Nghèo về chăm sóc y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng nghèo tại xã Đồng Sơn giai đoạn 2013-2018

2.2.4. Nghèo về chăm sóc y tế

Qua phỏng vấn sâu, một cán bộ lãnh đạo ngành y tế huyện Hoành Bồ cho biết “Hầu hết đồng bào dân tộc Dao xã Đồng Sơn, đặc biệt là những người

nghèo, có tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện tuyến huyện rất ít, chỉ chiếm 12%. Con số này chắc chắn sẽ ít hơn tại bệnh viện tuyến tỉnh. Người dân xã Đồng Sơn thông thường chỉ khám ở tuyến xã” (PVS, nam, 57 tuổi, phó giám đốc Trung tâm y tế Huyện).

Những người nghèo thường có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao, do ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng, lao động cực nhọc. Người nghèo xã Đồng Sơn thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm lắm tới bệnh tật của mình đang mắc phải, khi mắc bệnh họ thường cố chữa bằng những biện pháp phương pháp dân tộc cổ truyền, chỉ khi bệnh trở nên nặng hơn, họ mới tới bệnh viện. Vì vậy, hiệu quả đem lại không cao trong điều trị, mà lại tốn kém hơn.

Với thu nhập thấp, những người nghèo khi ốm họ không đủ kinh phí để đến viện chữa trị mà chủ yếu là mua thuốc ngay tại quầy thuốc tây gần nhà, chỉ khi nào mắc phải những bệnh nan y, hiểm nghèo, họ mới đến viện chữa trị. Rất ít khi người dân sinh sống tại xã Đồng Sơn bỏ thời gian sang trạm y tế khám chữa bệnh mọi người chỉ mua thuốc ngoài hoặc để tự khỏi. Người nghèo có thẻ khám chữa bệnh miễn phí, nhưng hầu như họ không sử dụng tại trạm y tế xã, chỉ khi nào chữa bệnh tại bệnh viện lớn tuyến trên mất nhiều tiền, họ mới sử dụng.

Trưởng thôn Khe Càncho biết “Hộ nghèo ở đây đã được phát thẻ bảo hiểm y

tế, nhưng tôi thấy rất ít người dùng đến thẻ bảo hiểm y tế này. Ở trong thôn hầu hết các hộ nghèo đều là người dân tốc thiểu số nên rất ngại đi khám bệnh, phải có bệnh thật nặng họ mới vào viện. Một phần như vậy là do nhận thức của người dân mình đang còn hạn chế, các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chưa thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho những người thân trong gia đình” (PVS, nam, 60 tuổi, Trưởng thôn)

Chi phí cho cuộc sống của người nghèo thấp, vì thế việc quan tâm chăm sóc tới sức khỏe hầu như là không có, họ ra sức chăm chỉ làm việc, khi nào đổ bệnh những căn bệnh nhẹ như cúm, ho, đau lưng… cũng chỉ mua thuốc về uống, có khi chưa khỏi bệnh họ đã phải tiếp tục về với công việc mình đang làm.

Gặp những bất thường trong cuộc sống: ốm, đau, tai nạn… cần một khoản kinh phí lớn. Họ phải chịu hai gánh nặng, một là mất đi nguồn thu nhập, hai là chi phí thuốc thang chữa bệnh cho người ốm. Đối với những hộ nghèo vấn đề tai nạn, bệnh tật luôn là những vấn đề lớn bởi chi phí chữa bệnh rất cao. Sau khi qua khỏi bệnh tật, sức khỏe yếu hơn, ảnh hưởng tới việc kiếm việc làm và thu nhập của gia đình. Bị rủi ro trong đời sống, kinh tế làm tăng thêm gánh nặng chi phí, bảo vệ sức khỏe của người nghèo cũng chính là cái bẫy đẩy đẩy họ vào sự luẩn quẩn của cái nghèo.

Từ quan sát thực tế, tác giả nghiên cứu thấy rằng, với những đặc điểm của một xã thuần nông, cách xã trung tâm huyện, đường giao thông chưa thật sự thuận lợi, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của xã đạt được còn chậm so với các xã lân cận, các vẫn đề việc làm, đời sống của người dân, môi trường nông thôn hiện còn nhiều bất cập, đây là những thách thức lớn đang đặt ra với Đảng bộ và nhân dân xã

Đồng Sơn trong qúa trình xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Qua phỏng vấn sâu đồng chí lãnh đạo xãcó thể thấy thực trạng tiếp cận hạn chế của hộ nghèo,“Xã Đồng Sơn là một xã nghèo thuộc tỉnh Quảng Ninh, nơi đây

được đánh giá là vùng khó khăn nhất tỉnh. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, nên thu nhập thấp và các tiếp cận của người dân ở đây còn hạn chế rất nhiều” (PVS, nam, 57 tuổi, Chủ tịch xã Đồng Sơn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)