Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

+ Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Báo cáo các tổ chức kinh tế, dơn vị đoàn thể nghiễn cứu, các công trình khoa học có liên quan. Các tạp chí kinh tế, khuyến nông, ấn phẩm chuyên ngành có liên quan.

+ Các số liệu về kinh tế xã hội trong niên giám thống kê huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016; Thông tin từ các trang Web báo điện tử.

+ Các tạp chí kinh tế, ấn phẩm chuyên ngành, các website liên quan. 3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài tiến hành thiết kế phiếu điều tra, phát phiếu điều tra trên cơ sở cỡ mẫu đã xác định được, đánh giá, phân tích và xử lý kết quả về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nông dân tại làng chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ tỉnh Thải Nguyên.

Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, Luận văn áp dụng công thức của Cochran (1997):

n= Z2*p*(1-p)/d2

Với n là số mẫu cần chọn, Z =1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy 95%.

Do tính chất p+q =1, vậy p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 nên p.q=0,25. Tác giả tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép d = 11%. Lúc đó mẫu cần chọn có kích cỡ n= 1,96 *0,5*0,5/0,112 ~ 80 (người). Do đó, cỡ mẫu được chọn sẽ lớn hơn hoặc bằng 80. Tuy nhiên tại làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên tổng số hộ hiện đang tham gia sản xuất chè là 125 (không nhiều). Vì vậy quy mô mẫu được xác định đúng bằng 125.

Các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu được phân loại để điều tra khảo sát thực tế dựa trên tiêu chí quy mô diện tích (quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ). Trong đó hộ sản xuất quy mô lớn tương ứng với diện tích trồng chè lớn hơn 0,4ha, hộ sản xuất quy mô vừa là quy mô có diện tích trồng chè lớn hơn 0,1ha và nhỏ hơn 0,4ha, và với mức diện tích trồng chè dưới 0,1ha được xác định là quy mô nhỏ.

Quá trình lựa chọn hộ nông dân đại diện để nghiên cứu còn phân tổ theo tiêu chí các hộ nông dân trồng chè, hộ sản xuất kiêm chế biến.

Hộ sản xuất chế biến hiện nay trên địa bàn làng nghề Tiên Trường 1 ngoài những hộ nhỏ có duy nhất một gia đình chị Khúc Thị Hường có quy mô sản xuất chế biến lớn nhất không những thu mua chè tươi của các hộ nông dân tròng chè trên địa bàn làng nghề Tiên Trường 1 mà còn thu mua ở các địa phương khác. Với 8 bộ máy phục vụ quá trình sao chè, vò chè. Đây là hộ còn đóng vai trò là người bán buôn sản phẩm chè trên thị trường do sản lượng thu

mua nhằm phục vụ quá trình sản xuất và đáp ứng những mối hàng bán buôn và bán lẻ từ những nơi khác.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phân tích cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các công cụ và kỹ thuật máy tính được xử lý trên phần mềm Excel.

3.2.3. Các phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị, với các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

Thống kê mô tả phản ánh tình hình biến động của sự vật hiện tượng thông qua dãy số thời gian hoặc chỉ số thống kê. Bên cạnh đó, thống kê mô tả còn phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, những mối quan hệ trong đề tài bao gồm: mối quan hệ giữa hình thức tổ chức sản xuất và kết quả, hiệu quả; mối quan hệ giữa quy mô sản xuất với hiệu quả và mối quan hệ giữa mức độ đầu tư với kết quả và hiệu quả. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tìm ra mối quan hệ, dùng đồ thị hoặc biểu đồ để chứng mình mối quan hệ giữa các hiện tượng . Thông qua phương pháp thống kê mô tả sẽ biết được loại nào đang chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sản xuất chè của địa phương.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa những nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu. Việc so sánh xác định đúng thực trạng của hiện tượng từ đó có những đánh giá và đưa ra kết luận về hiện tượng, điều kiện để so sánh được các hiện tương cần có là mốc để so sánh. So sánh cần sựa trên những tiêu thức thống kê nhất định, so sánh dựa trên những sự tương đồng mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Trong nghiên cứu này, tác giả so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian giữa các nhóm hộ khác nhau.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm đối chiếu có chọn lọc ý kiến của những người đại diện trong từng lĩnh vực như các cán bộ lãnh đạo huyện, xã, xóm, cán bộ có trình độ chuyên môn về sản xuất và tiêu thụ chè.

3.2.4. Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng

- Giá trị sản xuất (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.

- Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm.

- Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp.Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.

- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp: (MI) Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TIÊN TRƯỜNG NÔNG DÂN TẠI LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TIÊN TRƯỜNG 1 XÃ TIÊN HỘI

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất chè của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 Trường 1

4.1.1.1. Một số giống chè chủ yếu của địa bàn làng nghè chè Tiên Trường 1 Hiện nay trên địa bàn làng nghề chủ yếu trồng giống chè Bát tiên, Long vân, Phúc thọ là những giống chè cho giá trị cao. Ngoài ra còn có giống chè lai TRi777 tuy nhiên diện tích này khá ít do giá trị không cao. Giống chè trung du vẫn được một số người dân giữ lại do đặc tính chịu được thời tiết khắc khiệt, mặc dù sản lượng không cao bằng giống chè lai.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu một số giống chè năm 2016

Cơ cấu giống chè thay đổi nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất chè của làng nghề nói riêng và xã Tiên Hội hay huyện Đại Từ nói chung, trong thời

32%

20% 24%

11%

13%

gian tới xu hướng sẽ mở rộng diện tích chè có năng suất và chất lượng, thay thế những diện tích chè già cỗi bằng giống chè mới, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Sự thay đổi cơ cấu các giống chè, đa dạng giống chè góp phần đa dạng các sản phẩm chè được sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường.

4.1.1.2. Kết quả sản xuất chè của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 trong năm qua

Trong những năm gần đây với những cố gắng của tập thể người dân làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 diện tích chè hiện nay đã mở rộng theo từng năm để phù hợp với nhu cầu sản xuất và quy hoạch phát triển của xã Tiên Hội, huyện Đại Từ cũng như của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè làng nghề truyền thống Tiên Trường 1 giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Diện tích ha 38,5 41,2 42,7 7,01 3,64 5,33 Năng suất tạ/ha 102 105 116 2,94 10,48 6,71 Sản lượng tấn 89,2 93,9 100,1 5.27 6.60 5.94

Nguồn: UBND xã Tiên Hội huyện Đại Từ

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm về diện tích là 5,33%. Cụ thể năm 2015 tổng diện tích chè là 41,2ha, tăng 2,7 ha tức là tăng 7,01% so với năm 2014. Diện tích chè năm 2016 là 42,7 ha, tăng 1,5 ha tức là tăng 3,64% so với năm 2015.

Diện tích chè trên địa bàn là diện tích chính cho năng suất và sản lượng chè thu được qua các năm. Vì vậy sự biến động của diện tích này sẽ tác động rất lớn tới tổng sản lượng và giá trị thu được từ trồng chè.

Qua bảng 4.1 cho thấy năng suất chè trên 1 ha của huyện qua 3 năm có sự biến động liên tục tăng. Năm 2014 năng suất chè bình quân đạt 102 tạ/ha/năm,

năm 2015 năng suất là 105 tạ/ha/năm tăng 3 tạ/ha tức là tăng 2,94% so với năm 2013; Đến năm 2016 năng suất chè bình quân đạt 118tạ/ha/năm tăng 11 tạ/ha tức là tăng 10,48% so với năm 2015. Như vậy, qua 3 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất chè tăng ở mức độ 6,71%/năm. Đây là một kết quả chưa phải là quá cao song trong quá trình sản xuất chè của đại bàn đã có những thay đổi để mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng tiêu thụ nhằm cải thiện đời sống của người trồng chè.

Về sản lượng chè do có sự đổi mới trong tư duy của người trồng chè qua các năm, từ những yếu kém của năm trước người dân đã khắc phục và thay đổi để cải thiện chất lượng cũng như sản lượng do đó sản lượng liên tục có sự biến động tăng, năm 2014 sản lượng chè búp tươi trên toàn địa bàn đạt 89,2 tấn tương ứng 155,02 tạchè búp khô; năm 2015 sản lượng chè búp tươi đạt 93,9 tạ tương ứng với 171,4 tạ chè khô, tức là tăng lên 5,27% so với năm 2014 ; Năm 2016 sản lượng chè búp tươi đạt 100,1 tấn tương ứng với 198,2 tạ chè búp khô, tăng 6,6% so với năm 2015. Như vậy, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng qua 3 năm 2014 – 2016 tăng 5,94%. Việc sản lượng liên tục có sự biến động tăng như vậy, trước hết là do diện tích chè kinh doanh qua các năm luôn tăng kết hợp với năng suất qua các năm cũng tăng mà tạo thành. Mặc dù tốc độ tăng diện tích khá nhỏ nhưng lại đem tới sự thay đổi về sản lượng tương đối khá, đã đưa tổng sản lượng tiêu thụ chè ngày càng cao.

Thấy được thế mạnh của cây chè, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái, đồng thời góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân các xã vùng núi. Trong những năm qua, làng nghề Tiên Trường 1 đã theo sát chủ trương của tỉnh, huyện, xã đề ra những kế hoạch thúc đẩy, kích thích phát triển sản xuất chè, tham gia các lớp tập huấn để được hướng dẫn tiến hành sản xuất chè. Kết quả là chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, tăng lên đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Với đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ nông dân trồng chè của làng nghề mà trong những năm qua diện tích chè của địa bàn đã được nâng cao góp phần nâng cao hơn nữa mục tiêu về sản xuất và tiêu thụ trong tương lai.

4.1.2. Tình hình sản xuất chè của các hộ nông dân làng nghề nghè truyền thống Tiên Trường 1 xã Tiên Hội huyện Đại Từ thống Tiên Trường 1 xã Tiên Hội huyện Đại Từ

4.1.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra

Để nghiên cứu thực trạng sản xuất chè của các hộ dân trên địa bàn làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 thuộc xã Tiên Hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 125 hộ nông dân trên địa bàn thu được kết quả như sau:

Bảng 4.2. Thông tin chung về hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Đvt

Hộ quy mô

lớn Hộ quy mô vừa Hộ quy mô nhỏ Tính chung Số liệu Cơ cấu (%) Số liệu Cơ cấu (%) Số liệu Cơ cấu (%) Số liệu Cơ cấu (%) 1 Tổng số hộ 30 62 33 125 2 Trình độ văn hóa chủ hộ - Tiểu học hộ 2 6,67 10 16,13 12 36,36 24 19,2 - Trung học cơ sở hộ 12 40,00 29 46,77 13 39,39 54 43,2 - Trung học phổ thông hộ 9 30,00 18 29,03 7 21,21 34 27,2 - Trung cấp chuyên nghiệp hộ 7 23,33 5 8,06 1 3,03 13 10,4 - Cao đẳng, đại học hộ 0 0 3 Độ tuổi bình quân tuổi 47,1 46,4 45,2 46,2 4 Số nhân khẩu BQ/hộ khẩu/ hộ 4,5 4,3 4,3 4,4 5 Diện tích chè BQ/hộ ha/hộ 0,61 0,35 0,08 0,34 6 Số lao động BQ/hộ lđ 2,7 2,8 2,5 2,7

Kết quả tổng hợp cho thấy, trình độ văn hóa của chủ hộ chủ yếu là tốt nghiệp THCS và THPT chiếm 70%, tỷ lệ học trung cấp chỉ chiếm 10,4% trình độ là tiểu học là 19% và không có chủ hộ nào tốt nghiệp đại học. Trong đó trình độ các hộ sản xuất có quy mô lớn và quy mô vừa chủ yếu từ trung học cơ sở trở lên, còn đối với các hộ sản xuất có quy mô nhỏ trình độ văn hóa chủ yếu từ THCS trở xuống. Có thể thấy trình độ học vấn trung bình hiện nay là không cao và không đồng đều đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận những công nghệ mới được ứng dụng trong trồng chè tạo ra chất lượng cao. Bên cạnh đó độ tuổi bình quân chủ hộ là tương đối cao với tuổi bình quân khoảng 46 tuổi, đây vẫn là con số trong độ tuổi lao động nhưng lại có những kinh nghiệm khá tốt trong lĩnh vực mà họ sản xuất. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng chè do có truyền thống với cây chè lâu năm. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất chè trong mỗi hộ của làng nghề.

Bình quân số nhân khẩu của hộ là 4.4 người/hộ, nhìn chung độ tuổi bình quân đối với các hộ trồng chè trên địa bàn làng nghề chè Tiên Trường 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 43)