Nâng cao hoạt độngcông tác xã hội về kết nối các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 105)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Đề xuất các giải pháp

3.3.2. Nâng cao hoạt độngcông tác xã hội về kết nối các nguồn lực

Thực tiễn cho thấy, việc kết nối nguồn lực cho người nghèo đóng vai trò quan trọng, nơi nào thực hiện tốt sẽ thành công và ngược lại. Nhân viên công tác xã hội tại Quảng Ninh nói chung và xã Đồng Sơn nói riêng cần đi sâu nghiên cứu nắm chắc đặc điểm, tình hình vùng dân tộc, miền núi, tâm tư tình cảm, nhu cầu thiết yếu của đồng bào dân tộc, để kết nối nguồn lực cho đồng bào đạt chất lượng và hiệu quả tốt, giải quyết vấn đề kết nối nguồn lực phải trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có lý, có tình, thực hiện phải cụ thể, trung thực.

Vận động người dân chủ động, tích cực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững; nhân rộng các gương điển hình trong phát triển sản xuất, thoát nghèo, làm giàu, nhất là tại hai thôn đặc biệt khó khăn. Hàng năm đề nghị xã biểu dương các hộ gia đình làm kinh tế giỏi, thoát nghèo bền vững.

Tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập thực tiễn, đề nghị xã tạo điều kiện cho cán bộ ở thôn và một số hộ dân tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh đi tham quan, học tập một số mô hình phát triển sản xuất trong huyện, trong tỉnh và xã liền kề của tỉnh ngoài để áp dụng tại địa phương.

Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cần nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tăng cường triển khai, nhân rộng mô hình điểm giảm nghèo có hiệu quả.Thực hiện xây dựng, sơ kết, tổng kết chọn các tập thể và cá nhân làm tốt công tác giảm nghèo và thoát nghèo vững chắc; xây dựng thành mô hình điển hình, mô hình có hiệu quả để thông tin tuyên truyền và tổ chức các Hội nghị, Hội thảo nhân rộng ra các hộ và

tập thể trên địa bàn huyện, đề cao ý thức vượt khó vươn lên, ý thức dám nghĩ, dám làm trong công tác giảm nghèo, đấu tranh với tư tưởng tự ti, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước.

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân, mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với việc trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo của hộ. Kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các chính sách, dự án tác động tích cực đến đời sống của người nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã đồng sơn, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)