Khái niệm hộ nghèo và cách xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 30)

9. Kết cấu của luận văn

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.2. Khái niệm hộ nghèo và cách xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam

Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

Theo Ngân hàng thế giới khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo bốn nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp phát triển [5]:

- Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày.

- Đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2USD/ngày - Các nước Châu Âu là 4 USD/ngày

- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày

(chuẩn đô la Mỹ nêu trên là tính theo sức mua tương đương, đối với nước ta 1 USD tương đương với 2800 đồng với thời điểm năm 2004).

Ở Việt Nam, việc xác định chuẩn nghèo rất quan trọng trong việc thực hiện mô hình công tác xã hội. Theo đó, chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác định ai là người nghèo (hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước; nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Hiện nay, Việt Nam đã, đang tồn tại hai chuẩn nghèo, một chuẩn nghèo chính thức của Chính phủ và một chuẩn nghèo được thiết kế bởi Tổng cục Thống kê của Ngân hàng Thế giới phục vụ cho các hoạt động theo dõi và đánh giá nghèo. Trong nghiên cứu đề tài này, tác giả áp dụng chuẩn nghèo của chính phủ. Chuẩn

nghèo chính thức xây dựng và được điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau để phù hợp với bối cảnh phát triển mới của Việt Nam. Thông thường, thời gian điều chỉnh chuẩn nghèo chính thức là 5 năm, do gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Từ sau năm 2005, chuẩn nghèo được tính bằng tiền dựa trên cách tính toán các chi phí cho nhu cầu cơ bản. Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, từ năm 1993 đến năm 2017, Chính phủ đã công bố chuẩn nghèo như sau [5, tr.22]:

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 1993 đến 1995: Chuẩn nghèo theo nhu

cầu cơ bản của Việt Nam, được thống nhất vào đầu thập kỷ 90 đã đưa ra các tiêu chí xác định và thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống của người dân. Theo đó, đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung, bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm.

Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn, mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế thế giới xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.

Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm, ta có đường đói nghèo chung.

Căn cứ vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và mức sống thực tế của người dân, chuẩn nghèo được xác định như sau:

+ Hộ đói là bình quân thu nhập đầu người quy theo gạo/tháng dưới 13 kg đối với thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn.

+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20kg đối với thành thị, dưới 15kg đối với khu vực nông thôn.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1995-1997:

+ Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng

+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo dưới 15kg/người; vùng nông thôn, đồng bằng, trung du dưới 20kg/người/tháng; vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ năm 1998 đến 2000: Theo Công văn số

1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997, quy định:

+ Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45 ngàn đồng, tính cho mọi vùng.

+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo dưới 15 kg/người/tháng (tương đương 55 ngàn đồng); vùng nông thôn, đồng bằng, trung du dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70 ngàn đồng); vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng).

Giai đoạn thứ tư, bắt đầu từ năm 2001 đến năm 2005: Theo Quyết định số

1143/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005: chuẩn nghèo đối với vùng nông thôn miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/người/tháng; Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng [3, tr.1].

Trong các giai đoạn này, chuẩn nghèo được áp dụng cho ba khu vực là: nông thôn miền núi, nông thôn đồng bằng và thành thị.

Giai đoạn thứ năm bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2010: Theo Quyết định của

Thủ tướng Chính phủ số 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 ngày 08 tháng 07 năm 2005, việc xác định chuẩn nghèo mới theo nguyên tắc toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và hội nhập cũng như sự cần thiết nêu trên đòi hỏi chuẩn nghèo trong giai đoạn mới (2006-2010) phải nâng dần để phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của dân cư và từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Khi tính toán chuẩn nghèo cho cả giai đoạn 2006 - 2010 cũng đã xem xét đến các yếu tố: trượt giá (ước tính trung bình hàng năm cả giai đoạn 7-8%); tăng trưởng kinh tế (7,5 -8%/năm); tăng tiền lương (khoảng 10 - 20%).

Trong giai đoạn này chỉ xác định chuẩn nghèo cho hai khu vực là: nông thôn và thành thị. Việc áp dụng chung một chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn sẽ có lợi hơn cho người dân ở vùng miền núi bảo đảm công bằng hơn giữa các vùng và Nhà nước tập trung được nguồn lực cho vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Việc sử dụng chuẩn nghèo cho hai khu vực thành thị và nông thôn cũng phù hợp với xu thế quốc tế.

Chuẩn nghèo giai đoạn này được tính như sau: Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống; thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo [31, tr.1].

Giai đoạn thứ sáu, bắt đầu từ năm 2011 đến năm 2015 được quy định như

sau [32, tr.1]: Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 ngày 30-01-2011, Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo thu nhập mới cho giai đoạn 2011-2015 tăng gần gấp đôi so với chuẩn nghèo thu nhập cũ giai đoạn 2006-2010. Theo đó:

Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

So với giai đoạn 2006-2010, mục tiêu về giảm nghèo trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 thậm chí còn cao hơn, mỗi năm giảm 2% riêng các khu vực nghèo nhất, tỷ lệ giảm nghèo mỗi năm là 4%.

Giai đoạn thứ bảy, từ năm 2016 đến năm 2020, theo Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ số 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ngày 19 tháng 11 năm 2015, chuẩn nghèo được xây dựng theo hướng kết hợp

cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở các tiêu chí về thu nhập, bao gồm chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập, mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Trên cơ sở năm chiều cạnh nghèo, chuẩn nghèo được quy định như sau:

Hộ nghèo đối với khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí, đó là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí, đó là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Hộ có mức sống trung bình khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

Quy mô giảm nghèo diễn ra ở tất cả các vùng miền, khu vực và các nhóm dân cư. Tỷ lệ nghèo đô thị ở Việt Nam đã giảm từ 25,1% năm 1993, xuống còn 6,0% vào năm 2010. Quy mô giảm nghèo cũng diễn ra mạnh ở các vùng kinh tế, đặc biệt là ở các khu vực đồng bằng sông Hồng giảm gần sáu lần; Đông Nam Bộ giảm gần năm lần. Các khu vực như Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cũng đạt được tốc độ giảm nghèo tương đối nhanh.

Như vậy, qua việc thay đổi chuẩn nghèo qua các giai đoạn phát triển có thể thấy những thay đổi đáng kể trong đời sống của người dân, không chỉ ở khía cạnh thu nhập, mà còn ở nhiều khía cạnh khác như tiếp cận các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng, các nguồn lực để thoát nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)