Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nông dân làng nghề chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 68)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại làng nghề chè

4.1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nông dân làng nghề chè

truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên Hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

4.1.3.1. Kết quả tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1

Hoạt động tiêu thụ chè trên địa bàn hiện nay khá sôi nổi do người dân những năm gần đây luôn chú trọng và tập trung sản xuất, sản lượng tạo ra được thị trường tin dùng, chính vì vậy sản lượng chè những năm qua không ngừng gia tăng về sản lượng cũng như chất lượng. Đối với sản phẩm chè khô sau khi được các hộ nông dân chế biến của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 hiện nay gồm 3 loại: chè búp loại I, chè búp loại II và chè búp loại III. Trong đó giá trị hơn cả là chè búp loại I với chất lượng tốt nhất và giá bán của sản phẩm này cũng cao nhất, tiếp theo là chè búp loại II và cuối cùng là chè búp loại III. Chính vì giá trị mang lại có sự chênh lệch giữa các loại chè nên các hộ nông dân trồng chè hiện nay trên địa bàn nghiên cứu luôn mong muốn và hướng việc chăm sóc cây chè được tốt nhất với mục tiêu nâng cao chất lượng và đảm bảo giá thành bán ra của sản phầm.

Bảng 4.10. Tổng sản lượng chè búp tiêu thụ chè của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1

Đơn vị tính: Tấn TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Tổng sản phẩm 89,2 93,9 100,1 5,27 7,67 1 Chè búp loại I 52,5 56,3 60,5 3,14 4,47 2 Chè búp loại II 25,8 28,1 29,7 2,58 1,70 3 Chè búp loại III 10,9 9,5 9,9 -0,45 0,43

Với sự cố gắng để khẳng định vai trò và giá trị cây chè, chính quyền địa phương và các hộ nông trồng chè đã cùng nhau đưa mức tổng sản phẩm chè được tiêu thụ tăng liên tục. Năm 2015 đạt 93,9 tấn tăng 5,27% so với năm 2014. Năm 2016 mức sản lượng tiêu thụ đạt 100,1 tấn tăng 7,67% so với năm 2015. Trong đó cơ cấu các loại chè sản xuất trên địa bàn có sự thay đổi lớn, sự thay đổi lớn nhất xảy ra đối với sản phẩm chè loại 1, mức sản lượng tăng nhanh hơn do giá trị của sản này cao hơn đã thúc đẩy các hộ trồng chè đầu tư chăm sóc để tăng sản lượng. Tuy nhiên sự thay đổi lớn thứ nữa cũng có thể hiểu là sự giảm đi của các sản phẩm chè có giá trị thấp, điều đó cho thấy ý thức chăm bón của các hộ nông đã thay đổi.

Qua biểu đồ 4.2 sẽ thấy rõ hơn sự thay đổi cơ cấu trong phân loại chè được sản xuất trên địa bàn làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, tỷ trọng chè búp loại I luôn chiếm tới 60% tổng sản lượng qua các năm. Tổng sản lượng tăng, cơ cấu thay đổi theo hướng có lợi cho người trồng trọt, người sản xuất và người tiêu dùng.

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu loại chè trong tổng sản lượng tiêu thụ

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chè búp loại III 011 010 010 Chè búp loại II 029 030 029 Chè búp loại I 060 060 060 060 060 060 029 030 029 011 010 010 Chè búp loại III Chè búp loại II Chè búp loại I

Đánh giá chung về kết quả đạt được các mục tiêu đã đề ra qua các năm cho thấy, với sự cố gắng của các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn nghiên cứu đã không ngừng cải thiện sản xuất, nâng cao giá cả của mặt hàng chè đem lại giá trị cao và có xu hướng tăng qua các năm, đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của người dân, giúp cho những hộ nông dân trồng chè nơi đây thêm gắn bó với cây chè.

Bảng 4.11. Giá trị sản xuất chè búp tươi bình quân 1ha

Đơn vị tính: đồng Năm ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

2015/2014 2016/2015 Năng suất bình

quân chè tươi Tấn/ha 10,20 10,40 11,60 1,96 11,54 Giá bình quân Nghìn

đồng/kg 29,00 29,50 31,00 1,72 5,08 Giá trị sản xuất Triệu

đồng/ha 295,80 306,80 359,60 3,72 17,21 Nguồn: UBND xã Tiên Hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Với sự đổi mới chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, huyện, xã cùng với mục tiêu phát triển kinh tế làng nghề, các hộ nông dân tại làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 đã không ngừng thay đổi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu, những thành tựu của khoa học để nâng cao hoạt động sản xuất sản phẩm chè. Vì vậy sản phẩm chè của làng nghề Tiên Trường 1 đã khôi phục lại được vị trí của mình trên thị trường. Với năng suất bình quân qua 3 năm 2014- 2016 đều tăng liên tục, giá bình quân cho 1 kg chè tươi cũng tăng do chất lượng chè đã thay đổi. Từ đó đã đưa giá trị thu được từ sản phẩm chè lên cao, và tăng liên tục của các năm.

Năng suất tăng, chất lượng được cải thiện đã phần nào góp sức cho cánh cửa thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn, có nhiều tiềm năng, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm chè không ngừng được nâng lên, mẫu mã được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cây chè ngày càng được phát triển cả về mặt quy mô và chất lượng, người lao động tin tưởng và yên tâm với sản xuất cây chè hơn.

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ năng suất và giá trị sản xuất chè bình quân 1 ha

Qua phân tích sự chênh lệch qua các năm thấy giá mua 1 kg chè búp tươi tăng lên từ 29.000 đồng năm 2014 lên 29.500 đồng năm 2015 và mức gía này là 31.000 đồng năm 2016. Sự tăng lên của năng suất và giá kéo theo giá trị thu được trên 1 ha cũng tăng tương ứng. Với mức tăng 11 triệu đồng/ha của năm 2015 so với 2014, năm 2016 đã tăng 52,8 triệu đồng/ha so với năm 2015.

4.1.3.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân trồng chè

Một thực tế hiện nay đó là người nông dân làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 thường có xu hướng bán toàn bộ chè tươi mà họ hái được chứ không để lại tự sản xuất. Các hộ nông dân chỉ để lại chè tươi có chất lượng kém hoặc rất kém vì không thể bán được giá cao, chè tươi này các hộ tự chế biến thành sản phẩm chè khô và phục vụ chính hộ gia đình họ. Người nông dân có khá nhiều lựa chọn, họ có thể bán nguyên liệu cho hộ thu gom hoặc trực tiếp bán cho hộ sản xuất kiêm chê biên chè khô để có giá tốt hơn, nhưng sẽ mất công vận chuyển.

Chè tươi sau khi thu mua từ các hộ nông dân được hộ thu gom bán đưa cho các hộ sản xuất chế biến có quy mộ lớn hơn quy mô hộ gia đình. Các hộ sản xuất chè theo hình thức này đều có được trang bị đầy đủ máy móc sản xuất và

9,5000 10,000 10,5000 11,000 11,5000 12,000 ,000 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị sản xuất (triệu đồng/ha Năng suất bình quân chè tươi (tấn/ha)

kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm chè khô thơm ngon. Sau khi chè được chế biến sẽ trở thành chè khô bán thành phẩm, chè được sàng sảy và phân loại và đóng bao nhằm tránh giảm phẩm cấp của chè.

Các hộ sản xuất kiêm thu gom và chế biến chè đều có những bí quyết để tạo ra những sản phẩm chè với hương vị đặc biệt vốn có của nó. Chính vì vậy mà giá chè khô của các hộ này luôn có giá trị cao và giá bán ổn định hơn so với những hộ gia đình trồng chè và tự chế biến, những ảnh hưởng lớn từ việc sản xuất của các hộ chế biến đã làm cho các hộ trồng chè tập trung hơn vào hoạt động trồng chè để sản xuất ra chất lượng chè tươi cao nhất để cung cấp chứ không giữ lại để gia đình tự chế biến, tuy nhiên giá chè khô bán buôn hay bán lẻ vẫn được thỏa thuận tùy vào từng đối tượng mà hộ sản xuất – chế biến giao dịch. Quá trình tiêu thụ sản phẩm của hộ sản xuất gặp thuận lợi nếu giá chè ổn định, nếu giá chè trên thị trường có biến động lớn thì quá trình tiêu thụ gặp khó khăn về cả giá bán và hình thức thanh toán.

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm chè tươi của hộ nông dân

Qua điều tra các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ cho thấy: sản phẩm chè tưới chủ yếu được tiêu thụ cho các hộ thu gom chiếm con số khá lớn 84 hộ (chiếm 67,2% tổng số hộ); Bán cho các hộ sản xuất kiêm thu gom và chế biến là 37 hộ (chiếm 29,6% tổng số hộ), và chỉ có 4 hộ là bán cho hợp tác xã (chiếm 3,2% tổng số hộ).

Địa điểm tiêu thụ chè tươi hiện nay chủ yếu là bán tại vườn, hoặc tại nhà các hộ nông dân. Các hộ nông dân cũng có thể mang bán trực tiếp cho các hộ chế biến chè khô thành phẩm hoặc bán trực tiếp cho hợp tác xã. Các hộ thu mua có thể là người trong làng nghề hoặc người từ nơi khác tơi thu gom sản phẩm để bán

Hộ nông dân

Hộ thu gom

Hộ sản xuất kiêm thu gom và chế biến chè khô

đi khắp các đầu mối chuyên sản xuất và chế biến.

Với số lượng chè hái chính vụ thường khá nhiều các hộ thu gom sẽ tới trực tiếp vườn chè để thu mua và thanh toán trực tiếp, còn đối với khoảng thời gian đầu vụ hoặc cuối vụ thì sản lượng thu hoạch của một ngày có khi là khá ít nên các hộ thu mua sẽ dồn 2 ngày thu hái để tới nhà các hộ nông dân để thu mua và thanh toán trực tiếp. Việc thu mua được thực hiện giữa các hộ thu gom và người nông dân không tuân theo một mức giá cố định nào cả chính vì vậy việc các hộ nông dân bị ép giá là chuyện xảy ra khá phổ biến, các hộ nông dân không thể nhận được đúng mức giá mà họ mong muốn chính vì vậy thông tin giá cả không minh bạch đã ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động tiêu thụ chè tươi của người nông dân.

Theo nghiên cứu nếu các hộ nông trực tiếp bán nguyên liệu cho hộ sản xuất chế biến thì giá bán sẽ cao hơn so với bán cho hộ thu gom. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của cả hai bên đều tăng vì trung gian ở giữa là hộ thu gom đã bị loại ra. Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.12 cho thấy điều này.

Bảng 4.12. Giá thu mua chè tươi theo thời vụ

ĐVT: đồng Chỉ tiêu Tháng 2-3 Tháng 4-5 Tháng 6 -8 Tháng 9- 10 Tháng 11-12 Giá trung bình Hộ thu gom trả

cho nông dân 40.000 22.000 22.000 28.200 43.500 31.000 Hộ sản xuất- chế biến trả cho hộ thu gom 42.500 24.000 23.000 31.800 47.700 33.800 Hộ sản xuất- chế biến trả cho hộ nông dân 42.000 23.500 22.700 31.300 47.400 33.300 Hợp tác xã trả

cho nông dân 39.800 22.000 21.800 28.000 43.300 30.980 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Mức giá trung bình mà các hộ thu gom trả cho người nông dân trồng chè là 31.000 đồng. Mức giá trung bình mà các hộ chế biến trả cho các hộ thu gom là 33.800 đồng và giá các hộ chế biến mua trực tiếp từ các hộ dân trồng chè là

33.300 đồng. Thực tế việc chi trả chi phí sẽ cao hơn nếu xuất hiện thêm trung gian mua bán, mong muốn của các hộ chế biến đều hướng tới làm sao tối thiểu hóa chi phí tuy nhiên việc tồn tại sự hoạt động của các hộ thu gom là tất yếu, có thể không còn mạnh như trước nhưng hoạt động này vẫn duy trì với lý do các hộ nông dân không thể tự bán 100% và cũng không thể được thu mua trực tiếp từ các hộ chế biến hoàn toàn.

Mức giá chè tươi của các hộ nông dân cũng thay đổi theo mùa vụ. Khi mới bắt đầu mùa thu hái là những tháng đầu năm lúc này chè còn khá ít, trong khi thời điểm là đầu xuân năm mới nhu cầu sử dụng chè mới của người tiêu dùng thường khá cao, chính vì vậy để đáp ứng chè tiêu dùng trên thị trường tại thời điểm hàng hóa thiếu hụt đã dẫn tới một thực trạng giá chè tươi được đẩy lên cao kéo theo giá chè khô cũng tăng liên tục. Khi vào thời điểm chính vụ từ tháng 4 đến giữa tháng 9 giá chè tưới được bình ổn do thời tiết lúc này là thời gian mưa thuận gió hòa thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển tối đa nên sản lượng khá đều đặn thậm chí là cho năng suất cao. Hàng hóa khi trở nên nhiều hơn sẽ dẫn tới giá hàng hóa giảm, chính vì vậy đây là thời điểm chè tưới được thu mua với giá thấp nhất. Chu kì sinh trưởng của cây chè tiếp tục diễn ra khi vào cuối vụ dưới ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, giá rét cây chè đi vào ngủ đông thì sản lượng không còn cao nữa, tuy nhiên giá chè cuối năm được cho cao hơn đầu năm do thời tiết bắt đầu chớm lạnh góp phần tạo hương vị chè đậm hơn, với những kinh nghiệm đó đã tạo điều kiện cho giá chè những ngày cuối vụ cao hơn hẳn, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Việc tăng lên trong thu nhập của người lao động chắc chắn sẽ tạo được động lực tốt nhất cho họ tập trung vào hoạt động sản xuất có chất lượng tạo ra sản phẩm tốt hơn và đó chính là lý do tạo khả năng cho hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)