Công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 64 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

4.2.1. Công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên

xử lý 47 vụ và 42 đối tượng vi phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại do chặt phá rừng trái phép 1,55 ha; xử phạt hành chính 442,15 triệu đồng; tang vật tịch thu 39,74m3 gỗ các loại, 1,47 tấn củi bách xanh (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

4.2.1. Công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn trên địa bàn

4.2.1.1. Các văn bản thực hiện quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, UBND tỉnh Sơn La đã thực hiện áp dụng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và ban hành các văn bản theo quy định để phục vụ công tác quản lý đất đai nói chung và công tác quản lý đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Để thực hiện tốt công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn, UBND huyện Mộc Châu đã thực hiện ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý trên địa bàn. Các văn bản này được tổng hợp và thể hiện trong bảng 4.5:

Bảng 4.5. Các văn bản pháp luật ban hành trên địa bàn huyện

STT ban hành Cơ quan Số hiệu văn bản Nội dung chính của văn bản

1 UBND

huyện

Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 21/11/2017

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mộc Châu

2 UBND

huyện

Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 29/9/2011

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mộc Châu

3 UBND

huyện

Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 26/02/2009

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Mộc Châu

4 UBND huyện

Thông báo số 127/TB- UBND ngày 25/7/2014

Thông báo tạm thời về trình tự thực hiện; thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết các hồ sơ giao dịch về quyền sử dụng đất khi công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND huyện Mộc Châu

5 UBND

huyện

Quyết định số 359/QĐ- UBND ngày 30/9/2014

Nội dung phối hợp, phân công nhiệm vụ và thành phần hồ sơ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Mộc Châu

6 UBND

huyện

Kế hoạch số 1194/KH- UBND ngày 02/8/2016

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện 7 UBND huyện Công văn số 1653/UBND-TNMT ngày 13/10/2016 Xử lý dứt điểm vi phạm về đất đai, xây dựng, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện

8 UBND

huyện

Công văn số 35/UBND- TNMT ngày 11/01/2016

Tăng cường công tác quản lý đất đai, xây dựng đối với diện tích đất các công ty, lâm trường trả lại cho địa phương quản lý

9 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hướng dẫn số 247/HD- TNMT ngày 28/8/2012 Hướng dẫn trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức trên địa bàn huyện Mộc Châu 10 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hướng dẫn số 417/HD- TNMT ngày 07/12/2012 Hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017) Trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn, UBND huyện Mộc Châu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu đã chủ động ban hành các Chỉ thị, Quyết định, hướng dẫn để tăng cường công tác quản

lý đất đai trên địa bàn, ngoài các văn bản quản lý chung trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện còn thực hiện ban hành các văn bản chỉ đạo từng địa bàn, khu vực cụ thể để giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện được triển khai, thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn.

Công tác ban hành văn bản đã đảm bảo đúng pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình ban hành các văn bản để thực hiện chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn vẫn chưa được thường xuyên, sâu rộng, các văn bản chỉ đạo chưa đến được những chủ sử dụng đất là những người trực tiếp, chủ thể thực hiện dẫn đến nhiều những vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp vẫn diễn ra.

4.2.1.2. Đánh giá về hệ thống văn bản pháp luật

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định liên quan đến chính sách, pháp luật về đất đai, đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (thuộc thẩm quyền) thuộc lĩnh vực đất đai trên trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, quá trình ban hành văn bản còn một số nội dung chưa quy định cụ thể như:

- Quy định về hạn mức công nhận đất nông nghiệp tự khai hoang (khoản 4 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

- Quy định về hạn mức giao đất đối với khu vực miền núi theo Điều 129, Luật Đất đai còn chưa phù hợp (diện tích giao đất tối đa 2ha); không phù hợp với đặc thù của địa phương miền núi, đất rộng, nhiều hộ gia đình chung sống.

- Quy định về các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất và không đấu giá quyền sử dụng đất theo Điều 118, Luật Đất đai còn chưa cụ thể, rõ ràng đối với trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất.

- Quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 105, Luật Đất đai còn bất cập đối với các địa bàn miền núi, khoảng cách giữa các huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường xa, khó khăn trong công tác luân chuyển hồ sơ của người thực hiện cấp giấy chứng nhận dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

- Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP còn chưa phù hợp, các trường hợp nhận thừa kế, tặng cho ... đất nông nghiệp mà không trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải thực hiện thuê đất là không phù hợp.

- Quy định trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp như đất lúa theo Điều 191 Luật Đất đai còn chưa phù hợp với chủ trương tích tụ đất đai và mức độ đầu tư.

- Quy định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân bị nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện bồi thường về đất ở (Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

- Quy định giá đất ở tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà tái định cư đối với trường hợp đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc do lấn, chiếm nhưng không có chỗ ở nào khác (khoản 5 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

- Đối với trường hợp đối tượng sử dụng đất mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và theo quy định đủ điều kiện ra quyết định thu hồi đất, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 và đã hết thời hạn người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định thu hồi đất; nhưng, vẫn không tự giác thực hiện quyết định đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có được tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai không? Theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định trường hợp cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

UBND huyện Mộc Châu đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn triển khai thi hành Luật Đất đai bằng nhiều biện pháp có hiệu quả. Mặc dù trong điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương có nhiều khó khăn; nhưng, kết quả thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương đạt được là khá lớn, ở tất cả các nội dung và cơ bản được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai. Đặc biệt là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp

luật, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

Bảng 4.6. Đánh giá chính sách pháp luật đất đai trên địa bàn

STT

Đối tượng điều tra

Biết đến chính sách đất

đai (%) Đánh giá về chính sách đất đai hiện nay (%)

Có Không Biết qua chương trình do địa phương tổ chức Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém 1 Cán bộ cấp huyện - - - 0 75,0 25,0 0 0 2 Cán bộ địa chính - - - 11,1 88,9 0 0 0 3 Các hộ nông dân 88,2 11,8 70,0 0 76,4 23,6 0 0 Nguồn số liệu: Số liệu điều tra (2017) Qua kết quả điều tra, 08 cán bộ địa chính cấp huyện và 09 cán bộ địa chính xã và 110 hộ dân trên địa bàn: Số cán bộ huyện đánh giá chính sách pháp luật về đất đai hiện nay ở mức tốt là 75% cán bộ, ở mức trung bình là 25% cán bộ; số cán bộ địa chính xã đánh giá chính sách pháp luật về đất đai huyện nay ở mức rất tốt là 11,1% cán bộ, ở mức tốt là 88,9% cán bộ;

Đối với các hộ dân đã biết đến chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn, có 88,2% hộ dân đã biết đến chính sách pháp luật về đất đai, hình thức tiếp cận chủ yếu qua phương tiện thông tin đại chúng là 70% hộ dân, biết qua chương trình do địa phương tổ chức là 11,8% hộ dân. Các hộ dân được điều tra cơ bản đánh giá các chính sách về đất đai thực hiện tại địa phương ở mức tốt chiếm 76,4%, các hộ dân còn lại 23,6% đánh giá các chính sách về đất đai ở mức trung bình.

Từ số liệu trên, cho thấy về cơ bản chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn đã được người dân biết đến qua hình thức chủ yếu là phương tiện thông tin đại chúng và các chính sách được đánh giá ở mức tương đối tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)