Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác xã hội ở cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 107)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Đề xuất các giải pháp

3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác xã hội ở cấp huyện

kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo, đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban giảm nghèo. Phân công thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách các thôn, bản và phân công các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo.

Quan tâm đẩy mạnh các phong trào vận động nhân dân, tạo điều kiện để mọi người đều tham gia công tác giảm nghèo, theo phương châm xã hội hóa có hỗ trợ của Nhà nước.

3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác xã hội ở cấp huyện và xã Đồng Sơn Đồng Sơn

Đây là biện pháp quan trọng để hỗ trợ cho người nghèo, giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thông qua các phương pháp tác nghiệp cơ bản của công tác xã hội, sự thể hiện vai trò trợ giúp chuyên nghiệp của người làm công tác xã hội sẽ tạo ra sự tương tác giữa người trợ giúp, nguồn lực trợ giúp với đối tượng trợ giúp. Vì vậy, người nghèo, cộng đồng nghèo sẽ tự nhận ra được vấn đề của mình, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp và nỗ lực thực thi trên cơ sở phát huy tiềm năng, nội lực với các nguồn lực bên ngoài để giải quyết vấn đề, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để hoạt động giảm nghèo thực sự đem lại kết quả cho người dân, đội ngũ cán bộ xã hội ở cấp huyện và xã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác xã hội. Cán bộ phụ trách về mảng công tác xã hội tại huyện và xã phải là những người có trình độ chuyên môn về công tác xã hội, cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, cần được tham gia vào các khóa đào tạo, tập huấn thường xuyên về công tác xã hội theo tiêu chuẩn của một nhân viên công tác xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, nhân viên quản lý cần phải hiểu biết và nhận thức đúng về các mô hình công tác xã hội. Điều này rất quan trọng, nếu các nhân viên làm nhiệm vụ công tác xã hội hiểu đúng được các mô hình công tác xã hội, sẽ hướng được các hoạt động của hộ nghèo xã Đồng Sơn đi đúng theo quy chuẩn của mô hình, nâng cao được tinh thần, thái độ ứng xử trong làm việc phù hợp

Nâng cao trình độ và năng lực thực hiện chính sách giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ xã hội ở cấp huyện và cấp xã giúp truyền tải những thông tin, chủ trương, chính sách và những ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo. Việc nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ cơ sở sẽ giúp cho việc triển khai thực hiện chính sách trở nên dễ dàng và đạt kết quả tốt hơn.

Để làm được điều đó, nhiệm vụ hàng đầu là phát huy vai trò của cán bộ xã hội, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giảm nghèo bằng việc tổ chức các lớp dài hạn, ngắn hạn về giảm nghèo bền vững, đưa cán bộ giảm nghèo được mở mang kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương.

Nâng cao kiến thức về phương pháp tổng thể để tiếp cận đói nghèo như kỹ năng làm việc với thực hành, kỹ năng tổ chức thực hiện chính sách, kỹ năng phát triển nhu cầu của cộng đồng, kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng xây dựng dữ liệu người nghèo. Với những kỹ năng đó, cán bộ làm công tác xã hội có thể giám sát, theo dõi được tình trạng nghèo, diễn biến nghèo và đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo tới hộ nghèo.

Cán bộ làm công tác xã hội cũng cần được đào tạo những kiến thức truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, cách thức xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất chi tiêu hợp lý hộ gia đình, bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình để truyền tải chính sách tới người dân một cách tốt nhất.

Ngoài việc nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, quan trọng nhất là phải nâng cao nguồn nhân lực cán bộ giảm nghèo cho địa phương, nhất là nguồn lực công tác xã hội. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ninh đang ngày càng lớn mạnh, nhưng đối với xã Đồng Sơn, số lượng còn hạn chế. Vì vậy, cần bổ sung nguồn nhân lực cho xã, góp phần giảm thiểu tình trạng đói nghèo ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)