Tiếp tục xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hộiđối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 107 - 131)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Đề xuất các giải pháp

3.3.4. Tiếp tục xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hộiđối vớ

Về kết nối nguồn lực: vai trò của công tác xã hội là kết nối nguồn lực để hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề, trong hoạt động giảm nghèo với đồng bào dân tộc Dao tại xã Đồng Sơn. Những nguồn lực cần kết nối: nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, ban ngành có liên quan...Nguồn tài chính hỗ trợ cho người nghèo là rất lớn, cần được huy động tổng lực từ các nguồn bao gồm: Ngân sách Nhà nước, cả ngân sách trung ương và địa phương; Nguồn tài chính huy động từ cộng đống; Nguồn tài chính huy động quốc tế; Các nguồn tài chính huy động khác. Tùy điều kiện cụ thể mà việc huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính này được thực hiện và thể hiện vai trò khác nhau, trong đó nguồn tài chính từ chính trong cộng đồng là quyết định, nguồn bên ngoài là quan trọng.

Về y tế: nhân viên công tác xã hội cần hỗ trợ người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ y tế thông qua mua thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí: từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, quan tâm đầu tư hệ thống y tế cơ sở (xã thôn, bản), có chính sách thu hút y, bác sỹ làm việc ở các xã vùng sâu, vùng xa. Nhân viên công tác xã hội cần kiểm tra xem các thành viên trong hộ nghèo đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế chưa, hướng dẫn họ kiểm tra tính chính xác của thông tin trên thẻ với giấy tờ tùy thân, nếu bị sai hướng dẫn họ làm thủ tục điều chỉnh. Khuyến khích, tư vấn người nghèo quan tâm chăm sóc sức khỏe (dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, khám chữa bệnh). Thông tin cho người nghèo về chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và hỗ trợ người nghèo tiếp cận đến dịch vụ này. Thông tin cho người nghèo những cơ sở khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người

nghèo hay cung cấp dịch vụ miễn phí cho người. Phấn đấu đến năm 2020, đảm bảo 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho người nghèo.

Về giáo dục: cần triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo cho con em hộ nghèo như: chính sách về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập; chính sách thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Trước mắt tập trung thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo quy định của Nhà nước; đảm bảo con em hộ nghèo được hỗ trợ một lần mua sách vở, đồ dùng học tập; miễn học phí, tiền xây dựng theo đúng quy định. Ngoài ra huyện tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển đối với con em các dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ cho địa phương.

Nhân viên công tác xã hội cần thường xuyên cập nhật các chính sách hỗ trợ đào tạo giáo dục cho trẻ em con hộ nghèo, luôn cập nhật danh sách học sinh là con em hộ nghèo trong danh sách hộ nghèo do xã quản lý. Làm việc với chính quyền địa phương và nhà trường để hoàn thành thủ tục xin hỗ trợ miễn giảm học phí và các hỗ trợ khác cho đối tượng học sinh này. Vận động nguồn lực khác của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của con hộ nghèo trong trường hợp chương trình/chính sách hỗ trợ kia chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo; vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ như: Trao học bổng, nhận đỡ đầu, hỗ trợ dụng cụ học tập, quần áo, phương tiện đi lại... tạo điều kiện cho con em hộ nghèo đến trường.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, tăng cường đổi mới nội dung, hình thức mở lớp để thu hút học viên tham gia học tập; Thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động học sinh ra học.

Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học để trẻ em nghèo được học tập thuận lợi, ưu tiên đầu tư trước cho các cơ sở trường, lớp học sớm đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.

Tiếp tục bố trí nguồn vốn cho vay ưu đãi để hộ nghèo xây dựng công trình nước sinh hoạt. Đối với các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn cần huy động các lực lượng đóng quân trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và cộng đồng dân cư huy động nhân lực hỗ trợ để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo.

Về mô hình công tác xã hội trợ giúp pháp lý cho người nghèo: cần tiếp tục trợ giúp pháp lý miễn phí cho hộ nghèo có nhu cầu về các lĩnh vực đất đai, nhà ở, thừa kế, hộ khẩu, hộ tịch, hôn nhân gia đình, chế độ chính sách, bảo hiểm, lao động việc làm...; tăng cường tổ chức tuyên truyền pháp luật lưu động tại các xã vùng sâu, vùng khó khăn. In ấn và phát hành tờ rơi, tờ gấp với nội dung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho hộ nghèo, hộ khó khăn. Khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo để thường xuyên và kịp thời phố biến những quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước giải đáp, tư vấn về pháp luật cho người nghèo. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, cán bộ tư pháp cấp xã, tổ hòa giải.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình công tác xã hội tại xã Đồng Sơn, đồng thời đề xuất cải thiện dịch vụ trợ giúp công tác xã hội và đưa ra giải pháp trong mô hình công tác xã hội.Việc thực hiện công tác xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội như nhận thức, chỉ đạo, điều hành trong công tác thực hiện các hoạt động công tác xã hội về giảm nghèo còn chưa tốt; còn tồn tại bất cập trong chính sách giảm nghèo; nhận thức của người nghèo còn hạn chế; đội ngũ làm công tác xã hội hầu hết là kiêm nhiệm, chưa có đội ngũ làm công tác xã hội được đào tạo đúng chuyên ngành. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác xã hội trên địa bàn xã Đồng Sơn.

Nội dung chương 3 đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ cho người nghèo và cải thiện sinh kế cho người nghèo thông qua các mô hình giảm nghèo.

KẾT LUẬN

Hiện nay, vấn đề nghèo đa chiều và vấn đề giảm nghèo được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm bằng những chính sách và biện pháp cụ thể. Xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực có tỷ lệ nghèo cao. Ở khu vực này, người dân vẫn phải sống trong điều kiện thiếu thốn, thu nhập thấp, các mặt về kinh tế, y tế, giáo dục và tiếp cận các dịch vụ còn hạn chế. Ngoài ra, người dân xã Đồng Sơn có đến 98% là người Dao, là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, nên vấn đề nghèo đa dạng, đa chiều. Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã kết hợp với chính quyền xã đã ban hành các chính sách giảm nghèo, đưa chủ trương của đảng và nhà nước về giảm nghèo vào áp dụng cho xã Đồng Sơn.

Với sự nỗ lực của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các cán bộ làm công tác xã hội trên địa bàn, các mô hình công tác xã hội được đưa ra một cách toàn diện, bao gồm các hoạt động công tác xã hội về tuyên truyền nâng cao nhận thức của hộ nghèo; hoạt động công tác xã hội về kết nối nguồn lực, hỗ trợ sản xuất giúp hộ nghèo tiếp cận các chương trình, chính sách giảm nghèo; hoạt động công tác xã hội về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và hoạt động công tác xã hội về hỗ trợ pháp lý đã đem lại lợi ích kinh tế cho người dân nơi đây. Đối với hoạt động công tác xã hội về tuyên truyền, nâng cao nhận thức đã giúp người dân xã Đồng Sơn nắm bắt kịp thời các thông tin về giảm nghèo, khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo cho người dân nơi đây. Đồng thời, hoạt động công tác xã hội về kết nối nguồn lực, hỗ trợ sản xuất đã giúp người dân tiếp cận được các ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất. Quỹ tiết kiệm giúp đỡ hội viên nghèo vay vốn không lãi để phát triển kinh tế cũng được thành lập nhằm tạo thuận lợi hơn cho hộ nghèo tại xã Đồng Sơn.Nhằm giúp người dân xã Đồng Sơn trong việc chăm sóc sức khỏe, hoạt động công tác xã hội hỗ trợ y tế cho người nghèo luôn được quan tâm thông qua việc khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế. Đối với hoạt động công tác xã hội về giáo dục đã góp phần hỗ trợ cho học sinh nghèo được đến trường. Ngoài ra, hoạt động công tác xã hội về trợ giúp pháp lý cũng được áp dụng nhằm giúp người dân hiểu hơn về

chính sách và đây là giải pháp giúp người dân giải đáp các thắc mắc, khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, kinh tế của xã Đồng Sơn đã tăng trưởng, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc đã khá hơn trước; trình độ dân trí của người dân vùng cao từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai mô hình công tác xã hội trên địa bàn xã Đồng Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là ý thức của người dân trên địa bàn chưa cao, còn trông chờ vào chính sách và sự trợ giúp của cán bộ làm công tác xã hội. Chính sách giảm nghèo còn bất cập, việc thực hiện chưa nghiêm túc. Ngoài ra, số lượng cán bộ làm công tác xã hội trên địa bàn còn mỏng, đa số là kiêm nhiệm từ các mảng công việc chuyên môn. Đặc biệt, tại xã Đồng Sơn chưa có đội ngũ tình nguyện viên giúp đỡ người dân triển khai các mô hình nêu trên. Những hạn chế này phần nào làm giảm hiệu quả của mô hình công tác xã hội trên địa bàn.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo trong giai đoạn tiếp theo, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp cơ bản, trên các lĩnh vực, đó là:

Thứ nhất, cần tăng cường hoạt động công tác xã hội về tuyên truyền, nâng cao năng lực người dân xã Đồng Sơn, bao gồm thức tỉnh ý chí thoát nghèo, tập trung tuyên truyền các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của nhà nước về giảm nghèo; đưa xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, tuyên truyền về tiến độ triển khai, những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo. Nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận, thụ hưởng thông tin thiết yếu cho hộ nghèo.

Thứ hai, cần nâng cao hoạt động công tác xã hội về kết nối các nguồn lực, hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo. Nhân viên công tác xã hội cần đi sâu nghiên cứu tình hình, nhu cầu thiết yếu của người dân để thực hiện các hoạt động kết nối nguồn lực một cách hiệu quả. Vận động người dân chủ động, tích cực phát triển sản xuất và cần biểu dương các hộ gia đình làm kinh tế giỏi.

Thứ ba, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác xã hội ở các cấp huyện và xã Đồng Sơn. Cán bộ phụ trách về mảng công tác xã hội tại huyện và xã phải là những người có trình độ chuyên môn về công tác xã hội, cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, cần được tham gia vào các khóa đào tạo, tập huấn thường

xuyên về công tác xã hội theo tiêu chuẩn của một nhân viên công tác xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, nhân viên quản lý cần phải hiểu biết và nhận thức đúng về các mô hình công tác xã hội.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hội đối với người nghèo. Với những giải pháp này hi vọng không chỉ đem lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động công tác xã hội ở xã Đồng Sơn mà các địa phương khác cũng như các học giả có thêm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu và vận dụng, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Mô hình công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ

côi hòa nhập cộng đồng, Luận văn thạc sĩ, tr.25-26

2. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Irish Aid, UNDP (2015), Báo cáo tổng

quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, tr.19

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Quyết định số 1143/2000/QĐ-

LĐTBXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005, ngày 01-

11-2000, tr.1

4. Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Điển (1995), Vấn đề nghèo ở Việt Nam, Báo

cáo của Thụy Điển

5. Chính phủ (2005), Báo cáo Chính phủ số 21/LĐTBXH-BTXH về chuẩn

nghèo giai đoạn 2006-2010, ngày 25-4-2005, tr.22

6. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền

vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, ngày 19/5/2011

7. Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (2012), Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở Châu Á và Thái Bình Dương: giới và đói nghèo, nxb

Trung tâm vùng Châu Á- Thái Bình Dương.

8. Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Những lý luận chung về đói nghèo và xóa

đói giảm nghèo, nxb Chính trị quốc gia năm 2010, tr7-8.

9. Khái niệm mô hình,

http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/M%C3%B4_h%C3%ACnh, ngày 15/9/2017

10. Nguyễn Hải Hữu (2010), “Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói

ở nước ta”, Tạp chí Cộng Sản (86), tr.15-20

11. Liên Hợp Quốc (2007), Tuyên ngôn Thiên niên Kỷ của Đại hội đồng Liên

Hợp Quốc, tháng 10 năm 2007,

http://hr.law.vnu.edu.vn/abipoly_46/112/tuyen-bo-thien-nien-ky-cua-lien- hop-quoc, ngày 12-9-2017

12. Khánh Ly (2013), Tiếp cận đa chiểu, giảm nghèo bền vững: giảm nghèo

mang tầm nhìn tương lai, http://www.baomoi.com/tiep-can-da-chieu-giam- ngheo-ben-vung-giam-ngheo-mang-tam-nhin-tuong-lai/c/12274442.epi, ngày 18/9/2017

13. Dương Ngọc (2017), Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh: Mô hình

hiệu quả trong việc phát triển nghề công tác xã hội,

http://m.laodongxahoi.net/trung-tam-cong-tac-xa-hoi-tinh-quang-ninh-mo- hinh-hieu-qua-trong-viec-phat-trien-nghe-cong-tac-xa-hoi-1306439.html, truy cập ngày 27/10/2017

14. Quốc Hội (2014), Nghị quyết số 76/2014/QH13: Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020

15. Ngân hàng thế giới (2012), Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, Báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam

16. Nguyễn Thị Quỳnh (2014), Nghiên cứu mô hình công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu-Hà Đông-Hà Nội, Luận văn thạc sĩ,

tr.15-20

17. Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ (2015), Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015, ngày 28/10/2015, tr.5

18. Ủy ban Nhân dân huyện Hoành Bồ (2017 ), Công văn số 281/VHTT về tuyên

truyền triển khai thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ngày 19/9/2017,

tr.6

19. Ủy ban Nhân dân huyện Hoành Bồ (2016), Quyết định số 3899/QĐ-UBND

về việc Phê duyện kết quả rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 107 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)