Nghèo về tiếp cận giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 58)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng nghèo tại xã Đồng Sơn giai đoạn 2013-2018

2.2.2. Nghèo về tiếp cận giáo dục

Qua việc nghiên cứu tài liệu và khảo sát những thông tin thu thập được từ Ủy ban Nhân dân xã Đồng Sơn, tác giả đã có những thông tin về tiếp cận giáo dục của người dân ở đây như sau:

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài, năm 2017, n =100)

Biểu 2.3. Khảo sát về tiếp cận giáo dục của ngƣời dân xã Đồng Sơn

Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của người dân còn khá thấp, chủ yếu chỉ tốt nghiệp trình độ trung học cơ sở (chiếm 50%), tỉ lệ người dân có trình độ trung cấp, đại học chỉ chiếm 5%.

Giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề lớn, hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện cho con cái mình học hành. Tuy nhà nước đã có chính sách miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo nhưng chi phí sinh hoạt, học tập khác như đồ dùng, sinh hoạt hằng ngày vẫn là một vấn đề lớn đối với

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp, đại học 11.00% 25.00% 50% 10% 4%

tài chính của gia đình, hơn nữa đi học đồng nghĩa với việc mất đi một lao động trong gia đình. Cộng với tư tưởng học xong không xin được việc của nhiều người dân, vì vậy mà họ càng củng cố thêm tâm lý không cho con học nhiều làm gì vì thế mà số lượng con hộ nghèo được đi học trên cấp 3 là khá ít. Nguy cơ trẻ em hộ nghèo bỏ học khá nhiều.

Phỏng vấn chi hội trưởng hội phụ nữ tại xã Đồng Sơn, chị Tr.Đ.H cho biết

“Đa số phụ nữ lấy chồng rất sớm, gia đình khó khăn nên phụ nữ chỉ được học hết cấp I, rồi ở nhà phụ giúp cha mẹ nuôi em ăn học. Ngoài việc đọc các con số để đi chợ, phụ nữ không biết viết gì, quanh năm làm lụng nuôi chồng, nuôi con” (PVS,

nữ, 43 tuổi,chi hội trưởng hội phụ nữ).

Nghèo đói cùng với tập quán lạc hậu địa phương cũng làm cho trẻ em khó tiếp cận với việc học hành. Các gia đình xã Đồng Sơn hầu như không quan tâm đến con cái học hành như nào, mà chỉ cần cho chúng biết chữ, biết đọc, biết viết chỉ sử dụng ở nhà làm ruộng. Họ quan niệm cơm chưa có ăn, làm sao lo cho việc học chữ được. Chính nhận thức này đã làm cho trẻ em ở đây bị mù chữ, buộc con phải đi lao động cùng cha mẹ. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là yếu tố kinh tế. Gia đình nghèo, các em không có điều kiện được đến trường, thu nhập gia đình đã cản trở việc học tập, không có tiền đóng góp các khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vị học tập là nỗi khổ của trẻ em xã Đồng Sơn [29, tr.5].

Có thể thấy việc có những hạn chế trong tiếp cận với giáo dục sẽ khiến hộ gia đình nghèo khó tiếp cận với các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, ổn định đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)