Bài học cho làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)

tỉnh Thái Nguyên

Qua thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ trong sản xuất chè cho thấy những bài học cần áp dụng đối với làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1:

- Tăng quy mô sản xuất và tăng khả năng tiếp cận vốn là giải pháp tốt nhất khắc phục ảnh hưởng biến động tăng giá lao động và vật tư phân bón trong sản xuất.

Có thể thấy cần khắc phục tình trạng sản xuất phân khúc phân tán như hiện nay cần tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè, khuyến khích các hộ sản xuất chè theo các tiêu chuẩn để gia tăng giá trị cho chè, tăng giá bán, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất chè. Đây là yếu tố quan trọng để có thể nâng cao được hiệu quả và vị thế của chè Đại Từ nói chung và chè Tiên Trường 1 nói riêng. Bên cạnh đó, việc gia tăng khả năng tiếp cận vốn cũng rất quan trọng trong việc giúp cho các hộ có đủ các nguồn lực đầu tư vào sản xuất trong điều kiện tăng giá đầu vào. Nhất là đối với hộ. Tăng khả năng tiếp cận vốn cũng là biện pháp giúp các hộ nông dân mở rộngc quy mô sản xuất.

- Cần xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng tập trung, tránh tình trạng manh mún.

- Xây dựng quy trình sản xuất theo nguyên tắc, kiểm soát sản phẩm tránh tình trạng hàng nhái mặc dù sản phẩm đó vẫn cùng nằm trên vùng nguyên liệu. Vì việc không đảm bảo về chất lượng sẽ dẫn tới mất uy tín và từ đó thương lái đến tận gốc để mua nguyên liệu chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn của họ.

- Điều quan trọng để tạo ra sản phẩm với chất lượng đạt ISO thì trước tiên con người phải là con người ISO. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới có quy định về sản xuất chè an toàn, còn chứng nhận sản phẩm an toàn theo chuẩn ISO 65 của thế giới thì chưa thực hiện được vì chưa có hành lang pháp lý.

Ngoài ra việc đào tạo kỹ thuật cho người lao động cần được ưu tiên, luôn có chính sách hỗ trợ kịp thời để tăng giá trị sản phẩm.

- Bên cạnh đó tất cả các sản phẩm cần được dán tem tạo uy tín cho người tiêu dùng. Như vậy chè sẽ có thị trường và bán được giá cao.

Chuyển đổi cơ cấu giống: Tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại những ha chè cằn cỗi, giảm diện tích chè giống Trung Du xuống thay thế bằng những giống chè có năng suất và giá trị cao.

- Chế biến: Đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến, khả năng cung cấp nguyên liệu của các hộ nông dân cho cơ sở chế biến, chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở chế biến chứng minh đủ khả năng cung cấp nguyên liệu, khuyến khích các xưởng chế biến quy mô nhỏ tại các trang trại, hộ trồng chè đầu tư chế biến theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)