Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

+ Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Báo cáo các tổ chức kinh tế, dơn vị đồn thể nghiễn cứu, các cơng trình khoa học có liên quan. Các tạp chí kinh tế, khuyến nơng, ấn phẩm chuyên ngành có liên quan.

+ Các số liệu về kinh tế xã hội trong niên giám thống kê huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016; Thông tin từ các trang Web báo điện tử.

+ Các tạp chí kinh tế, ấn phẩm chuyên ngành, các website liên quan. 3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài tiến hành thiết kế phiếu điều tra, phát phiếu điều tra trên cơ sở cỡ mẫu đã xác định được, đánh giá, phân tích và xử lý kết quả về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nông dân tại làng chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ tỉnh Thải Nguyên.

Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, Luận văn áp dụng công thức của Cochran (1997):

n= Z2*p*(1-p)/d2

Với n là số mẫu cần chọn, Z =1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy 95%.

Do tính chất p+q =1, vậy p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 nên p.q=0,25. Tác giả tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép d = 11%. Lúc đó mẫu cần chọn có kích cỡ n= 1,96 *0,5*0,5/0,112 ~ 80 (người). Do đó, cỡ mẫu được chọn sẽ lớn hơn hoặc bằng 80. Tuy nhiên tại làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên tổng số hộ hiện đang tham gia sản xuất chè là 125 (không nhiều). Vì vậy quy mơ mẫu được xác định đúng bằng 125.

Các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu được phân loại để điều tra khảo sát thực tế dựa trên tiêu chí quy mơ diện tích (quy mơ lớn, quy mơ vừa, quy mơ nhỏ). Trong đó hộ sản xuất quy mơ lớn tương ứng với diện tích trồng chè lớn hơn 0,4ha, hộ sản xuất quy mô vừa là quy mơ có diện tích trồng chè lớn hơn 0,1ha và nhỏ hơn 0,4ha, và với mức diện tích trồng chè dưới 0,1ha được xác định là quy mô nhỏ.

Q trình lựa chọn hộ nơng dân đại diện để nghiên cứu cịn phân tổ theo tiêu chí các hộ nơng dân trồng chè, hộ sản xuất kiêm chế biến.

Hộ sản xuất chế biến hiện nay trên địa bàn làng nghề Tiên Trường 1 ngồi những hộ nhỏ có duy nhất một gia đình chị Khúc Thị Hường có quy mơ sản xuất chế biến lớn nhất không những thu mua chè tươi của các hộ nơng dân trịng chè trên địa bàn làng nghề Tiên Trường 1 mà còn thu mua ở các địa phương khác. Với 8 bộ máy phục vụ q trình sao chè, vị chè. Đây là hộ cịn đóng vai trị là người bán bn sản phẩm chè trên thị trường do sản lượng thu

mua nhằm phục vụ quá trình sản xuất và đáp ứng những mối hàng bán buôn và bán lẻ từ những nơi khác.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính tốn các chỉ tiêu phân tích cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các công cụ và kỹ thuật máy tính được xử lý trên phần mềm Excel.

3.2.3. Các phương pháp phân tích thơng tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị, với các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

Thống kê mơ tả phản ánh tình hình biến động của sự vật hiện tượng thông qua dãy số thời gian hoặc chỉ số thống kê. Bên cạnh đó, thống kê mơ tả còn phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, những mối quan hệ trong đề tài bao gồm: mối quan hệ giữa hình thức tổ chức sản xuất và kết quả, hiệu quả; mối quan hệ giữa quy mô sản xuất với hiệu quả và mối quan hệ giữa mức độ đầu tư với kết quả và hiệu quả. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tìm ra mối quan hệ, dùng đồ thị hoặc biểu đồ để chứng mình mối quan hệ giữa các hiện tượng . Thông qua phương pháp thống kê mô tả sẽ biết được loại nào đang chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sản xuất chè của địa phương.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa những nội dung và tính chất tương tự như nhau thơng qua tính tốn các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo khơng gian để có nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu. Việc so sánh xác định đúng thực trạng của hiện tượng từ đó có những đánh giá và đưa ra kết luận về hiện tượng, điều kiện để so sánh được các hiện tương cần có là mốc để so sánh. So sánh cần sựa trên những tiêu thức thống kê nhất định, so sánh dựa trên những sự tương đồng mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Trong nghiên cứu này, tác giả so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian giữa các nhóm hộ khác nhau.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm đối chiếu có chọn lọc ý kiến của những người đại diện trong từng lĩnh vực như các cán bộ lãnh đạo huyện, xã, xóm, cán bộ có trình độ chun mơn về sản xuất và tiêu thụ chè.

3.2.4. Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng

- Giá trị sản xuất (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.

- Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm.

- Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm tồn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp.Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.

- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp: (MI) Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả cơng lao động của gia đình tham gia sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)