Quan điểm, định hướng và mục tiêu về việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Một số giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân tạ

4.3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất

xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn, huyện Đại Từ đã ra Nghị quyết số 103/2015/NQ-HDND ngày 21 tháng 12 năm 2015 của HĐND huyện Đại Từ, nhiệm kỳ 2011-2016 về việc thông qua “Đề án

hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè huyện Đại Từ giai đoạn 2016-2020”.

Các chỉ tiêu chủ yếu của đề án đến năm 2020 được đề cập như sau:

- Đến năm 2020: Ổn định diện tích chè là 6.333 ha, sản lượng đạt 68.000 tấn chè búp tươi.

- Tiến hành trồng thay thế 600 ha. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích chè giống mới chiếm trên 65% diện tích.

- Phát triển sản xuất chè đơng, phấn đấu đến năm 2020 ổn định diện tích chè sản xuất vụ Đông là 1.000 ha.

- Đến 2020, phấn đấu có 20% diện tích chè được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP; 30% sản lượng là chè xanh đặc sản chất lượng cao được sản xuất, chế biến trên thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.

- Xây dựng và bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Chè Đại Từ”. *) Định hướng phát triển chung

Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh cây có múi tập trung, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển.

Phát triển nơng nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện, chuỗi đô thị mới.

Từng bước mở rộng diện tích cây chè, chú trọng vào sản xuất chè và thay thế những cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nơng thơn, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nông thôn. đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái. *) Định hướng cụ thể:

Phát triển sản xuất chè theo lợi thế của vùng, tập trung đẩy mạnh đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng diện tích trồng các loại giống mới có năng suất cao.

Tăng diện tích đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho cây chè phát triển một cách bền vừng.

Nhằm tạo động lực cho phát triển sản xuất và tiêu thụ chè và các sản phẩm nông sản khác, huyện chủ chương tiếp tục huy động hiệu quả sức dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà.nước để phát triển giao thông nông thôn và xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, kiên cố hố kênh mương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)