Các phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị, với các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

Thống kê mô tả phản ánh tình hình biến động của sự vật hiện tượng thông qua dãy số thời gian hoặc chỉ số thống kê. Bên cạnh đó, thống kê mô tả còn phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, những mối quan hệ trong đề tài bao gồm: mối quan hệ giữa hình thức tổ chức sản xuất và kết quả, hiệu quả; mối quan hệ giữa quy mô sản xuất với hiệu quả và mối quan hệ giữa mức độ đầu tư với kết quả và hiệu quả. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tìm ra mối quan hệ, dùng đồ thị hoặc biểu đồ để chứng mình mối quan hệ giữa các hiện tượng . Thông qua phương pháp thống kê mô tả sẽ biết được loại nào đang chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sản xuất chè của địa phương.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa những nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu. Việc so sánh xác định đúng thực trạng của hiện tượng từ đó có những đánh giá và đưa ra kết luận về hiện tượng, điều kiện để so sánh được các hiện tương cần có là mốc để so sánh. So sánh cần sựa trên những tiêu thức thống kê nhất định, so sánh dựa trên những sự tương đồng mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Trong nghiên cứu này, tác giả so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian giữa các nhóm hộ khác nhau.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm đối chiếu có chọn lọc ý kiến của những người đại diện trong từng lĩnh vực như các cán bộ lãnh đạo huyện, xã, xóm, cán bộ có trình độ chuyên môn về sản xuất và tiêu thụ chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)