Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ chè của một số làng nghề chè truyền thống truyền thống

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại xã Văn Miếu, Võ Miếu huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Trước đây, nhiều hộ trồng chè ở xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn chủ yếu làm theo phương pháp truyền thống, sản phẩm mới chỉ sơ chế, bán thô, dẫn tới hàng làm ra khơng có thương hiệu, giá bán thấp, bị tư thương ép giá.

Từ khi Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Phú Thọ phối hợp với Công ty chè Tơn Vinh liên kết trồng chè an tồn đã đưa năng suất và chất lượng chè tăng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả doanh nghiệp và người dân.

Anh Hà Xuân Thìn, người trồng chè ở xã Văn Miếu cho biết, trước đây mọi người trồng theo tập quán, ít chú trọng đến chăm sóc, cách bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách nên khi thu hái chè rất khó bán hoặc bán với giá thấp. Từ khi tham gia sản xuất được hướng dẫn kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật, năng suất chè tăng từ 7-8 tấn trước đây lên 12 tấn/ha hiện nay.

Theo ơng Ngơ Thành Xun, Phó Chủ tịch UBND xã Võ Miếu, xã có diện tích chè khá lớn với 450 ha, hộ trồng ít khoảng 0,5 ha, hộ nhiều có 2-3 ha, đời sống của người dân được nâng lên đặc biệt từ khi thực hiện sản xuất chè an toàn theo chuỗi giá trị. Mỗi héc ta chè trên địa bàn xã hiện nay cho thu nhập 40-50 triệu đồng/năm. Nhờ cây chè nhiều hộ thốt khỏi đói nghèo và đang vươn lên làm giàu từ chè.

Từ thành công trên, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Phú Thọ đã triển khai mơ hình sản xuất, chế biến chè an tồn ra diện rộng. Đến nay đã có 3 huyện, thị có diện tích trồng chè lớn là Thanh Sơn, Yên Lập, thị xã Phú Thọ tham gia mơ hình với sự tham gia của 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH chè xuất khẩu Bảo Long và Công ty TNHH một thành viên tư vấn đầu tư phát triển chè và cây nơng lâm nghiệp với tổng diện tích trên 352 ha.

Bằng việc tập trung vào việc đánh giá thực trạng, điều kiện sản xuất chè an toàn; tư vấn nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; đào tạo, hướng dẫn các biện pháp quản lý như VietGAP, HACCP, ISO; công bố chất lượng sản phẩm; bao bì tem nhãn nhận diện sản phẩm…

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Phú Thọ, mơ hình sản xuất, chế biến chè đã hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nơng dân với các doanh nghiệp trong suốt quá trình từ sản xuất, chế biến đến khi sản phẩm được lưu thông ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay số diện tích áp dụng mơ hình kỹ thuật này vẫn cịn ít; người trồng chè, nhất là ở các huyện có diện tích lớn việc tn thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí của các quy định về an tồn vệ sinh khá khó khăn.

Để tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng chè trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt việc tuân thủ đầy đủ các quy định đưa ra và có sự hỗ trợ cần thiết cho người trồng chè để họ thực hiện tốt những quy chuẩn trên.

Hiện nay, diện tích chè tồn tỉnh Phú Thọ đạt trên 16,3 nghìn ha, tổng sản lượng trên 152,2 nghìn tấn chè búp tươi, trên 52 nghìn tấn chè khô chế biến, được coi là địa phương có diện tích và sản lượng chè xếp vào danh sách đứng đầu trong toàn quốc. Cây chè được xác định là cây trọng điểm trong phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là đối với các huyện trung du, miền núi.

Sản phẩm chè của Phú Thọ đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong nước và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, hiện trên thị trường quốc tế giá trị của chè Phú Thọ chưa cao, bình quân chỉ bằng 1/3 giá chè của các nước khác dù chất lượng tương đương. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất chè vẫn ở tình trạng tự do, khơng theo hướng an tồn; sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm; khơng có thương hiệu; không truy xuất được nguồn gốc xuất xứ…

2.2.1.2. Kinh nghiệm của một số xã thuộc huyện Hương Khê; và huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh

Tại Hà Tĩnh hiện nay 3 vùng nguyên liệu tập trung tại Hương Trà, Hương Xuân (Hương Khê); Sơn Kim 2, Sơn Tây (Hương Sơn) và Kỳ Trung, Kỳ Tân, Kỳ Thượng (Kỳ Anh) đều đang phục vụ cho Cơng ty CP chè Hà Tĩnh. Trong đó, diện tích của cơng ty là 500 ha, liên kết sản xuất với các hộ dân 155 ha. Các vùng này được thực hiện trên cơ sở liên kết với các hộ trồng chè (gồm công nhân công ty và các hộ dân liên kết) để phát triển bền vững.

Cụ thể, công ty thực hiện việc cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật làm đất, trồng mới, chăm sóc, thu hái, đầu tư tài chính cho các hộ và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay trước khi làm đất trồng mới. Sự hỗ trợ của công ty không những tạo điều kiện cho người trồng chè sản xuất đúng quy trình kỹ thuật mà quan trọng hơn là kiểm sốt được chuỗi để có sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo ATVSTP.

Để có được sản phẩm chất lượng, cơng ty đã lựa chọn giống tốt và chỉ đạo cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống tận các hộ hướng dẫn quy trình sản xuất từ khâu làm đất, bón phân, chăm sóc đến thu hái. Nhờ đó, các hộ đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tạo nên những vùng nguyên liệu đạt yêu cầu. Về giống, ngồi kinh phí hỗ trợ của tỉnh, số cịn lại, cơng ty hỗ trợ hồn tồn. Bên cạnh đó, cơng ty cịn hỗ trợ lãi suất đầu tư, kinh phí bón phân hữu cơ và thưởng cho vườn chè “xanh - sạch - đẹp” 1-2 triệu đồng/vườn. Trung bình mỗi năm, các hộ trồng chè huy động được 3.500-4.000 tấn phân hữu cơ.

Nhờ áp dụng đúng quy trình sản xuất, đặc biệt là bón nhiều phân hữu cơ nên đất đai được cải tạo, giảm sâu bệnh, chu kỳ kinh tế của cây chè kéo dài, phát triển tốt, năng suất trên 23 tấn/ha, thậm chí có những vườn đạt gần 30 tấn/ha. Ơng Lệ cho biết thêm, trung bình mỗi năm, cơng ty hỗ trợ 1,6 tỷ đồng cho các hộ đầu tư phân hữu cơ, sản xuất chè búp tươi an toàn.

Việc hỗ trợ tài chính, giống, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho người trồng chè đã gắn kết chặt chẽ, hai bên cùng có lợi: cơng ty có nguồn ngun liệu ổn định, đảm bảo chất lượng để sản xuất bền vững; hộ trồng chè có “bà đỡ” trong suốt q trình sản xuất đến tiêu thụ nên khơng xảy ra hiện tượng thu mua bấp bênh, được mùa - mất giá. Những năm qua, giá chè búp cơng ty thu mua tăng bình quân mỗi năm 12%. Hiện tại, giá chè búp tươi gần 7.000 đồng/kg, cao gấp 1,5 lần so với mặt bằng chung, nên đời sống người trồng chè được cải thiện.

Nhiều hộ thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, những năm qua, cơng ty liên tục đổi mới, hiện đại hóa thiết bị, nhà xưởng, đảm bảo tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia. Quản lý tốt quy trình sản xuất và chế biến nên sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng, đảm bảo VSATTP. Chè lăn xanh của công ty là một trong những sản phẩm xuất khẩu có uy tín nhất tại thị trường các nước Trung Đông. Đặc biệt, năm 2014, công ty ký kết và xuất thành công lô hàng lớn vào thị trường nước Anh, đánh dấu mốc quan trọng trong việc đưa sản phẩm chè Hà Tĩnh vào thị trường “khó tính” châu Âu.

Năm 2014, sản lượng chè chế biến đạt 70 tấn; xuất khẩu 725 tấn; kim ngạch xuất khẩu trên 1,9 triệu USD; nộp ngân sách 700 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 1.600 lao động, trong đó có 1.200 hộ liên kết. Chị Đặng Thị Oanh (thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2) phấn khởi cho biết: “Gia đình tơi có 3 sào đất, trước đây, sản xuất các loại cây lương thực, thu nhập khoảng 3 triệu đồng/năm. Tháng 10/2012, tôi liên kết trồng chè với Công ty CP Chè Hà Tĩnh, được hỗ trợ vay vốn, cấp giống, kỹ thuật làm đất, bón phân, chăm sóc, thu hái… nên đến nay đã cho thu hoạch 400 kg chè tươi/tháng, thu nhập gần 30 triệu đồng/năm, gấp 10 lần so với trước. Sang năm, tôi sẽ xin trồng thêm 4 sào tại vườn nhà để tăng thu nhập”.

2.2.2. Bài học cho làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Qua thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ trong sản xuất chè cho thấy những bài học cần áp dụng đối với làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1:

- Tăng quy mô sản xuất và tăng khả năng tiếp cận vốn là giải pháp tốt nhất khắc phục ảnh hưởng biến động tăng giá lao động và vật tư phân bón trong sản xuất.

Có thể thấy cần khắc phục tình trạng sản xuất phân khúc phân tán như hiện nay cần tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè, khuyến khích các hộ sản xuất chè theo các tiêu chuẩn để gia tăng giá trị cho chè, tăng giá bán, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất chè. Đây là yếu tố quan trọng để có thể nâng cao được hiệu quả và vị thế của chè Đại Từ nói chung và chè Tiên Trường 1 nói riêng. Bên cạnh đó, việc gia tăng khả năng tiếp cận vốn cũng rất quan trọng trong việc giúp cho các hộ có đủ các nguồn lực đầu tư vào sản xuất trong điều kiện tăng giá đầu vào. Nhất là đối với hộ. Tăng khả năng tiếp cận vốn cũng là biện pháp giúp các hộ nông dân mở rộngc quy mô sản xuất.

- Cần xây dựng vùng ngun liệu có chất lượng tập trung, tránh tình trạng manh mún.

- Xây dựng quy trình sản xuất theo ngun tắc, kiểm sốt sản phẩm tránh tình trạng hàng nhái mặc dù sản phẩm đó vẫn cùng nằm trên vùng nguyên liệu. Vì việc khơng đảm bảo về chất lượng sẽ dẫn tới mất uy tín và từ đó thương lái đến tận gốc để mua nguyên liệu chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn của họ.

- Điều quan trọng để tạo ra sản phẩm với chất lượng đạt ISO thì trước tiên con người phải là con người ISO. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới có quy định về sản xuất chè an tồn, cịn chứng nhận sản phẩm an tồn theo chuẩn ISO 65 của thế giới thì chưa thực hiện được vì chưa có hành lang pháp lý.

Ngồi ra việc đào tạo kỹ thuật cho người lao động cần được ưu tiên, ln có chính sách hỗ trợ kịp thời để tăng giá trị sản phẩm.

- Bên cạnh đó tất cả các sản phẩm cần được dán tem tạo uy tín cho người tiêu dùng. Như vậy chè sẽ có thị trường và bán được giá cao.

Chuyển đổi cơ cấu giống: Tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại những ha chè cằn cỗi, giảm diện tích chè giống Trung Du xuống thay thế bằng những giống chè có năng suất và giá trị cao.

- Chế biến: Đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến, khả năng cung cấp nguyên liệu của các hộ nông dân cho cơ sở chế biến, chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở chế biến chứng minh đủ khả năng cung cấp nguyên liệu, khuyến khích các xưởng chế biến quy mô nhỏ tại các trang trại, hộ trồng chè đầu tư chế biến theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)