dân không trung thực trong kê khai nguồn gốc sử dụng đất là 12,5 % số cán bộ thực hiện đánh giá.
Theo đánh giá của 09/09 cán bộ địa chính xã thì có 55,6% số cán bộ địa chính xã đánh giá không gặp những khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận; 11,1% số cán bộ đánh giá hệ thống bản đồ địa chính chính quy chưa đầy đủ; 11,1% số cán bộ đánh giá việc xác định nguồn gốc sử dụng đất khi thực hiện cấp giấy phức tạp; 22,2 % số cán bộ đánh giá việc thiếu các thiết bị hiện đại để đo đạc đất (máy đo đạc….) gây khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ nông dân về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn
STT Hộ nông dân
Đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận QSD
đất chưa? (%)
Khó khăn trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? (%) Đã được cấp Đang xét Chưa được cấp Không Có 1 Xã Quy Hướng (20 hộ) 85,0 10,0 5,0 100,0 0,0 2 Xã Chiềng Hắc (20 hộ) 95,0 0,0 5,0 100,0 0,0 3 Thị trấn NT Mộc Châu (30 hộ) 53,3 36,7 10,0 100,0 0,0 4 Xã Đông Sang (20 hộ) 85,0 10,0 5,0 55,0 45,0 5 Xã Chiềng Sơn (20 hộ) 85,0 0,0 15,0 75,0 25,0 Tổng 78,2 13,6 8,2 87,3 12,7
Qua bảng số liệu điều tra, đối với 110 hộ nông dân trên địa bàn 05 xã, thị trấn trên địa bàn huyện ta thấy còn có nhiều hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, như: Xã Quy Hướng 15% số hộ; xã Chiềng Hắc 5% số hộ; thị trấn Nông Trường Mộc Châu 46,7 % số hộ; xã Đông Sang 15% số hộ; xã Chiềng Sơn 15% số hộ. Thị trấn Nông Trường Mộc Châu có số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao. Nguyên nhân là do diện tích đất thị trấn Nông Trường Mộc Châu phần lớn là diện tích đất của các nông lâm trường trước đây được UBND tỉnh giao quản lý sử dụng, các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu là nhận khoán diện tích đất nông nghiệp của các công ty có nguồn gốc từ các nông lâm trường như Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần Chè Mộc Châu … Đánh giá về khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có 87,3% số hộ gia đình không gặp khó khăn và 12,7% số hộ gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận QSD đất. Một số khó khăn trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận QSD đất là Cán bộ địa chính lập hồ sơ chậm, giấy tờ thủ tục nhiều.