Đặc điểm cơ bản của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm cơ bản của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên

Tiên Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Vài nét về xã Tiên Hội huyện Đại Từ tỉnh thái Nguyên

Tiên Hội là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015, xã Tiên Hội có diện tích 12,64 km², mật độ dân số đạt 623 người/km².

Tiên Hội có 15 xóm: Trung Na 1, Trung Na 2, Bãi cải, Phố Dầu, Đồng Trung Mạc, Soi Chè, Lập Mỹ, Gò Lập Mỹ, Thắng Lợi, Đại Quyết, Phố Điệp, Phúc Lẩm, Tiên Trường 1, Tiên Trường 2.

Xã nằm ở trung tâm của huyện và có tuyến quốc lộ 37, đường sắt Quan Triều - Núi Hồng chạy qua địa bàn. Dịng chính và một số dòng suối phụ lưu của sông Công cũng chảy qua địa bàn xã.

Tiên Hội nằm cách huyện lị Đại Từ chưa đến 1 km song không tiếp giáp trực tiếp với thị trấn. Tiên Hội giáp với xã Bản Ngoại ở phía bắc, xã Hùng Sơn ở phía đơng và đông nam, xã Khôi Kỳ ở phía nam và tây nam, và giáp với xã Hồng Nơng ở phía đơng.

- Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, xã có nhiều tiến triển đáng kể trên lĩnh vực nông nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm và TTCN.

+ Ngành nông nghiệp của xã đã có những chuyển biến rõ rệt, sản xuất đang chuyển dần theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm, đời sống nhân dân được cải thiện. Hộ gia đình nơng thơn là đơn vị kinh tế tự chủ, các HTX nông nghiệp đã dần chuyển sang dịch vụ. Trong sản xuất người dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều mơ hình sản xuất phong phú đa dạng đã xuất hiện. Với xu thế tồn cầu hố, hội nhập với thế giới thì kinh tế hàng hố đã từng bước phát triển, đa dạng hố cây trồng, đẩy mạnh chăn ni, đặc biệt là lĩnh vực trồng cây công nghiệp lâu năm như chè những năm gần đây đã phát triển mạnh, đóng góp một phần khơng nhỏ vào nguồn thu của xã. Từ đó đời sống của nhân

dân đã được cải thiện rõ rệt, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho một lượng lao động lớn của địa phương.

Có thể nói lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp-TTCN, thương mại dịch vụ tiếp tục có những bước phát triển mạnh với giá tị sản lượng cao hơn cùng kỳ và đạt cao hơn so với kế hoạch, số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN tăng nhanh, quy mô của các cơ sở sản xuất được nâng lên rõ rệt. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm 2016 đạt 31.624.100.000 đồng (theo giáo cố định năm 2010), đạt 124,36% kế hoạch cả năm; các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh thương mại-dịch vụ tiếp tục vào đầu tư mở rộng, phát triển khá.

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất lúa thu được sản lượng cao. Năm 2016 năng suất lúa nước ước đạt 47,68 tạ/ha, sản lượng đạt 1.012,9 tấn; năng suất lúa mùa sớm ước đạt 49,12 tạ/ha, sản lượng đạt 1953,21 tấn. Ngô đông và ngô xuân hè, năng suất ước đạt 41 tạ/ha, sản lượng đạt 1108,4 tấn. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước 5117,39 tấn đạt 94,87% kế hoạch năm.

Việc phát triển cây rau mầu có giá tị kinh tế cao được quan tâm, đầu tư, phát triển và cho năng suất khá. Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa như vùng trồng rau sạch tại xóm Phố Dầu, xóm Thắng Lợi; Vùng sản xuất lúa giống tại xóm Lập Mỹ.

Ngành chăn ni: Với điều kiện khó khăn ảnh hưởng tới phát triển ngành chăn ni như: giá cả đầu vào tăng cao, tình hình dịch bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sẽ diễn ra, gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi tuy nhiên với sự nỗ lực phấn đấu ngành chăn ni đã có nhiều khởi sắc: tổng đàn trâu tại thời điểm có 8.512 con; đàn bị có 8.914 con, đàn lợn có 9.373 con. Đàn gia cầm tồn xã có 3 trang trại được cơng nhận đều làm ăn có lãi, bên cạnh đó ngành chăn ni cịn tiếp tục được đầu tư, phát triển các loại vật nuôi cho giá tị kinh tế cao như: chăn ni nhím, lợn rừng, lợn mán, hươu, thỏ.

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội cũng được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng ở các trường, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đều đạt cao.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm trên địa bàn xã Hồng Tiến trong 3 năm: 2014, 2015, 2016 đạt 100 %.

- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở năm 2016 là 553/566 đạt 92,1%.

Các chính sách xã hội được quan tâm giải quyết đúng mức, đúng luật, kịp thời. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng làng bản văn hóa được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đạt hiệu quả cao.

- Kết quả bình xét Gia đình văn hóa năm 2016: Có 1.957 hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 80,4%.

- Kết quả bình xét xóm văn hóa: Có 11/15 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa đạt tỷ lệ 73,3%.

- Kết quả bình xét Cơ quan văn hóa: Có 7/7 cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã đạt danh hiệu cơ quan văn hóa đạt tỷ lệ 100%.

3.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

a. Quá trình hình thành và phát triển cây chè trên địa bàn

Từ năm 1965 bà con nhân dân ở đội 8 nông trường chè Quân Chu nghe theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, đến xóm Tiên Trường 1, xã Tiên Hội lập nghiệp. Với điều kiện tự nhiên của xóm vơ cùng thuận lợi đồi bát úp, mưa thuận gió hịa, giao thơng thuận tiện, đặc biệt thổ nhưỡng của Tiên Trường rất phù hợp với cây chè sinh trưởng và phát triển.

Lịch sử làm nghề chè ở xóm Tiên Trường đến nay cũng đã trải qua 50 năm với bao thăng trầm, nhưng cây chè vẫn là cây mũi nhọn chủ lực đem lại nguồn thu nhập, nuôi sống và làm giàu cho bao thế hệ người dân Tiên Trường.

Từ năm 1965 bà con khai phá đất và trồng các loại cây, chủ yếu trong đó là là giống chè hạt Trung Du cây ăn quả , sắn… để có lương thực đảm bảo cuộc sống, trong thời kỳ đầu tiên ấy các ông bà dẫn bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới hiện nay vẫn còn sống va thường xuyên kể lại, truyền những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ con cháu kinh nghiệm sản xuất chè.

Qua nhiều năm canh tác sản xuất chè, trải qua nhiều thế hệ, các bậc tiền bối đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm, truyền lại cho các thế hệ con cháu phương thức sản xuất, chế biến chè, cùng với những kinh nghiệm đó những thế hệ làm chè đi sau còn kết hợp với việc áp dụng các khoa học kỹ t huật mới vào sản xuất, chế biến chè, sử dụng máy móc trong khâu sản xuất chế biến đã phát triển nghề

chè liên tục cho đến nay. Hiện nay cây chè xóm Tiên Trường 1 đã có được vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của nhân dân.

Đến năm 1996 nhân dân trong xóm đã biết chuyển đổi cơ cấu giống từ giống chè Trung Du sang chè giống mới, đặc biệt từ năm 2000 khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, cây chè cành năng xuất chất lượng cao đã được người dân đón nhận và phát triển thay thế những diện tích cây chè Trung du già cỗi năng xuất thấp càng mạnh mẽ. Đến nay cây chè cành đã chiếm trên 60% diện tích chè của xóm, năng xuất chè tăng lên rõ rệt cùng với giá thành sản phẩm không ngừng gia tăng, được thị trường ưa chuộng.

b. Khái quát quá trình hình thành làng nghề truyền thống Tiên Trường 1

Xóm Tiên Trường 1 là một làng nằm ở phía tây xã Tiên Hội cách trung tâm xã 3km giáp với xã Hồng Nơng.

Chủ yếu người dân sinh sống sản xuất với nghề nông nghiệp làm chè và cây ăn quả. Đến năm 1965 từ đội 8 nông trường chè Quân Chu xây dựng kinh tế mới. Lúc đầu người dân trong xóm canh tác với nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây chè và một số loại cây ăn quả, cây sắn… trải qua nhiều năm sinh sống và sản xuất nông nghiệp, cây chè vẫn là cây đem lại giá trị kinh tế cao, ổn định, diện tích trồng chè ngày càng tăng lên.

Trong những năm 1965 đến 1996 người dân xóm Tiên Trường 1 chủ yếu trồng các giống chè hạt là chè trung du, từ 1996 trở đi một số hộ dân đã biết cải tạo và thay thế các giống chè mới có giá trị kinh tế cao hơn, đến nay diện tích chè trong xóm chiếm 80% là diện tích các giống chè chất lượng cao như Bát Tiên, TRI777, Long Vân, Phúc Thọ… vì vậy mà sản phẩm chè của xóm ln được khách hàng đón nhận, đánh giá ngồi ra kinh nghiệm làm chè cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng máy vị chè, tơn quay sao chè của người dân nơi đây đã góp phần tăng năng suất, chất lượng chè, thương hiệu sản phẩm chè xóm Tiên Trường càng được nhiều người biết đến.

Hiện nay diện tích chè của xóm là 42,7 ha, năng suất bình quân đạt 116 tạ/ha chè búp tươi/năm. Người dân có thu nhập ổn định, cây chè trở thành cây làm giàu cho người dân xóm Tiên Trường 1 giảm tỷ lệ hộ nghèo của xóm xuống 9,9%.

Do cây chè là cây chiếm ưu thế và mang lại giá trị kinh tế cao của xóm, Đảng ủy, UBND xã ln chú trọng và sát sao trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng các mơ hình ơ mẫu nhằm đưa KHKT mới vào trong sản xuất cây

chè của xóm như hệ thống van xoay tự động, máy bơm nước, máy phun sâu tự động, xây dựng tổ hợp tác xã sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap…

Chè xóm Tiên Trường 1 đã đi khắp các thị trường trong nước, và sang các nước khác được khách hàng ưa chuộng, cây chè như là máu thịt của nhân dân thơn Tiên Trường 1, vì chính cây chè đã cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, người dân nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Đến nay nghề sản xuất chè tại xóm Tiên Trường 1 đã tồn tại và phát triển được 50 năm, thực tế cho thấy nghề sản xuất chè góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế của địa phương, vì vậy việc hình thành làng nghề là việc rất cần thiết tạo điều kiện cho làng nghề tồn tại và phát triển thương hiệu chè Tiên Trường.

Nhận thấy vị trí và tầm quan trọng của nghề sản xuất chè búp khô, Đảng ủy, UBND xã luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển kinh tế của xóm, khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương thu mua sản phẩm chè, tích cực đưa các sản phẩm chè vào tham gia các hội chợ, Fastival chè, lễ hội bàn tay vàng chế biến chè huyện Đại Từ từ đó củng cố và tạo điều kiện cho cho xóm phát triển ổn định và bền vững, góp phần tích cực vào sự đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của xóm nói riêng và của địa phương nói chung. Các hộ dân trong xóm Tiên Trường 1 luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương. Đảng và chính quyền và nhân dân xóm Tiên Trường 1 rất mong được sự quan tâm đầu tư của nhà nước cho nghề trồng và chế biến chè búp khơ của xóm để giúp người dân được nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)