Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất nông nghiệp
4.3.5. Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước tạ
tại huyện Mộc Châu
4.3.5.1. Những kết quả đạt đươc
Trong những năm qua, công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả to lớn. Nó đã tạo nguồn lực quan trọng góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, là tiền đề để các năm tiếp theo tiếp tục hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Từ đó, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý đất nông nghiệp được thực hiện đúng chính sách và tuân theo pháp luật hiện hành. Do thực hiện tốt công tác giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất nên đã giảm thiểu được hiện tượng tranh chấp, khiếu kiện về sử dụng đất nông nghiệp. Công tác cấp đất và thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng đất được tiến hành kịp thời, đúng qui định của Luật và các văn bản dưới Luật.
Công tác quản lý đất đai, quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đã bước đầu có hiệu quả và tạo ra ý thức trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp, nhà ở của nhân dân. Góp phần sử dụng đúng mục đích và hiệu quả theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Từ đó, “bộ mặt” đô thị dần được cải thiện. Công tác cấp giấy chứng nhận (quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất) lần đầu trên địa bàn đã được đẩy mạnh và cơ bản đã thực hiện cấp giấy cho hầu hết các thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện. Các dự án lớn theo quy hoạch đã được phê duyệt tạo động lực cho kinh tế, xã hội huyện phát triển, tạo nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn.
Trong thời gian qua, công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đã dần đi vào nề nếp. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, nhiều địa phương đã quán triệt và thực hiện tốt phương châm bảo đảm việc bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp ngày càng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững. Đồng thời, thực hiện công tác chuyển đổi cây trồng và chuyển mục đích sử dụng đất đối với những diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả theo định hướng của nhà nước và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận và chỉ đạo giải quyết đúng theo quy trình, quy định. Trong năm 2017, toàn huyện đã tiếp trên 150 lượt/382 người công dân đến khiếu nại, tố cáo và phản ánh về tranh chấp đất đia và chính sách đền bù GPMB. Tiếp nhận 170 đơn, thư của các tổ chức, công dân. Công tác tổ chức thực hiện được công khai, minh bạch hiệu quả đạt trên 80% với các khiếu nại trong thẩm quyền của UBND huyện.
4.3.5.2. Những hạn chế yếu kém
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất nông nghiệp từ cấp huyện đến cấp xã còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục đó là:
- Công tác tuyên truyền cho người dân về tìm hiểu, chấp hành pháp luật về quản lý đất đai nói chung và quản lý đất nông nghiệp nói riêng còn chưa được thường xuyên, chủ động dẫn đến tình trạng vi phạm về đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn diễn ra phức tạp.
- Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai từ thấp đến cao quá nhiều. Đôi khi còn chồng chéo, phức tạp cho người sử dụng. Cần phải có cơ quan tư vấn của nhà nước tổ chức cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất nông nghiệp và các giao dịch liên quan cho người dân. Tạo điều kiện để họ có điều kiện thuận lợi trong các giao dịch này theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Về sở hữu nhà ở, trong các văn bản chưa có văn bản quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với các loại nhà dùng vào mục đích khác như: khách sạn, nhà hàng, nhà xưởng, rạp hát…Hơn nữa, theo quy định hiện nay đất nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng theo mẫu của Bộ TN&MT; nhưng những tài sản trên đất (nhà ở) lại được đăng ký quyền sở hữu theo mẫu của Bộ Xây dựng quy định. Mặc dù vừa qua Chính Phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải thực hiện ngay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất. Nhưng trên thực tế, việc thống nhất chung một giấy cũng còn nhiều nội dung chưa thống nhất. Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện được nội dung chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên đất theo quy định của pháp luật.
- Một số bản, tiểu khu, đơn vị cơ sở chưa thường xuyên tuyên truyền quán triệt các văn bản chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về quản lý đất nông nghiệp dẫn đến tình hình vi phạm Luật đất nông nghiệp, tài chính, quản lý trật tự xây dựng vẫn diễn ra ở một số bản, tiểu khu và nhất là khu vực 02 thị trấn đang có sự phát triển mạnh về kinh tế.
- Công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, trật tự xây dựng ở một số xã, thị trấn như: Thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, xã Đông Sang còn yếu kém. Việc tự kiểm tra, ngăn chặn, xử lý ở một số xã, thị trấn còn hạn chế, vẫn để xảy ra các vi phạm mới, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết vẫn
còn để tái vi phạm, tái lấn chiếm. Năng lực cán bộ cấp huyện và địa chính cấp xã còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo UBND các xã, thị trấn chưa cao, còn cả nề, hình thức, ngại va trạm trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
- Chất lượng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện trên địa bàn một số xã, thị trấn còn chưa cao, thiếu chặt chẽ nên tính khả thi triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp.
- Trong công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của địa phương còn chưa bám sát vào QHSDĐ đã được cấp trên phê duyệt và các quy hoạch ngành lĩnh vực được phê duyệt.
- Việc khai thác quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá QSD đất còn chậm. Một số xã, thị trấn chưa cương quyết trong công tác rà soát, GPMB các khu đất do UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý để đưa diện tích vào khai thác tăng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn. Giá đất được xây dựng theo khung giá quy định của Chính phủ tại các địa phương đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt nhưng giá đất mới chỉ bằng từ 30 - 60% giá đất được trao đổi trên thị trường. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong việc bồi thường đất để giải phóng mặt bằng. Với mức giá trên, việc bồi thường đất khi giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, người dân bị thu hồi đất đã không chấp nhận giá bồi thường để di chuyển chỗ ở hoặc sản xuất. Do vậy, Nhà nước phải quy định nhiều biện pháo thực hiện hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo cho các quy hoạch công trình, dự án được thi công theo đúng tiến độ.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện gặp khó khăn, dẫn tới còn chậm và có một số tồn tại chưa giải quyết dứt điểm như dự án: Cụm công nghiệp Mộc Châu, dự án Khu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tại huyện Mộc Châu, dự án khu dân cư và hồ sinh thái tiểu khu 2, thị trấn Mộc Châu ...
- Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn để xẩy ra tình trạng ôi nhiễm môi trường trong sản xuất, chế biến của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.
4.3.5.3. Nguyên nhân tồn tại quản lý về đất nông nghiệp
Những tồn tại trên có nguyên nhân khách quan từ những khó khăn chung về kinh tế, cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi hàng năm. Trong những
năm gần đây, công tác quản lý đất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng, đáp ứng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển hệ sinh thái bền vững, các chương trình xây dựng tổng thể phát triển KT-XH đòi hỏi phải có những thông tin dữ liệu về tài nguyên đất, khả năng khai thác sử dụng hợp lý, lâu bền của đất.
a. Khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Chính sách pháp luật đất về giao, cho thuê, cấp đất nông nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, còn một số điểm chưa thống nhất trong các văn bản.
- Trên địa bàn huyện gồm nhiều công ty, xí nghiệp có nguồn gốc từ các nông, lâm trường nên phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được giao và hiện nay chuyển sang hình thức cho thuê cho các công ty, xí nghiệp. Dẫn đến một số diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân trùng lấn lên diện tích đất của các nông, lâm trường được giao trước đây.
- Phần lớn, các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCN QSD đất lần đầu tại thị trấn Nông Trường Mộc Châu liên quan đến đất đai của các tổ chức trên địa bàn. Nguồn gốc đất từ Nông trường Mộc Châu trước đây rất phức tạp, như: chủ sử dụng thay đổi nhiều, giấy tờ liên quan đến việc mua bán, tặng cho không đúng quy định gây khó khăn trong quá trình lập hồ sơ cũng như xét duyệt, kiểm tra và thẩm định của các cơ quan, đơn vị.
- Nhiều thửa đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện là các thửa đất do các hộ gia đình khai phá thêm, không có hồ sơ, dữ liệu địa chính làm cơ sở cho công tác cấp giấy chứng nhận.
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi hiện trạng so với thời điểm giao đất. Các sai lệch có thể xảy ra do: các chủ sử dụng đất tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất; đất công ích không xác định được vị trí, diện tích, người sử dụng tự ý tách thửa đất, tách hộ,… không hoàn tất thủ tục hành chính và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Quy định hạn mức nhận chuyển nhượng và giao, cấp đất nông nghiệp chưa phù hợp với thực tế.
- Xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất chưa có quy định cụ thể về căn cứ xác định.
- Cấp giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhiều hộ gia đình, cá nhân không có đủ năng lực về tài chính khi thực hiện cấp giấy chứng nhận và phải nộp tiền sử dụng đất.
b. Khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, trong quá trình chỉ đạo thực hiện quy hoạch còn chưa bám sát vào những nội dung mà quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công tác quản lý còn lỏng lẻo, dẫn đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của cán bộ còn hời hợt, chưa thật sự được quan tâm. Phòng tài nguyên môi trường và UBND huyện thiếu đôn đốc, kiểm tra thường xuyên về quá trình lập kế hoạch, quy hoạch và vấn đề đầu tư kinh phí cho quá trình lập quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn.
- Để quy hoạch đi vào thực tế thì cần có sự đánh giá phân hạng đất cụ thể với loại hình sử dụng nên cần chi phí cao. Song, nguyên nhân chính là sự chỉ đạo, điều hành của một số cơ sở chưa thật sự quyết liệt và một số cơ quan, đơn vị được giao đất có lúc còn thiếu tập trung, chưa đôn đốc kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó, một số bộ phận nhân dân không đồng tình với chính sách của nhà nước nên chưa hợp tác. Sự phối hợp công tác giữa các phòng, ban, đơn vị của huyện với nhau và với UBND các xã, thị trấn một số việc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở chưa quyết liệt trong thực thi nhiệm vụ được giao.
c. Khó khăn trong công tác thu hồi đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng
Sau khi Mộc Châu được Thủ tướng chính phủ quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, giá trị đất đai ngày càng cao dẫn đến việc người dân bất chấp, cố tình vi phạm pháp luật, không chấp hành các chủ trương, chính sách về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất các dự án đầu tư ngân sách nhà nước diễn ra nhiều hơn. Trên thị trường đất, tồn tại ít nhất 2 loại giá đất: Giá đất quy định trong bảng giá đất của Nhà nước và giá giao dịch thực tế giữa các hộ gia đình và các tổ chức thực hiện chuyển nhượng cho nhau. Trong đó, giá đất theo bảng giá đất thấp hơn, thường có khoảng cách lớn so với mức giá còn lại cụ thể giá đất do cơ quan nhà nước đưa ra thường bằng 60-70% mức giá thị trường. Đây là một nhược điểm của hệ thống tài chính đất đai và cần được điều chỉnh
đưa giá đất về đúng giá trị thực. Do hiện tượng này đã tạo nên những bất cập trong QLNN về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng về các vấn đề cụ thể: Gây ra tình trạng khó khăn trong việc giải quyết bồi thường GPMB; Tạo môi trường xin-cho về đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng làm phát sinh tiêu cực trong quản lý; Tạo môi trường cho đầu cơ đất đai, hình thành lợi nhuận lớn từ buôn bán đất mà không có đầu tư thêm trên đất.
Trong mấy năm gần đây, huyện Mộc Châu có nhiều dự án lớn về đường giao thông và khu đô thị nên có nhiều diện tích đất dân cư, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, giá quy định về bồi thường thấp đã xảy ra tình trạng khiếu kiện về giá đền bù thấp không được đảm bảo ổn định cuộc sống của người bị thu hồi đất. Thêm vào đó, một số hộ dân đã tranh thủ cơ hội để vụ lợi riêng bằng cách khai khống hoa màu, công trình để lấy tiền của ngân sách. Đáng ngại hơn là do chỉ tiêu về thời gian và kế hoạch bên trên áp xuống khiến cho cán bộ thực hiện công tác đền bù chạy theo thành tích mà bỏ qua cho những cá nhân vụ lợi gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Vấn đề lớn cũng cần được quan tâm đến là việc làm cho người lao động có trình độ văn hoá thấp trong độ tuổi trung niên đã nhiều năm quen với nông nghiệp sẽ gặp khó khăn khi chuyển sang nghề mới.
Trên cơ sở những kết quả đạt được về thực hiện chính sách pháp luật về đất đai; thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng; công tác quản lý trật tự xây dựng được tăng cường; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả; công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo được quan tâm giải quyết và công khai, minh bạch và những tồn tại, hạn chế về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; hệ thống văn bản về quản lý nhà nước về đất đai