Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 39)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Mộc Châu là huyện miền núi nằm ở vùng Tây Bắc về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 1.071,698 km2. Mộc Châu nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6, trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 115 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 195 km về phía Tây Bắc. Huyện Mộc Châu tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vân Hồ.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La. - Phía Bắc giáp huyện Phù Yên, huyện Bắc Yên.

- Phía Nam và Tây Nam giáp nước CHDCND Lào.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu

Mộc Châu có 13 đơn vị hành chính xã và 02 thị trấn. Thị trấn Mộc Châu là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của huyện.

Mộc Châu kết nối với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6, từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu. Đồng thời Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào.

Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Sơn La với khoảng cách không quá xa (gần 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế.

b. Địa hình địa mạo

Là huyện mang đặc trưng của một huyện cao nguyên Tây Bắc, địa hình có nhiều núi và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình của huyện khoảng 1080 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.

Địa hình Mộc Châu nhìn chung phức tạp. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt hình thành 3 tiểu vùng khác nhau:

- Cao nguyên Mộc Châu: Là một trong hai cao nguyên lớn của tỉnh Sơn La và là cao nguyên đá vôi điển hình của Việt Nam, địa hình khá bằng phẳng phổ biến là dạng đồi bát úp. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1050 m, cao nguyên Mộc Châu kéo dài khoảng 80 km, bề ngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km bao gồm nhiều quần thể núi, hệ thống nước, thảm thực vật tạo nên cảnh quan đẹp mắt. Đây là điều kiện lý tưởng cho phát triển du lịch và phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc (Bò sữa, bò thịt), phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả...

- Tiểu vùng dọc sông Đà: Có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh phần lớn là đất dốc, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ sông Đà.

- Tiểu vùng cao biên giới: Nằm xen kẽ giữa các khe, suối, dãy núi cao là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng nhưng không liên tục.

Châu phát triển du lịch dịch vụ, thương mại và sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế trong nước và ngoài nước.

c. Khí hậu, thời tiết

Do yếu tố độ cao và địa hình chia cắt, trên địa bàn huyện hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau là:

- Vùng cao nguyên Mộc Châu: Có đặc điểm khí hậu độc đáo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao mang tính chất khí hậu á nhiệt đới.

- Vùng dọc sông Đà: Khí hậu nóng, ẩm. - Vùng cao biên giới: Khí hậu mát, ẩm.

Ngoài ra, ảnh hưởng đặc trưng của Mộc Châu là có gió mùa Tây Nam (gió Lào), xuất hiện chủ yếu vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm gây ra thời tiết khô - nóng và hạn hán, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Mộc Châu, thì nhiệt độ trung bình ở Mộc Châu là 18,50C, cao nhất là 27,60C và thấp nhất là: (- 0,20C). Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.905 giờ/năm. Lượng mưa bình quân 1560 mm/năm với 186 ngày mưa/năm. Do đặc điểm địa hình cao, khí hậu lạnh, có sương mù nên độ ẩm trung bình không khí của huyện trong năm là 85%, với tổng lượng bốc hơi trung bình 895,8 mm/năm.

d. Thủy văn

Huyện Mộc Châu có hệ thống sông, suối phong phú song phân bố không đều. Ngoài sông Đà chảy qua còn có các suối chính như: suối Sập, suối Giăng,....và các suối nhỏ, khe nước. Đa số các con suối trên địa bàn huyện đều ngắn và dốc.

Tuy nhiên, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế thường gây lũ quét và xói mòn mạnh. Mùa khô nhiều suối bị kiệt nước, thậm chí không còn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Mộc Châu

Bảng 3.1. Bảng biến động đất đai giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu Diện tích năm 2015 Diện tích năm 2016 (+/-) năm 2015 Diện tích năm 2017 (+/-) năm 2015 Tổng diện tích 107.169,9 107.169,9 107.169,9 1 Đất nông nghiệp NNP 84.248,3 84.234,4 -13,8 84.152,8 -95,5 1.1 Đất trồng lúa LUA 2.031,2 2.029,3 -2,0 2.029,2 -2,0 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 27.172,2 26.432,8 -739,3 25.754,6 -1.417,6

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.705,0 5.432,7 727,8 7.930,0 3.225,0

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 24.173,7 24.173,7 0,0 21.460,9 -2.712,9

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 2.208,0 2.208,0 0,0 2.546,5 338,5

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 23.780,2 23.779,9 -0,2 24.254,7 474,6

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 117,3 117,2 -0,1 116,3 -1,1

1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 60,7 60,7 0,0 60,7 0,0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.217,7 5.231,6 13,9 5.315,7 98,0

2.1 Đất quốc phòng CQP 407,9 407,9 0,0 407,9 0,0 2.2 Đất an ninh CAN 2,3 2,3 0,0 4,9 2,7 2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 15,9 15,9 0,0 15,9 0,0 2.4 Đất thương mại dịch vụ TMD 0,9 0,9 0,0 13,4 12,5 2.5 Đất cơ sở sản xuất PNN SKC 83,4 83,4 0,0 82,9 -0,5 30 download by : skknchat@gmail.com

2.6 Đất sử dụng cho hoạt động KS SKS 37,0 37,0 0,0 37,0 0,0

2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.850,7 2.857,6 6,9 1.972,8 -877,9

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 3,7 3,7 0,0 3,7 0,0

2.9 Đất bải thải, xử lý chất thải DRA 4,8 4,8 0,0 4,8 0,0

2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 566,1 569,4 3,3 614,1 48,0

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 294,5 295,6 1,1 295,9 1,4

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 32,4 32,4 0,0 32,3 -0,1

2.13 Đất xây dựng trụ sở của TCSN DTS 0,1 2,6 2,5 2,6 2,5

2.14 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,1 0,1 0,0 0,1 0,0

2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 328,7 328,7 0,0 328,7 0,0

2.17 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm SKX 9,2 9,2 0,0 9,2 0,0

2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 16,3 16,4 0,0 16,5 0,1

2.19 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 1,2 1,2 0,0 1,3 0,0

2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 557,9 557,9 0,0 1.467,2 909,3

2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 4,5 4,5 0,0 4,5 0,0

2.22 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,3 0,3 0,0 0,3 0,0

3 Đất chưa sử dụng CSD 17.703,9 17.703,9 0,0 17.701,4 -2,5

Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2017)

31

Qua bảng số liệu ta thấy biến động các loại đất từ năm 2015 đến năm 2017 diện tích các loại đất biến động không lớn, cụ thể:

- Đất nông nghiệp: Năm 2017, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm 95,5ha so với năm 2015, một số diện tích đất có biến động lớn như đất trồng cây lâu năm tăng 3.225,0 ha chủ yếu được chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 1.417,6 ha và đất rừng phòng hộ 2.712,9 ha, diện tích đất rừng đặc dụng tăng 338,5ha và đất rừng sản xuất tăng 474,6 ha.

Năm 2016, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm 13,8 ha so với năm 2015, một số diện tích đất có biến động lớn như đất trồng cây lâu năm tăng 727,8 ha chủ yếu được chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác, các loại đất như: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản không có biến động nhiều so với năm 2015.

- Đất phi nông nghiệp: Năm 2017, tổng diện tích đất phi nông nghiệp tăng 98,0 ha so với năm 2015, biến động về tăng giảm diện tích đất lớn nhất là đất phát triển hạ tầng giảm 877,9 và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối tăng 909,3 do thực hiện việc thống kê các loại đất theo quy định của pháp luật, thực tế 02 loại đất này cũng không có sự biến động lớn. Một số loại đất có diện tích tăng lớn như: Đất thương mại, dịch vụ tăng 12,5 ha; đất ở nông thôn tăng 48,0 ha; đất ở đô thị tăng 1,4 ha. Các loại đất tăng thể hiện sự phát triển của huyện về lĩnh vực đô thị và thương mại dịch vụ.

Năm 2016, tổng diện tích đất phi nông nghiệp tăng 13,9 ha so với năm 2015. Một số loại đất có diện tích tăng lớn như: Đất phát triển hạ tầng tăng 6,9 ha; đất ở nông thôn tăng 3,3 ha; đất ở đô thị tăng 1,1 ha; Đất xây dựng trụ sở của TCSN tăng 2,5 ha, các loại đất tăng thể hiện sự phát triển của huyện về lĩnh vực đô thị và thương mại dịch vụ. Các loại đất khác không có sự biến động nhiều so với năm 2015.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng từ năm 2015 đến năm 2017 chưa có nhiều biến động cho thấy việc khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng chưa đạt được yêu cầu, cần có kế hoạch đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Diện tích đất biến động từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy việc sử dụng đất đi đúng hướng của huyện, diện tích đất nông nghiệp giảm, diện tích

đất phi nông nghiệp tăng, diện tích đất chưa sử dụng giảm; trong diện tích đất nông nghiệp tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng cây hàng năm đang trồng ngô, sắn và các cây ngắn ngày khác sang trồng cây hàng năm có hiệu quả kinh tế và giữ gìn đất tốt hơn; đối với diện tích đất phi nông nghiệp thì thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn nên cần chuyển đổi một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động huyện Mộc Châu

Bảng 3.2: Biến động dân số huyện Mộc Châu giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: người

STT Tên xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 (+/-) năm 2015 Năm 2017 (+/-) năm 2016 Tổng 109.772 111.977 2.205 112.533 556 1 TT Mộc Châu 11.026 11.266 240 11.458 192 2 TT Nông trường 27.119 28.220 1.101 28.615 395 3 Xã Chiềng Sơn 8.463 8.555 92 8.613 58 4 Xã Tân Hợp 5.926 6.111 185 6.112 1 5 Xã Quy Hướng 4.102 4.092 -10 4.129 37 6 Xã Tân Lập 10.404 10.507 103 10.540 33 7 Xã Nà Mường 4.347 4.405 58 4.210 -195 8 Xã Tà Lại 3.457 3.458 1 3.477 19 9 Xã Chiềng Hắc 7.611 7.880 269 7.763 -117 10 Xã Hua Păng 4.678 4.686 8 4.713 27 11 Xã Chiềng Khừa 3.360 3.401 41 3.400 -1 12 Xã Mường Sang 5.830 5.885 55 5.923 38 13 Xã Đông Sang 5.274 5.212 -62 5.223 11 14 Xã Phiêng Luông 3.484 3.544 60 3.647 103 15 Xã Lóng Sập 4.691 4.755 64 4.710 -45

Từ bảng số liệu trên ta thấy, năm 2015 tổng dân số của huyện Mộc Châu là 109.772 nhân khẩu trên địa bàn 15 xã, thị trấn. Đơn vị có dân số lớn nhất là thị trấn Nông Trường Mộc Châu với 27.119 nhân khẩu, đơn vị có dân số ít nhất huyện là xã Chiềng Khừa với 3.360 nhân khẩu.

Năm 2016, tổng dân số toàn huyện là 111.977 nhâu khẩu, tăng 2.205 nhân khẩu so với năm 2015, Trong đó: Thị trấn Mộc Châu tăng 240 nhân khẩu, thị trấn Nông Trường Mộc Châu tăng 395 nhân khẩu, xã Chiềng Sơn tăng 58 nhân khẩu, xã Tân Hợp tăng 1 nhân khẩu, xã Quy Hướng tăng 37 nhân khẩu, xã Tân Lập tăng 103 nhân khẩu, xã Nà Mường tăng 58 nhân khẩu, xã Tà Lại tăng 1 nhân khẩu, xã Chiềng Hắc tăng 269 nhân khẩu, xã Hua Păng tăng 8 nhân khẩu, xã Chiềng Khừa tăng 41 nhân khẩu, xã Mường Sang tăng 55 nhân khẩu, xã Đông Sang giảm 62 nhân khẩu, xã Phiêng Luông tăng 60 nhân khẩu, xã Lóng Sập tăng 64 nhân khẩu. Năm 2016 có 13/15 xã có số nhân khẩu tăng và 02/15 xã lại có số nhân khẩu giảm so với năm 2015.

Tỷ lệ tăng dân số chung của toàn huyện năm 2016 là 1,98% tương ứng với số dân tăng lên là 2.205 người. Qua tổng hợp đến từng xã, thị trấn cho thấy: Về chiều hướng của tỷ lệ sinh thì hầu hết các xã ở khu vực nông thôn thì có tỷ lệ sinh giảm, ngược lại khu vực thành thị là 2 thị trấn và các xã lân cận lại có tỷ lệ sinh tăng lên so với năm trước; mức độ cao, thấp của tỷ lệ sinh thì ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn có tỷ lệ sinh cao.

Năm 2017, tổng dân số toàn huyện là 112.533 nhâu khẩu, tăng 556 nhân khẩu so với năm 2016; trong đó: Thị trấn Mộc Châu tăng 192 nhân khẩu, thị trấn Nông Trường Mộc Châu tăng 1.101 nhân khẩu, xã Chiềng Sơn tăng 92 nhân khẩu, xã Tân Hợp tăng 185 nhân khẩu, xã Quy Hướng giảm 10 nhân khẩu, xã Tân Lập tăng 33 nhân khẩu, xã Nà Mường giảm 195 nhân khẩu, xã Tà Lại tăng 19 nhân khẩu, xã Chiềng Hắc giảm 117 nhân khẩu, xã Hua Păng tăng 27 nhân khẩu, xã Chiềng Khừa giảm 1 nhân khẩu, xã Mường Sang tăng 38 nhân khẩu, xã Đông Sang giảm 11 nhân khẩu, xã Phiêng Luông tăng 103 nhân khẩu, xã Lóng Sập giảm 45 nhân khẩu. Năm 2017 có 11/15 xã có số nhân khẩu tăng và 04/15 xã lại có số nhân khẩu giảm so với năm 2016.

Tỷ lệ tăng dân số chung của toàn huyện năm 2017 là 0,49% tương ứng với số dân tăng lên là 556 người. Qua tổng hợp đến từng xã, thị trấn; từng bản, tiểu

khu cho thấy: Về chiều hướng của tỷ lệ sinh thì hầu hết ở các xã, thị trấn, các bản, tiểu khu đều có xu hướng giảm so với năm trước; mức độ cao, thấp của tỷ lệ sinh thì ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đặc biệt khó khăn vẫn có tỷ lệ sinh cao.

Bảng 3.3. Biến động lao động trong nông nghiệp huyện Mộc Châu giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: người

STT Đơn vị xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 (+/-) năm 2015 Năm 2017 (+/-) năm 2016 Tổng số 46.800 47.518 718 48.273 755 1 Xã Tân Lập 5.655 5.781 126 5.875 94 2 Xã Mường Sang 2.851 2.878 27 2.894 16 3 Xã Đông Sang 2.631 2.657 26 2.657 0 4 Xã Phiêng Luông 1.877 1.918 41 1.955 37 5 Xã Hua Păng 2.654 2.685 31 2.696 11 6 Thị Trấn Nông Trường 7.922 8.064 142 8.297 233 7 Thị Trấn Mộc Châu 695 703 8 715 12 8 Xã Chiềng Hắc 4.246 4.310 64 4.426 116 9 Xã Tân Hợp 3.407 3.464 57 3.530 66 10 Xã Nà Mường 2.271 2.270 -1 2.288 18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 39)