Công cụ và bộ máy Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 26 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Công cụ và bộ máy Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

2.1.5.1. Công cụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Công cụ pháp luật: Là công cụ quản lý không thể thiếu của một Nhà nước. Pháp luật là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác, các chế độ chính sách của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả hơn. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các công cụ pháp luật như: Hiến Pháp, Luật Đất đai, Luật dân sự, các pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Chỉ thị…

- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt việc sử dụng các loại đất được bố trí sắp xếp một cách hợp lý. Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất nông nghiệp. Từ đó ngăn chặn được việc sử dụng lãng phí đất. Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình.

2.1.5.2. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp

Theo luật Đất đai năm 2013, nước ta có chế độ sở hữu đất đai được công nhận là chế độ sở hữu của toàn dân, Nhà nước thống nhất QLĐĐ trên phạm vi cả nước. Bộ máy quản lý nhà nước ngày càng tinh giản thì hiệu quả giải quyết các vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi. Hệ thống cơ quan quản lý được tổ chức, thiết lập, phân cấp, phân quyền từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan cao nhất, có quyền hạn lớn nhất trong bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là Bộ Tài nguyên và Môi trường (được thành lập theo nghị định 91/CP, ngày 11/11/2002), là cơ quan trực thuộc của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về đất nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính, dịch vụ công. Ngoài ra, ở các tỉnh, thành phố có Sở Tài nguyên và Môi trường, ở cấp huyện quận, thị xã có Phòng Tài nguyên và Môi trường. Nhiệm vụ của các cơ quan này là quản lý về các lĩnh vực có liên quan đến địa bàn được giao, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp và báo cáo lên cấp trên trực tiếp tình hình sử dụng đất nông nghiệp để nắm bắt được tình hình sử dụng đất một cách nhanh nhất. Riêng đối với đất nông nghiệp, ngoài sự quản lý của Nhà nước chung còn chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới cấp tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp huyện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quốc hội, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 26 - 27)