Đánh giá mô hình công tác xã hội hỗ trợ giảm nghèo tại xã Đồng Sơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 61)

9. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá mô hình công tác xã hội hỗ trợ giảm nghèo tại xã Đồng Sơn,

huyện Hoành Bồ

2.3.1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức

Đặc điểm của người nghèo xã Đồng Sơn là người dân tộc Dao, trình độ dân trí thấp, hiểu biết và nắm bắt các vấn đề xã hội, cũng như chính vấn đề liên quan đến mình còn rất thấp. Người dân ở đây coi những hạng mục chương trình giúp đỡ người nghèo trên địa bàn tại nơi họ sinh sống là việc của nhà nước và không biết được các quyền lợi của mình. Đây là vấn đề rất lớn, ảnh hưởng đến các dự án giảm nghèo, khiến cho hiệu qủa của các chương trình giảm đáng kể. Chính vì vậy, việc tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể người dân để họ hiểu rõ về chương trình, tạo sự thay đổi trong ý thức của người dân được coi là một trong những vai trò rất quan trọng trong việc giảm nghèo tại xã Đồng Sơn.

Đối với địa bàn nghiên cứu, người làm công tác xã hội là cán bộ làm kiêm nhiệm tại các phòng, ban, là người công tác trong cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến giảm nghèo. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với người dân xã Đồng Sơn được các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo thực hiện nhằm làm rõ tình trạng nghèo và giúp bà con xã Đồng Sơn có ý thức vươn lên thoát nghèo. Với vai trò tuyên truyền, các ban Lao động, Thương binh và Xã hội xã, cùng hội phụ nữ từ xã đến các thôn, bản phối hợp cùng nhau thực hiện.Với phương châm đa dạng hóa các hình thức giúp đỡ, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, cùng Mặt trận tổ quốc các cấp tuyên truyền, vận động người nghèo tích cực hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thông qua kiến thức, giúp nhau kinh nghiệm làm ăn; thành lập các tổ, nhóm tiết kiệm; phân công hội viên khá giúp đỡ người nghèo; hỗ trợ các trường hợp khó khăn đột xuất...

Các chương trình xóa đói giảm nghèo theo chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình xóa đói giảm nghèo dựa vào cộng đồng đã được cán bộ làm công tác xã hội tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn cụ thể cho bà con nghèo của xã Đồng Sơn. Đối với việc nâng cao nhận thức, hội phụ nữ xã kết hợp cùng với chính quyền địa phương đã tuyên truyền, tư vấn cho người dân hậu quả của nghèo, luôn biểu dương các gia đình làm kinh tế giỏi và các gia đình có công trong công cuộc giảm nghèo. Tuy chưa được bài bản, chưa được đào tạo chuyên nghiệp về kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc khi, nhưng đã góp phần thay đổi nhận thức của hộ nghèo xã Đồng Sơn, nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Trên địa bàn xã Đồng Sơn được trang bị các loa phát thanh phục vụ cho nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân, các trường mầm non, tiểu học bán trú được trang bị tivi nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.

Nội dung tuyên truyền giảm nghèo tại xã Đồng Sơn tập trung vào việc phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững; phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và những tấm gương điển hình đã vươn lên thoát nghèo; tuyên truyền các thông tin thiết yếu khác nhằm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.

Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức tại xã Đồng Sơn được tiến hành qua các hình thức sau [18, tr.6]:

- Tuyên truyền bằng hình thức cổ động trực quan như: treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tại trụ sở các cơ quan, đơn vị và dọc các trục đường chính, nơi tập trung dân cư.

- Viết tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các nội dung trên cổng thông tin điện tử của huyện và trên hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến xã Đồng Sơn.

- Tuyên truyền miệng lồng ghép thông qua các cuộc họp, hội nghị, tập huấn tại các cơ quan, đoàn thể, các thôn, khu.

- Tuyên truyền cổ động trực quan tại trung tâm huyện và tuyên truyền lưu động đến các địa bàn người dân khó tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung trên.

Người làm công tác xã hội là người cung cấp, truyền đạt các chính sách về tín dụng, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách giáo dục cho hộ nghèo, giúp cho các cán bộ địa phương vận dụng những chính sách đó cho người nghèo. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội kết hợp với cán bộ huyện và xã tổ chức các buổi giao lưu, tuyên truyền về các văn bản, quyết định, trợ cấp cho đối tượng là người nghèo, giúp người nghèo hiểu biết và tiếp cận với chính sách một cách tốt nhất. Nhân viên công tác xã hội áp dung các kỹ năng chuyên nghiệp như kỹ năng phỏng vấn, tham vấn...để hiểu được tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của hộ nghèo, giúp họ tiếp cận gần hơn với chính sách, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu.

Quy trình công tác xã hội với người nghèo huy động triệt để sự tham gia của cộng đồng và thức tỉnh người nghèo thoát nghèo bằng chính năng lực của mình thông qua việc sử dụng những câu hỏi như: vì sao hộ gia đình ông/bà lại nghèo? Bản thân ông/bà muốn thoát nghèo thì cần phải làm gì? Cần sự giúp đỡ gì của xã hội? Ông/bà có chấp nhận sự trợ giúp của xã hội không? Thông qua việc trả lời các câu hỏi như vậy sẽ thức tỉnh ý chí thoát nghèo của hộ nghèo tại xã Đồng Sơn.

Khi được tiếp cận các thông tin, người dân tại xã Đồng Sơn đã hiểu các chính sách xã hội và có những phản hồi như sau:

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài năm 2017, n=100)

Biểu 2.4. Nguồn cung cấp thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân xã Đồng Sơn

10% 20% 45% 20% 5% Tivi Loa phát thanh cộng đồng, tờ rơi Họp thôn, xóm Cán bộ và đoàn thể địa phương Tự tìm hiểu

Qua biểu điều tra trên, người dân được tiếp cận thông tin tuyên truyền từ nhiều nguồn khác nhau về chính sách hỗ trợ cho người nghèo, như tivi, đài báo, loa phát thanh cộng đồng, tờ rơi. Việc tiếp cận thông tin do họp thôn, xóm chiếm đa số (45%). Thông qua họp thôn, xóm, người dân mới có thời gian hiểu rõ hơn chính sách.Đối với hình thức tuyên truyền này, người dân đều đánh giá rất hữu ích khi tiếp cận thông tin, mà không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Hoạt động tuyên truyền thông qua họp thôn, xóm là cách tuyên truyền phổ biến được người dân đón nhận cao, được nghe và giải đáp các chủ trương, chính sách hay phổ biến các mô hình hỗ trợ người nghèo. Đối với việc các cán bộ và các đoàn thể tại địa phương xuống địa bàn tuyên truyền, hình thức này khá phổ biến, tuy nhiên nằm trong khung giờ lao động của người dân, nên cũng gặp khó khăn đối với người dân.

Về hiệu quả của hoạt động tuyên truyền đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng miền núi khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách, chênh lệch về mức sống giữa thành thị và miền núi, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Thông qua việc tuyên truyền về giảm nghèo cũng góp phần thu hẹp khoảng cách về chênh lệch tiếp cận thông tin của người nghèo tại xã Đồng Sơn.

Hoạt động tuyên truyền được cán bộ làm công tác xã hội thực hiện đã khuyến khích vai trò của người nghèo, gắn người nghèo với trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo.Chủ tịch tỉnh phát biểu“Tỉnh Quảng Ninh thống nhất với các huyện và xã về công tác giảm nghèo

trong khu vực tỉnh. Các chương trình 135, Đề án 196 và các chương trình giảm nghèo tại xã được chỉ đạo thực hiện tuyên truyền để người dân biết, nắm rõ chủ trương, nội dung, định mức hỗ trợ. Phát huy và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, đội ngũ người có uy tín tuyên truyền, vận động người dân thoát nghèo bền vững” (PVS, nam, 58 tuổi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh).

Khi được cán bộ làm công tác xã hội tuyên truyền, tư vấn các vấn đề liên quan đến giảm nghèo, rất nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đưa ra ý kiến, đề xuất, mong muốn của người nghèo về các hoạt động giảm nghèo.

Một người dân xã Đồng Sơn cho biết “Chúng tôi muốn các chương trình trước khi thực hiện, cần họp dân và lắng nghe ý kiến của người dân, dân mong gì và kinh nghiệm nhiều năm sinh sống tại địa phương giúp có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề giảm nghèo” (PVS, nam, 57 tuổi, người dân). Như vậy, chính người dân

là người hiểu biết về điều kiện sinh sống của họ, cũng như khí hậu vùng.

Trong mỗi buổi họp dân, bằng các kỹ năng tiếp cận cộng đồng theo phương pháp có sự tham gia của người dân, cán bộ làm công tác xã hội đã khuyến khích người dân đưa ra ý kiến, các hộ gia đình sôi nổi thảo luận các vấn đề liên quan đến bản thân mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng của họ. Trưởng bản thôn Khe Càn nêu quan điểm“Người dân ở đây đi họp rất đông đủ và đều đưa ra ý kiến xây dựng

đóng góp cho hoạt động giảm nghèo như xây dựng giống lúa mới, vướng mắc trong hỗ trợ vốn vay, lựa chọn giống cây trồng để phù hợp với nguyện vọng và điều kiện khí hậu tại đây” (PVS, nam 48 tuổi, Trưởng thôn Khe Càn).

Tuy nhiên, đối với xã Đồng Sơn, việc tiếp cận thông tin của người dân, chủ yếu là người Dao còn hạn chế, vì họ là đồng bào dân tộc không thể nói tốt tiếng phổ thông.Về hình thức tự tìm hiểu thông tin, người dân ở xã Đồng Sơn rất ít tiếp cận với hình thức này, chỉ chiếm 5%. Họ còn e dè và không biết cách tiếp cận nên hiệu quả không cao.

Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng các cụm loa đài truyền thanh tại xã Đồng Sơn còn hạn chế, do địa hình các thôn lắp đặt phức tạp, một số cụm loa đài không phát được, nên việc tiếp cận thông tin đến người dân còn chậm, thậm chí còn nhiều cụm loa đài bị hỏng, không sửa chữa kịp thời đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin của người dân trên địa bàn [30, tr.8].

Có thể nói, điều quan trọng đầu tiên để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống, nhất là đối với người nghèo ở vùng sâu, vùng xa là người dân phải được biết thông tin, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được phổ biến rộng rãi qua các kênh khác nhau.

Khi được hỏi về vai trò của việc tuyên truyền thông tin đối với người dân, chị V.A.L đã cho biết “Thông tin được tuyên truyền giúp ích nhiều ấy chứ. Tôi biết

giải thích và hiểu cái bụng về sự hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo” (PVS, nữ, 35 tuổi, người dân xã Đồng Sơn).

Như vậy, hoạt động tuyên truyền thông tin là mô hình được ưu tiên hàng đầu. Thông qua việc tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu và tiếp cận được thông tin, từ đó thể hiện nguyện vọng hay nhu cầu cần hỗ trợ xã hội đối với họ, mang lại hiệu quả trong công tác xã hội trên địa bàn. Các thông tin được tuyên truyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo đã khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Hoạt động công tác xã hội cũng góp phần nâng cao khả năng thụ hưởng thông tin thiết yếu của người dân hộ nghèo, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về tiếp cận thông tin.

2.3.2. Kết nối nguồn lực tiếp cận các chương trình, chính sách

Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội kết nối giữa hộ nghèo xã Đồng Sơn với các nguồn lực có thêm tiềm lực để phát triển. Một xã nghèo muốn thoát nghèo nhanh, cần có sự tổng hợp các nguồn lực. Ban Lao động thương binh và xã hội, cũng như Mặt trận tổ quốc, cùng các cấp cùng Hội Cựu chiến binh đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các nguồn lực. Kết nối các nguồn lực thể hiện ở các hình thức sau đây:

Thứ nhất, về hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi người nghèo:Cán bộ lao động

văn hóa xã hội là người trợ giúp người nghèo tìm kiếm nguồn lực cho giải quyết vấn đề nghèo tại xã Đồng Sơn. Đối với địa bàn nghiên cứu là xã Đồng Sơn, nhân viên làm công tác xã hội là cán bộ Phòng Lao động, Thương Binh và Xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện là người công tác trong các cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệm chuyên trách về các vấn đề liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người tư vấn, cung cấp thông tin cho người nghèo về các chính sách ưu đãi liên quan đến hỗ trợ vay vốn, tư vấn cách sử dụng vốn đúng mục đích, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được nguồn vốn phát triển kinh tế.

Qua nghiên cứu thực tế ở địa phương, thiếu vốn là một trong những cản trở lớn nhất đối với các hộ nghèo tại xã Đồng Sơn. Nguồn thu của đồng bào dân tộc

Dao thuộc hộ nghèo chủ yếu là từ nông nghiệp, nhưng với điều kiện nguồn lực hạn chế, thiếu vốn, nguồn thu của người dân ở đây lại rất bấp bênh và dễ gặp rủi ro trước những đột biến của thiên tai, dịch bệnh. Do thiếu vốn nên người nghèo không có khả năng lựa chọn các phương án sản xuất mang lại lợi ích kinh tế, nên giá trị sản phẩm thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, họ không có tài sản thế chấp để vay vốn và thiếu thông tin về các chương trình tín dụng để có thể vay vốn. Ngay cả khi được vay vốn, việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cũng là một điều khó khăn đối với người nghèo.

Với hoạt động kết nối nguồn lực được cán bộ làm công tác xã hội áp dụng dưới nhiều hình thức, như phát động tháng cao điểm vì người nghèo; kêu gọi sự tài trợ của các cơ quan, xí nghiệp, công ty trên địa bàn để huy động sự đóng góp, tham gia của các lực lượng xã hội cùng chung tay góp sức vào công cuộc giảm nghèo; đẩy mạnh cuộc phát động kêu gọi cán bộ, viên chức tự nguyện trích ít nhất một ngày lương ủng hộ người nghèo. Nhân viên công tác xã hội kết hợp cùng các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phát động phong trào giúp đỡ nguồn vốn làm kinh tế để thoát nghèo, cụ thể như: Vốn tín chấp qua các hội, đoàn thể; Tiếp tục xây dựng và nhân rộng chương trình vận động Quỹ tiết kiệm giúp đỡ hội viên nghèo vay vốn không lãi xuất để phát triển kinh tế ...

Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác xã hội giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực trong chính sách, chương trình hỗ trợ vay vốn của Nhà nước và cộng đồng cho người nghèo. Thông qua hợp đồng uỷ thác giữa các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, sự kết hợp của Uỷ ban nhân dân xã, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo trên địa bàn huyện gồm: Chương trình cho vay hộ nghèo; Chương trình cho vay quốc gia về giải quyết việc làm; Chương trình cho vay nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình cho vay xuất khẩu lao động; Chương trình cho vay học sinh, sinh viên nghèo; chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. Hiện nay, nhiều hộ nghèo vẫn chưa có khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng, tuy chính sách của Nhà nước đã ngày càng chú ý đến đối tượng hưởng thụ là người nghèo. Từ thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)