Khái quát tình hình sản xuất chè của làng nghề chè truyền thống Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Trường 1

4.1.1.1. Một số giống chè chủ yếu của địa bàn làng nghè chè Tiên Trường 1 Hiện nay trên địa bàn làng nghề chủ yếu trồng giống chè Bát tiên, Long vân, Phúc thọ là những giống chè cho giá trị cao. Ngoài ra còn có giống chè lai TRi777 tuy nhiên diện tích này khá ít do giá trị không cao. Giống chè trung du vẫn được một số người dân giữ lại do đặc tính chịu được thời tiết khắc khiệt, mặc dù sản lượng không cao bằng giống chè lai.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu một số giống chè năm 2016

Cơ cấu giống chè thay đổi nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất chè của làng nghề nói riêng và xã Tiên Hội hay huyện Đại Từ nói chung, trong thời

32%

20% 24%

11%

13%

gian tới xu hướng sẽ mở rộng diện tích chè có năng suất và chất lượng, thay thế những diện tích chè già cỗi bằng giống chè mới, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Sự thay đổi cơ cấu các giống chè, đa dạng giống chè góp phần đa dạng các sản phẩm chè được sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường.

4.1.1.2. Kết quả sản xuất chè của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 trong năm qua

Trong những năm gần đây với những cố gắng của tập thể người dân làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 diện tích chè hiện nay đã mở rộng theo từng năm để phù hợp với nhu cầu sản xuất và quy hoạch phát triển của xã Tiên Hội, huyện Đại Từ cũng như của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè làng nghề truyền thống Tiên Trường 1 giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Diện tích ha 38,5 41,2 42,7 7,01 3,64 5,33 Năng suất tạ/ha 102 105 116 2,94 10,48 6,71 Sản lượng tấn 89,2 93,9 100,1 5.27 6.60 5.94

Nguồn: UBND xã Tiên Hội huyện Đại Từ

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm về diện tích là 5,33%. Cụ thể năm 2015 tổng diện tích chè là 41,2ha, tăng 2,7 ha tức là tăng 7,01% so với năm 2014. Diện tích chè năm 2016 là 42,7 ha, tăng 1,5 ha tức là tăng 3,64% so với năm 2015.

Diện tích chè trên địa bàn là diện tích chính cho năng suất và sản lượng chè thu được qua các năm. Vì vậy sự biến động của diện tích này sẽ tác động rất lớn tới tổng sản lượng và giá trị thu được từ trồng chè.

Qua bảng 4.1 cho thấy năng suất chè trên 1 ha của huyện qua 3 năm có sự biến động liên tục tăng. Năm 2014 năng suất chè bình quân đạt 102 tạ/ha/năm,

năm 2015 năng suất là 105 tạ/ha/năm tăng 3 tạ/ha tức là tăng 2,94% so với năm 2013; Đến năm 2016 năng suất chè bình quân đạt 118tạ/ha/năm tăng 11 tạ/ha tức là tăng 10,48% so với năm 2015. Như vậy, qua 3 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất chè tăng ở mức độ 6,71%/năm. Đây là một kết quả chưa phải là quá cao song trong quá trình sản xuất chè của đại bàn đã có những thay đổi để mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng tiêu thụ nhằm cải thiện đời sống của người trồng chè.

Về sản lượng chè do có sự đổi mới trong tư duy của người trồng chè qua các năm, từ những yếu kém của năm trước người dân đã khắc phục và thay đổi để cải thiện chất lượng cũng như sản lượng do đó sản lượng liên tục có sự biến động tăng, năm 2014 sản lượng chè búp tươi trên toàn địa bàn đạt 89,2 tấn tương ứng 155,02 tạchè búp khô; năm 2015 sản lượng chè búp tươi đạt 93,9 tạ tương ứng với 171,4 tạ chè khô, tức là tăng lên 5,27% so với năm 2014 ; Năm 2016 sản lượng chè búp tươi đạt 100,1 tấn tương ứng với 198,2 tạ chè búp khô, tăng 6,6% so với năm 2015. Như vậy, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng qua 3 năm 2014 – 2016 tăng 5,94%. Việc sản lượng liên tục có sự biến động tăng như vậy, trước hết là do diện tích chè kinh doanh qua các năm luôn tăng kết hợp với năng suất qua các năm cũng tăng mà tạo thành. Mặc dù tốc độ tăng diện tích khá nhỏ nhưng lại đem tới sự thay đổi về sản lượng tương đối khá, đã đưa tổng sản lượng tiêu thụ chè ngày càng cao.

Thấy được thế mạnh của cây chè, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái, đồng thời góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân các xã vùng núi. Trong những năm qua, làng nghề Tiên Trường 1 đã theo sát chủ trương của tỉnh, huyện, xã đề ra những kế hoạch thúc đẩy, kích thích phát triển sản xuất chè, tham gia các lớp tập huấn để được hướng dẫn tiến hành sản xuất chè. Kết quả là chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, tăng lên đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Với đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ nông dân trồng chè của làng nghề mà trong những năm qua diện tích chè của địa bàn đã được nâng cao góp phần nâng cao hơn nữa mục tiêu về sản xuất và tiêu thụ trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)