Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)

hộ nông dân trong các làng nghề chè truyền thống

2.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài

a. Yếu tố điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát cũng như mong muốn của người sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho cây chè phát triển, giúp cây chè đạt

năng suất cao nhất. Đồng thời điều kiện tự nhiên thuận lợi làm hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh đối với cây chè, giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật từ đó làm giảm chi phí sản xuất. Điều kiện tự nhiên thuận lợi làm giảm chi phí đầu tư về phân bón, chi phí chăm sóc, tăng năng suất và sản lượng thu hoạch. Điều kiện tự nhiên ưu đãi giúp sản phẩm có những hương vị đặc trưng, đây là một trong những yếu tố nâng cao giá trị của cây chè (Đinh Nho Toàn, 2006).

Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, chất đất. Đa số các yếu tố này tác động tới năng suất và chất lượng của chè, điều này tác động tới giá bán, tác động tới chi phí sản xuất tức là tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè.

b. Yếu tố phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho người dân có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, mua sắm thiết bị vật tư cho chế biến, bảo quản chè từ đó nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, kinh tế xã hội phát triển góp phần nâng cao trình độ của người sản xuất, tạo điều kiện giao thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm chè thông qua sự phát triển hệ thống chợ và đường giao thông.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các hộ nông dân là chè. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các hộ do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân.

c. Yếu tố thị trường

Thị trường có nhiều chức năng liên kết giữa người tiêu dùng, khách hàng và công chúng thông qua những thông tin, những thông tin này có thể sử dụng để nhận dạng và xác định các vấn đề cũng như cơ hội quảng bá sản phẩm chè; có thể thấy thông qua thị trường đã góp phần tạo được cơ sở cho sự cải tiến và đánh giá các hoạt động của con người diễn ra trong mối quan hệ với thị trường nhằm tìm hiểu; xác định các thông tin về thị trường, từ đó có thể nắm bắt được những cơ hội gia tăng sản lượng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ chè.

d. Yếu tố chính sách

Những chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất chè cũng là một tác nhân tác động tới hiệu quả kinh tế của sản xuất chè (Đinh Nho Toàn, 2006).

Thông qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các hộ nông dân trồng chè hoạt động như: chính sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng...

Các chính sách là công cụ đặc thù và không thể thiếu được mà nhà nước sử dụng để quản lý và tạo thuân lợi cho các hộ trồng chè được phát triển tối đa những lợi thế của địa phương tạo nên những giá trị đặc biệt từ cây chè như sản xuất, tiêu thụ được mở rộng từ đó cải thiện đời sống, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt của dân cư.

2.1.5.2. Các yếu tố bên trong

a. Yếu tố kỹ thuật

Kỹ thuật là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè. Kỹ thuật trong sản xuất chè bao gồm kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hái, bảo quản, kỹ thuật chế biến. Người sản xuất chè có kỹ thuật sẽ có các biện pháp phù hợp giúp tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm chè, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm chè từ đó tăng hiệu quả trong sản xuất. Việc đưa vào sản xuất những giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng đa dạng thị hiếu của người tiêu dùng các sản phẩm chè hiện nay là một trong những hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất chè (Đinh Nho Toàn, 2006).

b. Yếu tố phương thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ

Mỗi hộ sản xuất chè áp dụng một phương thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ khác nhau, phù hợp với điều kiện của hộ. Cách thức tổ chức sản xuất quyết định sản phẩm chè mà hộ sản xuất ra, giá bán của các sản phẩm chè cũng không giống nhau. Mặt khác, phương thức tổ chức sản xuất còn quy định các khoản chi phí sản xuất của hộ. Nói cách khác, cách thức tổ chức sản xuất tác động đến hiệu quả kinh tế thông qua giá bán sản phẩm và chi phí sản xuất. Cách thức tổ chức sản xuất hợp lý sẽ giúp hoạt động tiêu thụ có chất lượng với sản phẩm có giá bán cao, giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ (Nguyễn Thị Phương Hảo, 2015).

c. Yếu tố lợi ích

dùng luôn phải trải qua một chuỗi những trung gian. Mặc dù hoạt động này cũng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm tuy nhiên lại tạo ra sự phân phối lợi ích giữa các bên trong hoạt động tạo ra sản phẩm. Việc các hộ nông dân bỏ ra chi phí đầu tư nhiều hơn cả nhưng lại nhận được giá trị bù đắp chưa tương xứng đã gây ra những bất cập trong sản xuất gây ảnh hưởng tới hoạt động chế biến và giá trị của sản phẩm khi những người trực tiếp sản xuất nguyên liệu luôn tìm cách giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian tạo thành phẩm nâng cao lợi nhuận đã dẫn tới những hậu quả trực tiếp tới giá trị cuối cùng của sản phẩm. Việc làm đó đã tác động rất lớn tới hoạt động tiêu thụ trên thị trường trong hoàn cảnh xây dựng thương hiệu sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)