Về nhận thức, trách nhiệm và chỉ đạo điều hành trong công tác thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 95)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt độngcông tác xã hội với việc giảm nghèo

3.1.1. Về nhận thức, trách nhiệm và chỉ đạo điều hành trong công tác thực hiện

Trong công tác chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện công tác dân tộc của một số cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở chưa thật tốt. Nhận thức của một số cán bộ cấp ủy, chính quyền trong việc tổ chức và triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở cơ sở có lúc, có việc còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ phải làm kiêm nhiệm rất nhiều việc, trong đó có hoạt động hỗ trợ công tác xã hội. Những cán bộ này chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, do đó chưa thực sự hiểu rõ về công tác xã hội trong giảm nghèo.

Khi được hỏi về vấn về khó khăn trong mô hình công tác xã hội cho người nghèo tại xã Đồng Sơn, anh Ng.Q.H, phòng Dân tộc đã trả lời như sau: “Tôi phụ trách rất nhiều vấn đề liên quan đến hộ nghèo như hỗ trợ sản xuất, tư vấn giống cây trồng, áp dụng khoa học trong sản xuất. Nhiều việc quá, nên chưa đánh giá được hiệu quả trong công tác xã hội” (PVS, nam,52 tuổi, cán bộ Phòng Dân tộc)

Mặt khác, sự kết hợp triển khai thực hiện các chính sách thuộc một số ngành, lĩnh vực chưa được chặt chẽ. Phòng Dân tộc là cơ quan tham mưu giúp việc cho Uỷ ban nhân dân huyện trong lĩnh vực công tác dân tộc, nhưng chưa nắm bắt được hết các chính sách dân tộc được triển khai trên địa bàn do ngành khác thực hiện như y tế, dân số, văn hóa, đất đai, xây dựng nông thôn mới... Đội ngũ cán bộ làm chuyên trách về công tác xã hội tại Uỷ ban nhân dân cấp xã chưa có, do đó lĩnh vực này còn gặp khó khăn ngay từ bước triển khai thực hiện tại cơ sở.

Việc thực hiện các mô hình công tác xã hội thông qua sự phối hợp giữa các cán bộ kiêm nhiệm về công tác xã hộicó lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Như trong hoạt động công tác xã hội về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nghèo yêu cầu chính quyền xã, thôn, bản phải công khai để nhân dân biết các thông tin. Cán

bộ kiêm nhiệm công tác xã hội cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai như niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, công khai trên hệ thống truyền thanh của xã hoặc công khai qua trưởng thôn, tổ trưởng dân phố để thông báo tới nhân dân, nhưng thực tế còn một số thôn, bản trong xã Đồng Sơn không thực hiệnhình thức niêm yết hoặc có nhưng chưa thường xuyên. Một số việc do thực hiện thiếu công khai, dân chủ dẫn đến đơn thư khiếu nại, tố cáo. Những nội dung cần lấy ý kiến của nhân dân ở một số nơi vẫn mang tính hình thức. Tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo đi họp chưa thật cao. Khi được lấy ý kiến, đa số dân thường nhất trí, ít đóng góp ý kiến. Hiệu quả giám sát của nhân dân chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)