Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 77)

Hiện nay rất nhiều diện tích trồng chè trung du đã được thay thay thế bở giống chè lai cho năng suất cao tuy nhiên do trình độ của người dân còn hạn chế nên làm giảm chất lượng cây trồng.

Tuy có sản lượng và diện tích trồng chè lâu năm nhưng hiện nay mặt bằng chung trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế vẫn chưa có chỗ đứng bởi chủ yếu vẫn sản xuất và xuất khẩu chè khô. Trong đó, yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính nên rất lượng chè sản xuất ra vẫn bị hạn chế tiêu thụ.

Bên cạnh đó, do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao nên người trồng chè trong vùng nguyên liệu của làng nghề ít thâm canh đầu tư, khiến cho sản lượng chè búp tươi bị hạn chế. Khi đó giá chè xanh không tăng nhiều so với mọi năm, Các hộ thu mua với giá trung bình từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/kg chè búp tươi... và liên tục bị ép giá.

Đáng lưu ý, thời gian qua đã xuất hiện việc một số tư thương thu gom chè phẩm cấp thấp hoặc chè mới qua sơ chế (phơi, sấy...) xuất theo đường tiểu ngạch. Điều này khiến cho người dân có thể tận thu cây chè, ảnh hưởng đến chất lượng cây chè sau này cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với người trồng chè khi lượng cung vượt quá cầu.

Một thực tế xảy ra ở hầu hết các địa bàn trồng chè là các hộ sản xuất ở làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 vẫn còn khá nhỏ lẻ, manh mún, diện tích chè phân tán, chưa tập trung đã gây khó khăn trong việc quản lí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp;

Qua quá trình khảo sát ý kiến của các hộ trồng chè tác giả nhận thấy rằng những khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ chè như: giá cả đầu vào, đầu ra, điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình, khó khăn về thị trường và quảng bá thương hiệu, hạn chế về lao động, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật hay những khó khăn do ý thức của người trồng chè có tác động mạnh tới hiệu quả sản xuất và tạo ra giá trị, thương hiệu trong hoạt động tiêu thu chè trên địa bàn hiện nay. Cụ thể những khó khăn đó được tổng hợp ở bảng 4.18.

Đối với những khó khăn trong sản xuất hiện nay theo đánh giá của 125 hộ điều tra thì 78,4% cho rằng hiện nay những yếu kém về trình độ kỹ thuật trong trồng trọt đã hạn chế sản xuất chè khá nhiều, hay những khó khăn về lãi vay đã hạn chế hoạt động đầu tư vốn trong sản xuất, các hộ trồng chè không muốn chi trả mức lãi suất cao nên hộ chấp nhận giảm chi phí đầu tư trên diện tích trồng chè. Từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc trong khi dịch bệnh ngày càng phức tạp, quá trình sinh trưởng cần được bón phân đầy đủ. Kết quả của quá trình sản xuất nguyên liệu chè tươi đã giảm cả về chất lẫn lượng. Đây là một ảnh hưởng rất sâu tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm chè khô sau này.

Qua bảng 4.18 cho thấy, vấn đề khó khăn nhất trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân chủ yếu liên quan đến giá cả thị trường. Trong đó có 97,6% ý kiến cho rằng giá cả đầu ra (giá chè) không ổn định là khó khăn, và 19,2% trong tổng số 125 ý kiến cho rằng đây là khó khăn lớn nhất.

Giá cả vật tư biến động lớn cũng là một trong những khó khăn được đánh giá cao với 62,4% số hộ điều tra cho rằng đây là khó khăn, trong đó 19,2% cho rằng đây là khó khăn chính họ gặp phải. Đáng chú ý là chỉ có khó khăn do điều kiện đất dốc, đất bạc màu là 14,4% tổng số ý kiến đánh giá, trong đó chỉ có 0,8% cho đó là khó khăn lớn nhất (tương đương với 1 ý kiến trong tổng 125), và thấp nhất là ý kiến về điều kiện khí hậu không thuận lợi với 6,4%.

Bảng 4.18. Đánh giá của hộ nông dân về khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ chè

Diễn giải

Có gặp khó khăn Khó khăn nhất

SL (hộ) % SL (hộ) %

1. Khó khăn trong sản xuất

- Giá cả phân bón biến động 78 62,40 24 19,20

- Điều kiện khí hậu không thuận lợi 8 6,4 2 1,6

- Tình hình dịch bệnh nhiều 79 63,20 10 8,00

- Mức vay lãi ngân hàng cao và lượng

vay ít 99 79,20 12 9,60

- Giao thông không thuận lợi 61 48,80 5 4,00

- Nguồn nước tưới 42 33,60 8 6,40

- Đất dốc, bạc màu 18 14,40 1 0,80

- Diện tích trồng nhỏ 81 64,80 8 6,40

- Trình độ kỹ thuật còn thấp 98 78,40 18 14,40

- Lao động ít 78 62,40 29 23,20

2..Khó khăn trong tiêu thụ

- Giá cả chè không ổn định 122 97,60 24 19,20

- Thường bị ép giá khi chính vụ 116 92,80 38 30,40 - Chưa có cơ hội quảng bá sản phẩm 119 95,20 8 6,40

- Tỷ lệ hao hụt lớn 113 90,40 2 1,60

- Khác 21 16,80 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ quá trình khảo sát (2016)

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MANH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CỦA LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN CHÈ THỐNG TIÊN TRƯỜNG 1

4.3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn, huyện Đại Từ đã ra Nghị quyết số 103/2015/NQ-HDND ngày 21 tháng 12 năm 2015 của HĐND huyện Đại Từ, nhiệm kỳ 2011-2016 về việc thông qua “Đề án

hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè huyện Đại Từ giai đoạn 2016-2020”.

Các chỉ tiêu chủ yếu của đề án đến năm 2020 được đề cập như sau:

- Đến năm 2020: Ổn định diện tích chè là 6.333 ha, sản lượng đạt 68.000 tấn chè búp tươi.

- Tiến hành trồng thay thế 600 ha. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích chè giống mới chiếm trên 65% diện tích.

- Phát triển sản xuất chè đông, phấn đấu đến năm 2020 ổn định diện tích chè sản xuất vụ Đông là 1.000 ha.

- Đến 2020, phấn đấu có 20% diện tích chè được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP; 30% sản lượng là chè xanh đặc sản chất lượng cao được sản xuất, chế biến trên thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.

- Xây dựng và bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Chè Đại Từ”. *) Định hướng phát triển chung

Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh cây có múi tập trung, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện, chuỗi đô thị mới.

Từng bước mở rộng diện tích cây chè, chú trọng vào sản xuất chè và thay thế những cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái. *) Định hướng cụ thể:

Phát triển sản xuất chè theo lợi thế của vùng, tập trung đẩy mạnh đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng diện tích trồng các loại giống mới có năng suất cao.

Tăng diện tích đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho cây chè phát triển một cách bền vừng.

Nhằm tạo động lực cho phát triển sản xuất và tiêu thụ chè và các sản phẩm nông sản khác, huyện chủ chương tiếp tục huy động hiệu quả sức dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà.nước để phát triển giao thông nông thôn và xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương.

4.3.2. Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 hộ nông dân làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1

4.3.2.1. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến chè Hiện nay các hộ nông dân cần ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như về giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Xây dựng các mô hình sản xuất trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao với số lượng đủ lớn. Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Bên cạnh đó cùng với sự giúp đỡ của các tập thể để đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất an toàn, xác định các mối nguy, đưa ra các giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy trong từng vùng sản xuất.

Tăng cường công tác bình tuyển, thẩm định và công nhận các cây chè đầu dòng, các vườn cây đầu dòng của các đơn vị có chuyên môn như phòng nông nghiệp huyện, hội nông dân và các đoàn thể liên quan, đảm bảo hom giống đưa vào sản xuất có nguồn gốc rõ ràng. Tổ chức sản xuất giống chè tại chỗ, chủ động cung cấp đủ giống cho trồng mới và trồng lại chè. Nâng cao năng lực của Tổ chức chứng nhận chất lượng giống chè, đảm bảo 100% lượng giống chè đưa vào sản xuất đều được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, không để giống không rõ nguồn gốc, giống không phù hợp với vùng sinh thái đưa vào sản xuất đại trà. Xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, chứng nhận chất lượng sản phẩm chè.

Đẩy mạnh hoạt động đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng sử dụng công nghệ cao của các hộ nông dân như các dây chuyền chế biến chè xanh cao cấp, đa dạng hoá các sản phẩm chè với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Áp dụng máy móc trong hoạt động thu hái chè, sử dụng máy, công cụ cải tiến trong khâu làm cỏ, bón phân và đốn

chè nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Sử dụng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói sản phẩm như máy hút chân không, máy ủ hương, máy đóng gói để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để tạo điều kiện thuận lợi các cấp chính quyền cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất chè tập trung như hệ thống giao thông, hệ thống tưới nước, nhà sơ chế sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu của sản xuất an toàn, hiệu quả.

Bằng việc khuyến khích các hộ nông dân ứng dụng công nghệ phù hợp sau thu hoạch để có thể bảo quản ngay sẽ mất đi phẩm chất vốn có. Vì thế, chế biến đúng kỹ thuật và bảo quản tốt là nhân tố cơ bản để giữ được phẩm chất tốt nhất của chè trước khi bán. Cần đổi mới công nghệ chế biến sau khi thu hoạch và bảo quản sản phẩm thông qua hình thức tăng cường các loại máy sao, sấy chè, đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng chè. Các hộ cần nâng cao chất lượng công nghệ chế biến, đa dạng hoá công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm …Chú trọng các loại thiết bị hiện đại chế biến chè xanh, chè lên men bán phần quy mô nhỏ và vừa của Đài Loan, Trung Quốc. Tăng chế biến công nghiệp cho chè lên 95% vào năm 2020, đạt chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

4.3.2.2. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn của các hộ nông dân

Trong quá trình nghiên cứu về đầu tư vốn cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên, giá đầu vào sản xuất chè những năm gần đây tăng cao khiến cho hộ cắt giảm khối lượng đầu tư vào sản xuất do thiếu vốn. Để giải quyết tốt vấn đề này, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết.

Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho sản xuất của hộ nông dân nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là hoàn thiện cơ sở vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè của hộ. Bởi do đặc tính của ngành chè thì việc đầu tư cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho sản xuất. Hơn nữa định hướng sản xuất chè của Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng là chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm chè, hướng tới sản xuất chè an

toàn theo quy trình VietGap, tuy nhiên 90% hộ lại cho rằng làm theo mô hình này tốn kém, trong khi giá bán lại thấp nên nông dân không thể sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn. Đây chính là lý do khiến nhiều nông dân không muốn thay đổi thói quen sản xuất truyền thống. Và nếu tình trạng không được thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu và thương hiệu chè Đại Từ. Do vậy, nếu không có những giải pháp hỗ trợ về vốn đầu tư cho nông dân, về giá và khâu tiêu thụ thì những mô hình sản xuất chè an toàn sẽ khó có thể nhân rộng.

Trên cơ sở các chương trình, dự án trồng mới, cải tạo, thâm canh của các địa phương, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT cần có kế hoạch giải ngân một cách nhanh gọn và thông thoáng cho người dân làm chè với mức cho vay cụ thể với lãi suất cho vay ưu đãi. Về thời gian vay, các nguồn tín dụng cho các hộ sản xuất và chế biến chè tối thiểu là 3 năm để tạo điều kiện cho các hộ có đủ thời gian hoàn vốn vay cho Ngân hàng. Đầu tư nguồn vốn giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho những cơ sở sản xuất máy vò chè, kinh doanh thiết bị xao sấy chè trên địa bàn. Tiếp tục chính sách đầu tư ưu đãi, trợ giá đối với các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản xuất chè như hỗ trợ 30% giá giống đối với chè giống mới, hỗ trợ 100% kinh phí cho việc cấp chứng nhận lần đầu và hỗ trợ 50% kinh phí cho việc gia hạn cấp chứng nhận sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP.

4.3.2.3. Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân

Người nông dân sản xuất chè trên địa bàn nói chung trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất chưa cao, sự nhận thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế lại bảo thủ, tôn sùng kinh nghiệm cũ. Chính vì vậy, cần phải áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích các hộ tham gia vào các lớp tập huấn về nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè, khuyến khích các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hàng năm cần phải tổ chức định kỹ các lớp tập huấn ở tất cả các xã có sản xuất chè. Khuyến khích, biểu dương và động viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)