Nghèo về nước sạch và vệ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 59)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng nghèo tại xã Đồng Sơn giai đoạn 2013-2018

2.2.3. Nghèo về nước sạch và vệ sinh

Qua nghiên cứu tài liệu về hệ thống nước sạch của Ủy ban Nhân dân huyện Hoành Bồ về kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo năm 2017, và Ủy ban xã Đồng Sơn báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mói và thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tác giả đã thấy nước sạch và vệ sinh kém tiện nghi vẫn là một hạn chế lớn đối với người nghèo tại xã Đồng Sơn.

Nhiều năm qua, người dân ở xã Đồng Sơn luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng. Người Dao của xã Đồng Sơn sống tại các khu vực miền núi biệt lập, cấp thoát nước kém, đường sá lầy lội vào mùa mưa, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Bên cạnh đó, người Dao tại xã Đồng Sơn chủ yếu dùng nước giếng khoan, do chi phí sử dụng nước máy cao hơn nước giếng. Chất lượng nguồn nước không đảm bảo, khi nhìn bằng mắt thường, nước giếng khá trong, nhưng thông qua hệ thống lắng lọc nên nguồn nước nguy cơ bị ô nhiễm khá cao.

Khi được phỏng vấn, trưởng bản thôn Phủ Liễn, ông L.S.T đã cho biết

“trước khi có nguồn nước giếng khoan, đồng bào ở xã Đồng Sơn chủ yếu dùng nguồn nước mưa, ngoài ra nguồn nước suối cũng giúp đồng bào trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhưng vào những mùa hạn hán, nguồn nước khan hiếm, gây khó khăn rất nhiều cho cuộc sống của người Dao ở đây” ( PVS, nam, 54 tuổi,

trưởng bản thôn Phủ Liễn).

Ngoài ra, nhiều hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhất là vào mùa khô. Có được nguồn nước sạch sử dụng là mong mỏi của nhiều người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)