Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Địa hình Đồng Sơn tương đối đa dạng phân dị thuộc loại địa hình đồi núi, đại bộ phận nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích của xã có độ cao trung bình từ 150 - 250m sắp xếp theo dạng bát úp và cấu tạo bởi đá lục nguyên, có độ dốc từ 12 - 35o. Địa hình đồi núi có mật độ chia cắt trung bình từ 1.5 - 2km, quá trình phong hóa xói mòn diễn ra mạnh. Đây là vùng có khả năng quy hoạch trồng rừng lẫy gỗ thuận lợi.

Đồng Sơn là xã miền núi nên chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có bốn mùa rõ rệt.

Đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng đến mùa màng giao thông liên lạc. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người dân thấp, đặc biệt đối với người nghèo lại càng khó khăn.

Đất canh tác ít mầu mỡ, canh tác khó, dẫn tới năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Đặc biệt đối với những người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chính, việc tích lũy tái sản xuất chính, việc tích lũy tái sản xuất mở rộng bị hạn chế.

Theo Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 của Ủy ban Nhân dân huyện

Hoành Bồ năm 2015, Đồng Sơn có tiềm năng thế mạnh về cây đặc sản đó là cây

Quế và cây Keo, cả xã hiện có khoảng trên 6.000 ha cây Keo, 1.000ha Cây Quế. Đồng Sơn cũng là xã có tiềm năng để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là đàn bò, trâu, lợn bởi diện tích rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên chiếm trên 3.507,2 ha, chiếm 27,6% đất tự nhiên của xã. Xã Đồng Sơn nằm trong khu vực rừng bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Đồng Sơn có khí hậu trong lành, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có cộng đồng dân tộc luôn ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc…[17, tr.5]

Ngoài ra không có việc làm, do thiên tai, thiếu hoặc không có các dụng cụ, tài sản, hay các tư liệu phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do vậy thu nhập của nhóm hộ nghèo còn thấp, chưa có sự tích lũy, một số hộ nghèo còn tư tưởng an phận, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cấp trên chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.

Tư duy kinh tế còn thụ động, việc phát hiện, khai thác, phát huy nội lực còn hạn chế; bên cạnh đó gia đình đông con, do đông con nên thiếu nguồn lực về lao động, số con còn nhỏ nên dẫn tới tình trạng người làm thì ít, người ăn thì nhiều. Thiếu lao động nên nguồn thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu hằng ngày của số nhân khẩu trong gia đình nên họ dễ rơi vào tình trạng nghèo.

Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc, sản xuất, không nhiều kinh nghiệm làm ăn, cho nên không có được các giải pháp để thoát nghèo. Ngoài ra, một số hộ khi được cho vay vốn hỗ trợ sản xuất hộ nghèo chưa sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích mà chủ yếu giành cho nguồn mua sắm trang thiết bị trong nhà. Do đó nguồn vốn cho vay chưa được sử dụng một cách hiệu quả, không có khả năng hoàn trả.

Như vậy, Đồng Sơn còn là một xã nghèo đặc biệt khó khăn, kinh tế kém phát triển, văn hóa xã hội lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông từ xã đến các thôn bản, đường nội thôn, liên thôn còn khó khăn, thường bị chia cắt các thôn bản khi mưa lũ vì chưa có hệ thống cầu mà chủ yếu là các đường tràn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Đội ngũ cán bộ xã chưa đạt chuẩn, còn một số yếu về năng lực. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, xã còn nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệch về kinh tế, xã hội, về hưởng thụ các dịch vụ cơ bản của nhân dân tại địa bàn so với khu vực khác còn khá lớn; thu nhập bình quân đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững; đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, dân trí thấp... Những khó khăn trên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)