Nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 97)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt độngcông tác xã hội với việc giảm nghèo

3.1.3. Nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân

Người dân chưa ý thức đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó, chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Người dân còn cho rằng, đầu tư giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền địa phương nên họ chưa có ý thức phối hợp, bảo vệ và khai thác các công trình hạ tầng do Nhà nước đầu tư như giao thông, thuỷ lợi, chợ,...Đây cũng là những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tái nghèo còn cao, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế- xã hội của xã và việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo trên địa bàn.

Tâm lý ỷ lại của người dân, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nướchoặc có được tiền do Nhà nước hỗ trợ nhưng lại không biết đầu tư vào đâu.Bên cạnh đó, một số hộ thuộc diện nghèo, khi được hỗ trợ vươn lên thoát nghèo, họ thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên. Mặt khác, khó khăn lớn nhất của người nghèo là thiếu kiến thức làm ăn,ngại tiếp cận với các kỹ thuật mới áp dụng trong đời sốngcó điều kiện tiếp cận với những người có kinh nghiệm trong sản

xuất.Lãnh đạo xã Đồng Sơn, ông Đ.H.L cho biết “Cán bộ khuyến nông của xã đã

xuống tận thôn để hướng dẫn bà con về kỹ thuật sản xuất mới nhằm chăm sóc các loại cây trồng và vật nuôi hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, công tác hướng dẫn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều bà con vẫn còn giữ những tư duy của lối sản xuất truyền thống, khi hướng dẫn các kỹ thuật mới, bà con còn ngại thực hiện, ỷ lại vào cán bộ khuyến nông” (PVS, nam, 36 tuổi, lãnh đạo xã Đồng Sơn)

Hướng đi của giảm nghèo ở xã Đồng Sơn mới chỉ dừng lại ở việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, chưa có sự nhân rộng mô hình giảm nghèo. Ông L.V.S, cán bộ cấp xã Đồng Sơn cho biết “Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, cũng như các cấp, các ngành và xã Đồng Sơn luôn thực hiện đúng những quy định của nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo cho các xã nghèo tại tỉnh Quảng Ninh. Đối với các thôn Phủ Liễn, thôn Tân Ốc 1, thôn Tân Ốc 2, thôn Khe Càn là những thôn nghèo nên xã tập trung hoạt động giảm nghèo vào những thôn này. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình giảm nghèo, chúng tôi cần có thời gian” (PVS, nam, 60 tuổi, cán bộ

xã Đồng Sơn). Bởi vậy nếu cải thiện được hạn chế này, tiến hành theo hướng gắn phát triển cộng đồng vào trong giảm nghèo, những mô hình giảm nghèo sẽ thiết thực với người dân nghèo hơn.

Đặc biệt, hộ nghèo trong cộng đồng xã Đồng Sơn thường đông con; lao động chính trong nhà có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Tỷ lệ người ăn theo trong các hộ nghèo còn cao có nghĩa là nguồn lực về lao động còn rất thiếu dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ. Những hạn chế về kinh tế, học vấn chính là cản trở đối vơi người nghèo trong việc tiếp cận các điều kiện phúc lợi trong giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt văn hoá, ...

Bên cạnh đó, tập quán, thói quen canh tác, sản xuất của người nghèo ở xã Đồng Sơn còn lạc hậu, được truyền từ đời này sang đời khác nên khó có thể thay đổi. Tập quá canh tác lạc hậu cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ, không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới...là một trong những nguyên nhân tự nhiên khiến người nghèo không thể vươn lên trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)