Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

3.1.1. Đặc điểm cơ bản huyện Đại Từ

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình

*) Vị trí địa lý:

Đại Từ là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện Đại Từ cách thành phố Thái Nguyên 25 km. Đại Từ nằm trong tọa độ từ 21030’ đến 21050’ vĩ bắc và từ 105032’đến 105042’ kinh đông, có vị trí địa lí tiếp giáp các đơn vị sau:

- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa.

- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. - Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.

Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên tương đối lớn là 57.705 ha với 2/3 diện tích là đồi núi thấp. Huyện có đường Quốc lộ 37 chạy qua, bắt đầu từ Thành phố Thái Nguyên đến huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

Đại Từ có 30 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 2 thị trấn và 28 xã. (Sơ đồ 01).

*) Địa hình:

Đại Từ là huyện có địa hình tương đối phức tạp thể hiện đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 300m, địa hình có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Một phần của huyện là dãy núi cao Tam Đảo với đỉnh cao nhất có độ cao là 1592m, độ cao thấp nhất của huyện thuộc bồn địa Đại Từ cao khoảng 80m so với mặt nước biển.

Địa hình của huyện Đại Từ được phân thành 3 vùng tương đối rõ nét: * Vùng 1: Vùng địa hình núi cao có độ cao trên 300m

+ Vùng núi Tam Đảo: đường chia nước của dãy Tam Đảo là địa giới giữa Thái Nguyên với Tuyên Quang và Phú Thọ

+ Khu vực núi Hồng

+ Khu vực có độ cao từ 300 - 600m: phân bố rải rác ở một số nơi như Núi Chúa, Núi Điệng, Núi Pháo, Núi Sồi...

* Vùng 2: Vùng đồi, núi thấp có độ cao 150 - 300m, đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Tây và phía Bắc xuống vùng đồi gò phía Nam.

* Vùng 3: Vùng đồng bằng và thung lũng hẹp song song với dãy Tam Đảo. Đây là các đồng bằng, thung lũng dạng tuyến. Các thung lũng này được tạo thành do sự hoạt động của các khe suối là phụ lưu của các sông Đáy, sông Công, sông Du.

b. Khí hậu, thủy văn

*) Khí hậu:

Do vị trí địa lí, huyện Đại Từ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Ở đây có hai mùa: mùa nóng và mùa lạnh rõ rệt trong năm. Tuy nhiên

mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn các tỉnh đồng bằng. Khoảng cách xa biển hơn 200km khiến huyện ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Chế độ gió:

Mùa đông gió thịnh hành có thành phần bắc là chủ yếu (gió có hướng Tây Bắc, hướng Bắc, hướng Đông Bắc) chiếm tới trên 40%:

Mùa hạ, gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ lệ hơn 50%, thành phần bắc (có hướng Tây Bắc) chiếm tỷ lệ nhỏ.

Tốc độ gió trung bình theo hướng của gió đông bắc trong mùa chủ yếu phổ biến là 2,5 - 2,7m/s; Tốc độ gió trung bình theo hướng của gió Đông Nam trong mùa chủ yếu phổ biến là 2,3 - 2,5 m/s.

- Chế độ nhiệt:

Hàng năm có 3 tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18oC (ở các vùng núi như Tam Đảo có thể có tới 5 tháng) vào tháng XII, tháng I, tháng II. Tháng I là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình là 15,4oC ở vùng thấp, vùng núi có thể xuống dưới 12oC. Nhiệt độ tối thấp trung bình trong tháng I khoảng 9oC.

Vào mùa hè, nhiệt độ ít biến động hơn, ở vùng thấp nhiệt độ trung bình vượt quá 25oC, là từ tháng V cho đến tháng IX. Tháng nóng nhất là tháng VII với trị số trung bình là 28,4oC..

- Chế độ mưa

Huyện có lượng mưa trung bình năm trên 1500mm. Cũng như chế độ nhiệt, chế độ mưa phụ thuộc chủ yếu vào hoàn lưu gió mùa, các nhân tố địa lí chỉ góp phần tạo nên sự phân hóa của chế độ mưa.

Chế độ mưa có thể phân biệt thành 2 mùa: mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. mùa mưa nhiều trùng với mùa nóng, kéo dài từ tháng IV đến tháng X chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Cực đại của lượng mưa tháng thấy vào tháng VII hoặc tháng VIII với giá trị thường vượt quá 300 mm/tháng. Tháng có lượng mưa thấp nhất thường là tháng XII hoặc tháng I, lượng mưa chỉ đạt trên dưới 20 mm/tháng. Nhìn chung số ngày mưa năm dao động từ 135 tới 150 ngày. Trong mùa mưa số ngày mưa dao động từ 12 - 18 ngày/tháng.

*) Thủy văn:

Huyện Đại từ có mạng lưới sông ngòi khá dày, tập trung chủ yếu ở khu vực địa hình bằng phẳng hoặc thung lũng, cứ 1km2 lãnh thổ có 1,2 km sông chảy

Hồ núi Cốc lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, có diện tích mặt nước nằm ở địa phận huyện Đại Từ là 769 ha, tạo nên một khu du lịch hồ Núi Cốc nối liền các quần thể du lịch của 11 xã nằm dọc chân núi Tam Đảo.

Trên địa bàn huyện còn có hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê... và rất nhiều ao, hồ.

c. Tài nguyên đất đai

Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình kết hợp với điều kiện khí hậu đa dạng đã tạo cho nơi đây nhiều loại đất có những đặc điểm và đặc trưng khác nhau.

- Đất phù sa: Đất phù sa được bồi thường xuyên, phân bố chủ yếu dọc sông Công và một số phụ lưu nhỏ; Đất phù sa không đươc bồi tụ thường xuyên, là khu vực nằm trên bậc thềm cao của các lưu vực sông; Đất phù sa suối ngòi chiếm một tỷ lệ ít về diện tích.

- Đất dốc tụ: loại đất này phân bố ở các thung lũng trên địa bàn huyện. Đây là loại đất được hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: phân bố ở nơi có độ dốc nhỏ chủ yếu dưới 8o. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: phân bố ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn huyện.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình tới thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu sẽ có quá trình lây hóa mạnh.

- Đất lầy thụt chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, tập trung ở vùng ven suối hoặc các thung lũng, nơi có độ che phủ cao.

- Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính: loại đất này chứa nhiều sắt, mangan, khi gặp điều kiện nóng ẩm dễ bị phong hóa.

- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: chủ yếu ở những nơi dốc dưới 25o. - Đất đỏ vàng trên đá biến chất: tập trung chủ yếu ở vùng cao, dốc từ 8o - 25o. - Đất đỏ vàng trên đá macma axit: đây là loại đất chua, dễ bị xói mòn, rửa trôi vì lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ và tơi xốp, phân bố ở nơi có độ dốc trên 25o.

3.1.1.2. Dân số, lao động

Đại Từ gồm 8 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, các dân tộc phân bố khá đồng đều trên toàn huyện.

Dân cư của huyện Đại Từ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn, những khu vực có địa hình thấp, còn khu vực vùng cao, dân cư tập trung thưa thớt. Hiện nay, với dân số Đại Từ 160,598 người, mật độ dân số là 279.7 người/ km2 (2011). Dân nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao 95,63 (năm 2011). Dân thành thị có xu hướng tăng.

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58,9%. Lao động làm trong các ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 1,2%).

3.1.1.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục như giao thông, thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, trường học, y tế...

- Hệ thống giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng 600km.

+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hoá; Phú Lạc đi Đu - Ôn Lương Phú Lương.

Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 31 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Song do đặc điểm của huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng kịp sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.

+ Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợi lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (chủ yếu là vận chuyển than). 3.1.1.4. Tình hình về phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Đại Từ

Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, huyện Đại Từ tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan: Diện tích trồng mới, trồng thay thế chè là 450ha, bằng 150% kế hoạch (KH), sản lượng chè búp tươi ước đạt 62.000 tấn, bằng 100%KH; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt

1.742 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2014; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 3.615 tỷ đồng, bằng 116%KH, tăng 34% so với năm 2014; thu cân đối ngân sách ước đạt 108 tỷ đồng, bằng 118% dự toán HĐND huyện giao, tăng 25,5% so với năm 2014; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,85%, giảm 3,43% so với năm 2014.

3.1.2. Đặc điểm cơ bản của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên Tiên Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Vài nét về xã Tiên Hội huyện Đại Từ tỉnh thái Nguyên

Tiên Hội là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015, xã Tiên Hội có diện tích 12,64 km², mật độ dân số đạt 623 người/km².

Tiên Hội có 15 xóm: Trung Na 1, Trung Na 2, Bãi cải, Phố Dầu, Đồng Trung Mạc, Soi Chè, Lập Mỹ, Gò Lập Mỹ, Thắng Lợi, Đại Quyết, Phố Điệp, Phúc Lẩm, Tiên Trường 1, Tiên Trường 2.

Xã nằm ở trung tâm của huyện và có tuyến quốc lộ 37, đường sắt Quan Triều - Núi Hồng chạy qua địa bàn. Dòng chính và một số dòng suối phụ lưu của sông Công cũng chảy qua địa bàn xã.

Tiên Hội nằm cách huyện lị Đại Từ chưa đến 1 km song không tiếp giáp trực tiếp với thị trấn. Tiên Hội giáp với xã Bản Ngoại ở phía bắc, xã Hùng Sơn ở phía đông và đông nam, xã Khôi Kỳ ở phía nam và tây nam, và giáp với xã Hoàng Nông ở phía đông.

- Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, xã có nhiều tiến triển đáng kể trên lĩnh vực nông nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm và TTCN.

+ Ngành nông nghiệp của xã đã có những chuyển biến rõ rệt, sản xuất đang chuyển dần theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm, đời sống nhân dân được cải thiện. Hộ gia đình nông thôn là đơn vị kinh tế tự chủ, các HTX nông nghiệp đã dần chuyển sang dịch vụ. Trong sản xuất người dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều mô hình sản xuất phong phú đa dạng đã xuất hiện. Với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới thì kinh tế hàng hoá đã từng bước phát triển, đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực trồng cây công nghiệp lâu năm như chè những năm gần đây đã phát triển mạnh, đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu của xã. Từ đó đời sống của nhân

dân đã được cải thiện rõ rệt, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho một lượng lao động lớn của địa phương.

Có thể nói lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp-TTCN, thương mại dịch vụ tiếp tục có những bước phát triển mạnh với giá tị sản lượng cao hơn cùng kỳ và đạt cao hơn so với kế hoạch, số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN tăng nhanh, quy mô của các cơ sở sản xuất được nâng lên rõ rệt. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm 2016 đạt 31.624.100.000 đồng (theo giáo cố định năm 2010), đạt 124,36% kế hoạch cả năm; các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh thương mại-dịch vụ tiếp tục vào đầu tư mở rộng, phát triển khá.

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất lúa thu được sản lượng cao. Năm 2016 năng suất lúa nước ước đạt 47,68 tạ/ha, sản lượng đạt 1.012,9 tấn; năng suất lúa mùa sớm ước đạt 49,12 tạ/ha, sản lượng đạt 1953,21 tấn. Ngô đông và ngô xuân hè, năng suất ước đạt 41 tạ/ha, sản lượng đạt 1108,4 tấn. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước 5117,39 tấn đạt 94,87% kế hoạch năm.

Việc phát triển cây rau mầu có giá tị kinh tế cao được quan tâm, đầu tư, phát triển và cho năng suất khá. Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa như vùng trồng rau sạch tại xóm Phố Dầu, xóm Thắng Lợi; Vùng sản xuất lúa giống tại xóm Lập Mỹ.

Ngành chăn nuôi: Với điều kiện khó khăn ảnh hưởng tới phát triển ngành chăn nuôi như: giá cả đầu vào tăng cao, tình hình dịch bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sẽ diễn ra, gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi tuy nhiên với sự nỗ lực phấn đấu ngành chăn nuôi đã có nhiều khởi sắc: tổng đàn trâu tại thời điểm có 8.512 con; đàn bò có 8.914 con, đàn lợn có 9.373 con. Đàn gia cầm toàn xã có 3 trang trại được công nhận đều làm ăn có lãi, bên cạnh đó ngành chăn nuôi còn tiếp tục được đầu tư, phát triển các loại vật nuôi cho giá tị kinh tế cao như: chăn nuôi nhím, lợn rừng, lợn mán, hươu, thỏ.

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội cũng được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng ở các trường, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đều đạt cao.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm trên địa bàn xã Hồng Tiến trong 3 năm: 2014, 2015, 2016 đạt 100 %.

- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở năm 2016 là 553/566 đạt 92,1%.

Các chính sách xã hội được quan tâm giải quyết đúng mức, đúng luật, kịp thời. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng làng bản văn hóa được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đạt hiệu quả cao.

- Kết quả bình xét Gia đình văn hóa năm 2016: Có 1.957 hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 80,4%.

- Kết quả bình xét xóm văn hóa: Có 11/15 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa đạt tỷ lệ 73,3%.

- Kết quả bình xét Cơ quan văn hóa: Có 7/7 cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã đạt danh hiệu cơ quan văn hóa đạt tỷ lệ 100%.

3.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

a. Quá trình hình thành và phát triển cây chè trên địa bàn

Từ năm 1965 bà con nhân dân ở đội 8 nông trường chè Quân Chu nghe theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, đến xóm Tiên Trường 1, xã Tiên Hội lập nghiệp. Với điều kiện tự nhiên của xóm vô cùng thuận lợi đồi bát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 34)