Nghèo về thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 57)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng nghèo tại xã Đồng Sơn giai đoạn 2013-2018

2.2.1. Nghèo về thu nhập

Xã Đồng Sơn có bốn thôn gồm Tân Ốc I, Tân Ốc II, Phủ Liễn và Khe Càn, trong đó có hai thôn đặc biệt khó khăn là thôn Khe Càn và Phủ Liễn[29, tr.5]; dân cư phân bố tại các thôn không đồng đều.Tỷ lệ nghèo của thôn Khe Càn là 41,81% và cận nghèo là 18.01%Tỷ lệ nghèo của thôn Phủ Liễn là 17,46%, cận nghèo là 20,63%. Một số đặc điểm khác được thể hiện ở Bảng 2.1 và 2.2

Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu nghèo thu nhập tại thôn Phủ Liễn TT Các tiêu chí Đơn vị

tính

Kết quả

xác định Ghi chú

1 Tổng số hộ trong thôn Hộ 189

2 Số hộ là dân tộc thiểu số trong thôn Hộ 189

3 Tỷ lệ hộ nghèo của thôn % 17,46 33/189

4 Tỷ lệ hộ cận nghèo của thôn % 20,63 39/189

5 Trục chính đường giao thông thôn hoặc liên thôn

Đã bê tông hóa đường liên thôn Đường trục chính giao thông nội thôn, ngõ xóm chưa đạt.

6 Tỷ lệ phòng học cho lớp mẫu giáo chưa được kiên cố

%

Chưa Đạt Thiếu 02 phòng

học 7

Nhà văn hóa- khu thể thao thôn theo quy định của Bộ văn hóa- Thể thao và Du lịch

Chưa Đạt

Khu Thể thao chưa được xây dựng

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Đồng Sơn: Đề án về nhiệm vụ và giải pháp đưa xã Đồng Sơn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135,

giai đoạn 2017-2020, tr.5)

Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu nghèo thu nhập tại thôn Khe Càn TT Các tiêu chí Đơn vị

tính

Kết quả

xác định Ghi chú

1 Tổng số hộ trong thôn Hộ 110

2 Số hộ là dân tộc thiểu số trong thôn

Hộ

110

3 Tỷ lệ hộ nghèo của thôn % 41,81 46/110

4 Tỷ lệ hộ cận nghèo của thôn % 18,01 20/110

5 Trục chính đường giao thông thôn

hoặc liên thôn

Đã bê tông hoá đường liên thôn

Đường trục chính giao thông nội thôn, ngõ xóm chưa đạt.

6 Tỷ lệ phòng học cho lớp mẫu giáo

chưa được kiên cố

%

Chưa Đạt Thiếu 02

Phòng học 7

Nhà văn hóa- khu thể thao thôn theo quy định của Bộ văn hóa- Thể thao và Du lịch

Chưa Đạt

Khu Thể thao chưa được xây dựng

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Đồng Sơn: Đề án về nhiệm vụ và giải pháp đưa xã Đồng Sơn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135,

Số người trong độ tuổi lao động tại xã Đồng Sơn là 1.525/ 2.798 người, chiếm 54,46%. Trong đó, số lao động nông, lâm nghiệp có 950 người, chiếm 62,29%; số người lao động có trình độ đã qua đào tạo đạt 55 người, chiếm 3,61%; số người lao động đã qua tập huấn kỹ thuật cộng đồng là 320 người, chiếm 20,98% [28, tr.4].

Số hộ nghèo tại xã Đồng Sơn thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản [23, tr.3]: + Hộ gia đình có ít nhất một thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học: 38 hộ;

+ Hộ gia đình có thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học: 06 hộ + Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh có 25 hộ + Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố và diện tích nhà ở bình quan dưới 8 m2/người có 271 hộ;

+ Hộ gia đình chưa được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh có 12 hộ; + Hộ gia đình không sử dụng hố xí hợp vệ sinh có 358 hộ;

+ Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet có 65 hộ;

+ Hộ gia đình không có tivi, radio, máy tính và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn có 102 hộ .

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nhu cầu cơ bản do điều kiện kinh tế chậm chuyển dịch, người dân là đồng bào Dao nên phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. So với mặt bằng chung của tỉnh, xã Đồng Sơn có khoảng cách chênh lệch về kinh tế, xã hội, về hưởng thụ các dịch vụ cơ bản của nhân dân tại địa bàn so với khu vực khác còn khá lớn; thu nhập bình quân đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững; đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, dân trí thấp...

Những khó khăn, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có đến 90% người dân trong xã làm nông nghệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi năm có hai vụ chính là vụ chiêm và vụ mùa vì vậy thu nhập đem lại không cao. Đặc thù về vùng miền núi địa hình bị chia cắt, mật độ dân cư thưa thớt nên việc đầu tư tập trung phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng tại một số thôn, bản chưa

đồng bộ, có nơi chưa có đường ô tô vào được đến thôn, bản, bị chia cắt khi trời mưa, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân; hệ thống lưới điện nông thôn nhiều nơi chưa đạt chất lượng, một số hộ dân ở phân tán xa trung tâm thôn chưa có điện lưới...

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn, năng suất, sản lượng vật nuôi cây trồng chưa cao. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất ít. Việc huy động nguồn lực và thu hút đầu tư vào xã còn thấp. Mặc dù tỉnh, huyện đã quan tâm trong cân đối, bố trí vốn, nhưng do nguồn lực và cơ chế hỗ trợ đầu tư còn thấp nên nhìn chung nguồn vốn đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước;

Về thu nhập bình quân đầu người 15,2 triệu đồng/năm, chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài, 2017, n=100)

Biểu 2.2. Thu nhập của hộ nghèo tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ

Phần lớn những hộ được điều tra (80%) trả lời có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng; từ 1 - 1,5 triệu; chỉ có 17% và số hộ có thu nhập/tháng từ 1,5 - 2 triệu là rất ít chỉ chiếm 3%. Hầu hết những hộ nghèo làm nông nghiệp, với nguồn thu nhập bấp bênh, mỗi mùa vụ phải từ 2 - 3 tháng mới được thu hoạch trong khi khi thu hoạch về giá cả đầu ra cho sản phảm là rất thấp. Những công việc nghề nông lại bị phụ thuộc vào vấn đề thời tiết (mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán…. Trong khi đó kinh phí đầu

80% 17% 3% Dưới 1 triệu đồng/tháng Từ 1 - 1,5 triệu đồng/tháng Từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng

tư phân bón, thuốc trừ sâu… là rất cao khi tính ra có khi bà con còn bị lỗ. Với chi phí cuộc sống giá cả leo thang như hiện nay, với số tiền ít ỏi như vậy để trang trải chi phí sinh hoạt cho cả gia đình rất khó khăn. Vì vậy muốn để họ thoát được nghèo cần phải có những chính sách và giải pháp bền vững về phát triển kinh tế giúp hộ gia đình có thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)