Chính sách xã hội trong giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 40)

9. Kết cấu của luận văn

1.4. Chính sách xã hội trong giảm nghèo bền vững

1.4.1. Chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo

Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất của nhà nước pháp quyền, do dân, vì dân. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đẳng giới. Ðời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội. Nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ.

Trong những năm quan, Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạp hạnh phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồn gốc bất công xã hội.

Qua các kỳ đại hội, quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững từng bước được xác lập, làm rõ và hiện thực hóa trên thực tế qua sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách hướng tới các đối tượng bị thua thiệt, áp dụng cho những vùng, miền chịu nhiều khó khăn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội do thiên tai, xa các trung tâm kinh tế - xã hội; bằng các biện pháp đầu tư đặc biệt, các chủ trương, chính sách ưu đãi. Các nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo từ ngân sách nhà nước; từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.

Từ thực tế đất nước, bắt đầu từ Đại hội VI (năm 1986) trong nhận thức của Đảng chấp nhận sự phân hóa nhất định trong một số lĩnh vực giữa các tầng lớp nhân dân, đồng thời coi việc từng bước hạn chế sự phân hóa đó là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện, bởi đó chính là mục tiêu của Đảng: lo cho mọi người dân đều có cơ hội, có điều kiện để phát triển và đều được hưởng những thành quả do sự nghiệp xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng mang lại. Tại Đại hội VII, Đảng ta khẳng định bước đầu thực hiện “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” [36, tr.24]. Đại hội VIII, Đảng thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội”, nhưng khẳng định “luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động… coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội…, đồng thời, nhấn mạnh kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó có xóa đói, giảm nghèo [38, tr.459-576]. Sau 10 năm, đến Đại hội X, Đảng ghi nhận công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia. Tuy nhiên, kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra. Nguyên nhân của những thiếu sót, trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo được Đại hội X xác định và chỉ rõ. Đại hội cũng rút ra nhiều bài học, trong đó nhấn mạnh khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghè.

Thực hiện có hiệu quả giảm nghèo bền vững chính là bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nội dung xuyên suốt để Đảng ta kiên quyết, kiên trì thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tư tưởng công bằng xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng, đã trở thành căn cứ lý luận để

Đảng ta lãnh đạo công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đến Đại hội X, Đảng khẳng định càng đi vào kinh tế thị trường, càng phải chăm lo tốt hơn phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây chính là quyết tâm, là lời hứa của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân về mục tiêu của Đảng.

Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để cụ thể hóa chủ trương và tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chính sách giảm nghèo bền vững đã được Nhà nước đưa ra trong những chương trình về xóa đói, giảm nghèo, các chương trình cấp quốc gia và dự án đáng được thực thi có nội dung gắn với giảm nghèo.

Đối với giai đoạn 2002 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”. Tiếp đó, ngày 27-12-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Đây là những cơ sở để tổ chức, huy động quyết tâm, nguồn lực của các cấp, các ngành, các địa phương vào thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Sau đó, từ thực tế xóa đói, giảm nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1971/QĐ-TTg, về việc cho 30 huyện khác, nằm ngoài chương trình thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, nhưng điều kiện kinh tế - xã hội cũng rất khó khăn, tỷ lệ nghèo cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng bằng 70% của huyện trong chương trình thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP [39].

Quốc hội khóa XIII, tại Kỳ họp thứ 7 đã ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13, về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2324/QĐ-TTg, ngày 19-12- 2014, về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Ngân sách nhà nước đã ưu tiên tập trung nguồn lực cao nhất cho các huyện nghèo, xã nghèo và người nghèo nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh các chính sách giảm nghèo chung nói trên, Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách đặc thù trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, như chính sách chăm sóc, giao khoán và bảo vệ rừng; chính sách khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang; chính sách tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo…. Theo thống kê, sau sáu năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, có 20.189 tỷ đồng từ ngân sách và các nguồn huy động đã được hỗ trợ cho các huyện nghèo, chưa kể kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo chung như: mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ nhà ở…. Bên cạnh đó, một loạt biện pháp như: giao đất sản xuất đúng đối tượng, ưu tiên vay vốn, đào tạo nghề, bao tiêu và trợ giá sản phẩm, các chương trình xã hội như: chống sốt rét, bướu cổ, dân số kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng mở rộng… được thực hiện đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong xóa đói, giảm nghèo.

Hiện nay, các nhóm chính sách giảm nghèo tập trung vào các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, như học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập và trợ cấp tiền ăn; tín dụng; y tế; hỗ trợ sản xuất và sinh hoạt như hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh; dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; nhà ở như hỗ trợ xây nhà ở cho các hộ nghèo khu vực hay có thiên tai; trợ giúp pháp lý; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều năm qua. Cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc triển khai đồng bộ đến từng làng xã, thôn bản, người dân, song chương trình đang đối mặt với không ít thách thức đe dọa tính bền vững các kết quả đạt được. Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách hướng tới các đối tượng bị thua thiệt, áp dụng cho những vùng, miền chịu nhiều khó khăn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội do thiên tai, xa các trung tâm kinh tế - xã hội; bằng các biện pháp đầu tư đặc biệt, các chủ trương, chính sách ưu đãi. Các nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo từ ngân sách nhà nước; từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.

1.4.2. Chính sách địa phương về hỗ trợ giảm nghèo

Tại Quảng Ninh, công tác hỗ trợ giảm nghèo luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng và được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh và ở mỗi địa phương. Kể từ khi có Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 15/01/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững từ năm 2011 đến năm 2020, UBND tỉnh đã tổ chức triển khai, quán triệt tới các cấp, các ngành trên địa bàn; đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp (từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn) để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Hằng năm, UBND các cấp đều ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo, phân công nghiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện; quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và cụ thể hoá Chương trình giảm nghèo của Tỉnh thành chương trình giảm nghèo của địa phương, đơn vị mình, gắn Chương trình giảm nghèo với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; xây dựng các nghị quyết chuyên đề thực hiện giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo của địa phương. Để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giảm nghèo, UBND tỉnh đã xây dựng Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp Tỉnh để tổ chức thực hiện; Tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai như: "Chương trình hành động số 12/CTr/TU ngày 25/9/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trưng ương Đảng (Khoá XI) - Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020" hay "Kế hoạch số 440/KH-UBND ngày 25/01/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việt triển khai thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25/9/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ...

Nhằm mục đích chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, Đảng bộ huyện Hoành Bồ lần thứ XXIII đã đề ra

phương hướng, mục tiêu giảm nghèo trong nhiệm kỳ 2011-2015 vào Nghị quyết, đólà thực hiện có kết quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để các xã khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế ổn định đời sống. Tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, trong đó chú trọng cải thiện nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình nghèo. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong chương trình giảm nghèo.

Để thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra, Uỷ ban Nhân dân huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng từ 1,5-2 lần so với năm 2010.

- Giảm 7% tỷ lệ hộ nghèo (tương ứng với 690 hộ), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 9,45% năm 2011 xuống dưới 3% vào cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, tương đương giảm bình quân mỗi năm hơn 2% tỷ lệ hộ nghèo, hạn chế tối đa tỷ lệ hộ tái nghèo và phát sinh nghèo.

- Các xã đặc biệt khó khăn có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất, đời sống dân sinh.

Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012 do không có vốn, nên chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Hoành Bồ được triển khai từ năm 2013, tại địa bàn 03 xã đặc biệt khó khăn khu vực III và 01 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II. Các chương trình hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, của tỉnh Quảng Ninh, như Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;Quyết định số 1678/QĐ-UBND ngày 05/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Quy định áp dụng mức hỗ trợ thực hiện Dự án phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Công văn số 268/BDT-KHTH ngày 13/8/2014 của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai thực hiện Chương trình 135 năm 2014.

Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu cho Uỷ ban nhân dânhuyện ban hành Hướng dẫn số 25/HDLT-DT-TCKH-NN&PTNT của liên ngành Dân tộc, Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp PTNT về hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)