Tăng cường hoạt độngcông tác xã hội về tuyên truyền, nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 104)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Đề xuất các giải pháp

3.3.1. Tăng cường hoạt độngcông tác xã hội về tuyên truyền, nâng cao

thức cho hộ nghèo

Hoạt động giảm nghèo có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào những người dân tại xã Đồng Sơn. Vì thế cần nâng cao nhận thức và năng lực cho hộ nghèo để chính bản thân hộ nghèo phải nỗ lực phấn đấu, phải kiên trì vượt qua khó khăn, bản thân hộ nghèo phải hiểu và ý thức để vươn lên thoát nghèo, không ỷ lại vào địa phương.

Để làm được điều đó, cần tăng cường mô hình công tác xã hội về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cá nhân, hộ nghèo, ý thức tự đứng lên tranh thủ được nguồn tài nguyên để thoát nghèo.

Tuy xã Đồng Sơn đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, nhưng chưa thực sự bền vững, vẫn cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phát triển nông nghiệp, nhằm thay đổi tập quán, các hủ tục sinh hoạt, sản xuất lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh … thực hiện tốt các quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung đã được phê duyệt. Với mục tiêu tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tự lực, tự vươn lên thoát nghèo; tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo vươn lên trong cuộc sống. Thông qua công tác tuyên truyền, nhân viên công tác xã hội giúp cho người nghèo, hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo, khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội; đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn cộng đồng trong việc chung tay giúp đỡ người nghèo trong công cuộc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, coi đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội để giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Với những điều kiện khó khăn của vùng núi, tài liệu tuyên truyền chưa thực sự sinh động, kinh phí hỗ trợ về giảm nghèo còn hạn chế, vì vậy, công tác truyền thông được ưu tiên hàng đầu, từ đó tiếp tục hỗ trợ biên tập, phát sóng, quảng bá,

phục vụ người đọc các ấn phẩm truyền thông. Để khắc phục tình trạng trên, nhân viên công tác xã hội tại xã Đồng Sơn cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tuyên truyền sau đây:

- Thức tỉnh ý chí thoát nghèo, tuyên truyền nhằm người nghèo hiểu rõ hoàn cảnh. Từ đó, tác động đến nhận thức của hộ nghèo, cố gắng thoát nghèo bằng chính năng lực của họ.

- Tập trung tuyên truyền các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới; các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch về triển khai Thực hiện Đề án “ Nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020” của tỉnh, huyện và của địa phương.

- Tuyên truyền về tiến độ triển khai, những kết quả đạt được, những khó vướng mắc;những bài học kinh nghiệm; những tập thể, cá nhân điển hình…..trong quá trình triển khai thực hiện. Tăng cường nêu gương người tốt, việc tốt, hăng hái thi đua lao động, sản xuất góp phần quan trọng vào thành công của Đề án “Nhiệm vụ, giải pháp đưa xã Đồng Sơn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020”.

- Tuyên truyền về các Công trình, mô hình được triển khai thực hiện bằng nguồn vốn 135 năm 2017.

- Các hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; cổ động trực quan và tuyên truyền lưu động; Lồng ghép các nội dung tuyên truyền qua các cuộc họp Chi hội, chi Đoàn..vv.

- Nâng cao khả năng tiếp cận, thụ hưởng thông tin thiết yếu của người dân thuộc hộ nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về tiếp cận thông tin thông qua hệ thống đài truyền thanh cấp xã; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu đến người dân.

- Xây dựng kế hoạch thoát nghèo dựa trên cơ sở kết hợp giữa cá nhân thoát nghèo với chương trình, kế hoạch của nhà nước, cộng đồng.

Ngoài ra, hộ nghèo cần phải nhận thức đúng đắn, phù hợp với điều kiện của hộ gia đình, chủ động tìm kiếm cách thức làm ăn, loại bỏ những phong tục tập quán

lạc hậu, tăng cường học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế, qua đó tạo thu nhập ổn định và duy trì cuộc sống của mình.

Đối với đội ngũ nhân viên công tác xã hội phải được đào tạo những kiến thức truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, cách thức xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiêu hợp lý hộ gia đình, bồi dưỡng kĩ năng thuyết trình để có thể truyền tải chính sách tới người dân một cách tốt nhất.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã hội ở các cấp, nhất là cấp xã, bằng việc tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức kĩ năng làm việc và thực hành cho cán bộ xã hội, đặc biệt là kiến thức và kĩ năng về công tác xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)