Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 71)

Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu được tổng hợp bao gồm những tác động từ điều kiện về tự nhiên như thời tiết, đất đai diện tích trồng trọt, điều kiện kinh tế xã hội. Bên cạnh đó là những tác động từ thị trường và những chủ trương chính sách của Nhà

nước đối với phát triển cây chè. Kết quả điều tra hộ nông dân về một số ảnh hưởng đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 như sau:

Bảng 4.13. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố bên ngoài đến sản xuất và tiêu thụ chè

Diễn giải Rất lớn Lớn Không ảnh hưởng

SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) %

1. Nhóm yếu tố tự

nhiên 125 125 125

- Điều kiện thời tiết 98 78,40 26 20,80 1 0,80 - Diện tích đất canh tác 93 74,40 28 22,40 4 3,20

2. Nhóm yếu tố phát triển kinh tế xã hội

- Mức đầu tư 95 76,00 29 23,20 1 0,80

- Cơ sở hạ tầng địa

phương 40 32,00 72 57,60 13 10,40

3. Yếu tố về thị trường

- Thị trường 90 72,00 32 25,60 3 2,40

- Thông tin thị trường 24 19,20 88 70,40 13 10,40

4. Nhóm yếu tố về giải pháp hỗ trợ của địa phương

- Chủ chương, chính

sách 46 36,80 74 59,20 5 4,00

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

*) Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Tiên Trường với lịch sử hơn 50 năm trồng chè được thiên nhiên ưu đãi về địa hình đồi núi bát úp, điều kiện thời tiết khí hậu mát mẻ, mưa thuận gió hòa, thổ nhưỡng phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển đã góp phần cho việc đưa cây chè trở thành cây trồng chủ lực, tạo vị thế cho địa phương trong bản đồ trồng chè của huyện Đại Từ nói riêng cũng như tỉnh Thái Nguyên nói chung. Nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè là điều kiện tự nhiên như thời tiết (78,4% tổng số hộ điều tra đánh giá tác động rất lớn), điều kiện về đất canh tác (với 74,4% đánh giá ở mức cao nhất).

*) Nhóm nhân tố về phát triển kinh tế xã hội

Theo nghiên cứu trên địa bàn làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 hầu hết các hộ được điều tra đều cho rằng đây là nhân tố có ảnh lớn và rất lớn tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn. Thực tế đã cho thấy việc phát triển kinh tế tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp cận với nhiều nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn hơn đã góp phần cho hoạt động đầu tư sản xuất cây chè. Hiệu quả kinh tế cũng nhờ đó được nâng cao tạo điều kiện cho đời sống dân cư cải thiện. Một vòng tròn kinh tế lại xuất hiện khi dân cư chi trả cho mức sống cao hơn cũng là lúc nền kinh tế bước lên một bậc mới. Hoạt động kinh tế không chỉ của hộ dân được cải thiện mà nó còn là sự phát triển của cả một hệ thống đi kèm “điện, đường, trường, trạm” cơ sở hạ tầng lại tiếp tục đưa đến những cơ hội mới cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, thương hiệu sản phẩm được khẳng định.

*) Nhóm nhân tố về thị trường

Thị trường tác động rất lớn tới mọi hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nói chung chính vì vậy nó cũng tác động lên việc sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm của các hộ sản xuất chè là rất lớn, và thực tế người nông dân Việt Nam vẫn còn xu hướng “sản xuất theo phong trào”, và chịu tác động rất lớn từ giá, khi giá một cây trồng cao thì hướng vào đầu tư sản xuất, khi thấp thì chặt bỏ chuyển sang cây trồng khác mà hiện tại thị trường đang chuộng. Số liệu điều tra hộ nông dân cho thấy có tới 72% tổng số hộ đều cho rằng thị trường có tác động rất lớn, và 70% tổng số hộ cho rằng thông tin thị trường có tác động lớn tới sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

Có thể thấy chè là một sản phẩm đặc thù có tính giá trị cao không những về mặt tiền bạc mà còn có giá trị cao về mặt tinh thần. Chính vì vậy mặc dù khi giá có sự thay đổi nhưng người trồng chè không thể chuyển đổi ngay lập tức mà các hộ nông trồng chè đều có động thái giảm đầu tư, và thực tế giảm đầu tư thì cây chè sinh trưởng phát triển kém dẫn tới sản lượng và giá trị lại càng giảm sút. *) Yếu tố về giải pháp hỗ trợ của địa phương

Phát triển cây chè là một trong các mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện Đại Từ nói chung và các làng nghề chè truyền thống nói riêng.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số chính sách đến kết quả sản xuất của hộ

STT Chính sách

Được hưởng Không được hưởng SL (Hộ) Tỷ lệ (%) LN/hộ (Trđ) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) LN/hộ (Trđ) 1 Hỗ trợ vốn 55 44,00 90,72 70 56,00 89,94 2 Khuyến nông 125 100,00 89,75 0 0,00 86,47 3 Hỗ trợ về đất đai 12 9,60 88,35 113 90,40 88,1 4 Hỗ trợ phòng dịch bệnh 82 65,60 88,76 43 34,40 87,53

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Với mục tiêu phát triển kinh tế trong những năm qua huyện Đại Từ nói chung đã có những biện pháp hỗ trợ cần thiết đến người sản xuất chè như hỗ trợ về vốn sản xuất, hỗ trợ trong công tác khuyến nông, hỗ trợ về đất đai và các hỗ trợ về phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng. Cụ thể trong năm 2016 huyện Đại Từ đã tổ chức 24 lớp tập huấn về công tác khuyến nông cho bà con trồng chè, tạo điều kiện cho các hộ trồng chè tiếp cận vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp của ngân hàng chinh sách, bên cạnh đó là chính sách chỉ đạo các khuyến nông viên trực tiếp xuống thâm vấn cho bà con phòng trừ dịch bệnh ở cây chè, để hạn chế việc lạm dụng thuôc BVTV.

Các chủ trương chính sách này đang ngày càng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân mang lại những đổi thay về cơ cấu diện tích trồng chè tăng lên, năng xuất, sản lượng ngày càng tăng. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người dân nhận được hỗ trợ đạt khá cao đặc biệt là các hỗ trợ về khuyến nông đạt 100%, hỗ trợ phòng dịch bệnh đạt 65,6%, hỗ trợ về vốn với 40%, các hỗ trợ này đã góp phần tạo lợi nhuận cho hộ đạt gần 90 triệu đồng/hộ/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)