Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 77)

Các yếu tố bên trong có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 bao gồm những tác động của kỹ thuật sản xuất tạo ra sản phẩm, sau đó là phương thức sản xuất và tiêu thụ. Yếu tố quan trọng hiện đang ảnh hưởng khá lớn đó là lợi ích mà các bên nhận được trong hoạt động cùng nhau tạo ra sản phẩm chè cuối cùng. Qua nghiên cứu thu thập được các đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố bên trong đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn làng nghề chè của các hộ nông dân tại làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 như sau:

Bảng 4.15. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố bên trong đến sản xuất và tiêu thụ chè

Diễn giải Rất lớn Lớn Không ảnh hưởng SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % 125 125 125 1. Nhóm yếu tố kỹ thuật - Nguồn giống 62 49,60 59 47,20 4 3,20 - Kỹ thuật sản xuất 50 40,00 70 56,00 5 4,00 - Tình hình dịch bệnh 79 63,20 43 34,40 3 2,40

2. Phương thức sản xuất và tiêu thụ

- Phương thức sản xuất 78 62,40 38 30,40 9 7,20 - Phương thức tiêu thụ 70 56,00 45 36,00 10 8,00

3. Nhóm yếu tố về lợi ích

- Lợi nhuận chưa phù

hợp với đầu tư 104 83,20 21 16,80 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

*) Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật

Trong nhóm yếu tố về kỹ thuật thì mức độ ảnh hưởng lớn nhất là mức đầu tư với 76% tổng số hộ khảo sát đánh giá ở mức độ cao nhất. Thực tế sản xuất cũng chỉ ra rằng những hộ đầu tư sản xuất thâm canh cao thì năng suất, sản lượng và lợi nhuận thu được cao hơn so với những hộ ít đầu tư thâm canh hơn. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất tiêu thụ chè.

- Giống chè

Hiện nay trên địa bàn còn khá nhiều diện tích các hộ vẫn đang tiếp tục sản xuất chè trung du, mặc dù là loại chè có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt tuy nhiên sản lượng lại khá thấp chính vì vậy đã kéo theo năng suất chưa đúng với sức lao động của các hộ đã đầu tư.

Bên cạnh đó những diện tích đã chuyển đổi từ giống chè trung du sang giống chè cho năng suất cao hơn như Bát tiên, Phúc thọ, Phúc vân tiên… Đây là những giống chè cho giá trị khá cao tuy nhiên đặc tính vẫn là giống chè mới, các

hộ trồng chè chưa nằm lòng toàn bộ quá trình thay đổi của cây trồng do đó phát sinh những thay đổi lạ khiến người dân trở nên lúng túng trong việc xử lý.

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Bằng việc đưa khoa học vào sản xuất, nâng cao ý thức của người nông dân trong hoạt động trồng chè, cải thiện kỹ thuật lạc hậu và thay vào đó là những kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với môi trường ngày càng thay đổi, phức tạp đã tạp điều kiện đẩy mạnh quá trình sinh trưởng của cây chè, chính vì vậy có tới 40% đánh giá khoa học kỹ thuật có tác động rất lơn, và 56% cho rằng có tác động lớn tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

*) Phương thức sản xuất và tiêu thụ

Để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, mà trong đó một trong những yếu tố hàng đầu đó chính là chất lượng sản phẩm. Vậy để đảm bảo về chất lượng thì hiện nay chủ yếu các hộ nông thì trồng chè và bán chè tươi cho đơn vị chế biến chuyên nghiệp. Nhận biết rõ điều đó 70% số hộ được điều tra cho rằng phương thức tiêu thụ có tác động rất lớn và 45% cho rằng có tác động lớn.

*) Nhóm yếu tố về lợi ích

Lợi ích giữa bên trong hoạt động sản xuất chè có mối liên hiện mật thiết, hỗ trợ nhau, tạo lợi ích cho nhau một cách chặt chẽ tuy nhiên lợi ích này phụ thuộc khá lớn vào đầu vào là nguyên liệu do các hộ nông dân cung cấp. Việc các hộ thu được sản lượng nhiều hay ít có tác động rất lớn tới đầu ra của các hộ sản xuất, chế biến, và bán buôn – bán lẻ.

Bảng 4.16. Phân phối lợi ích giữa các bên tính cho 1 tạ sản phẩm chè khô

Đơn vị: đồng Tác nhân Giá trị gia tăng (đồng) % Giá trị gia tăng Lợi nhuận (đồng) % Lợi nhuận Hộ nông dân 12.474.568,97 82,89 9.714.086,21 79,31

Hộ thu mua 1.206.034,48 7,92 1.124.137,93 9,18 Hộ sản xuất lớn

kiêm chế biến 1.552.586,21 10,19 1.410.344,83 11,51 Tổng cộng 15.190.948,28 100,00 12.245.120,69 100,00

Qua thực tế đã cho thấy trong 100% giá trị gia tăng của sản phẩm chè cuối cùng mang lại thì 81,89% thuộc các hộ nông dân, tiếp theo là tỷ trọng giá trị gia tăng mà các hộ sản xuất lớn kiêm chế biến nhận được khoảng 10,19%. Cuối cùng là phần giá trị gia tăng của các hộ thu gom nhận được, tỷ lệ này là 7,92% tổng giá trị gia tăng. Tương tự đối với phần lợi nhuận mà các bên tham gia trong hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm chè khô để tiêu thụ nhận được, theo con số thống kê thì nếu tính trên 1 tạ sản phẩm chè khô thì phần lợi nhuận mà người nông dân nhận được vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 79,31%, tiếp theo là lợi nhuận mà các hộ sản xuất lớn kiêm chế biến nhận được, mức lợi nhuận này chiếm 11,51% và phần còn lại chiếm tỷ trọng là 9,18% của tổng lợi nhuận là phần lợi nhuận mà các hộ thu gom thu về.

Biểu đồ 4.4. Cơ cấu giá trị gia tăng giữa các bên tham gia vào quá trình sản xuất chè khô thành phầm

Thực tế đã chứng minh các cây trồng cho năng suất cao hay thấp, chất lượng sản phẩm sản xuất ra có đảm bảo chất lượng hay không một phân phụ thuộc vào tính chất đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết nhưng phần lớn phụ thuộc vào việc đầu tư, chăm sóc có hợp lý hay không. Điều này cũng thể hiện trình độ thâm canh, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ. 082% 008% 010% Hộ nông dân Hộ thu Mua Hộ sản xuất lớn kiếm chế biến

Biểu đồ 4.5. Cơ cấu lợi nhuận giữa các bên tham gia vào quá trình sản xuất chè khô thành phầm

Qua biểu đồ 4.3 và 4.4 cho thấy rõ sự đóng góp của các hộ nông dân trong giá trị gia tăng và lợi nhuận đối với sản phẩm chè tính trên 1 tạ sản phẩm chè khô là chủ yếu. Người nông dân đóng vị trí then chốt trong quá trình tạo ra sản phẩm và góp phần tạo ra giá trị cho các tác nhân trong hoạt động sản xuất thành phẩm chè khô. Tuy nhiên nếu tính trên 1 ha chè thì đây là diện tích người nông dân sẽ làm việc vào tạo ra sản phẩm của cả 1 năm, và để thấy rõ điều đó tác giả thực hiện phân tích và so sánh lợi nhuân của các bên tham gia trong hoạt động sản xuất tạo ra thành phẩm chè khô này, hoạt động này được tính cụ thể cho một đơn vị diện tích, một đơn vị lao động và một đơn vị ngày công từ đó sẽ thấy rõ hơn những khoản lợi thực sự thuộc về bên nào nhiều nhất. Từ đó sẽ rút ra cái chính tổng quan nhất về lợi ích của các bên nhận được trong hoạt động sản xuất được xác định là tạo ra giá trị khá lớn, mang lại hiệu quả không những về kinh tế, đẩy mạnh sản xuất góp phần việc mở rộng tiêu thụ và nâng cao đời sống của các hộ nông dân gắn bó với cây chè. 079% 009% 012% Hộ nông dân Hộ thu Mua Hộ sản xuất lớn kiếm chế biến

Bảng 4.17. Phân phối lợi ích nhận được từ hoạt động sản xuất-tiêu thụ chè

Hộ nông dân Hộ thu gom Hộ sản xuất lớn kiêm chế biến Số lao động bình quân hộ 1,89 Số lao động bình quân hộ 1 Số lao động bình quân hộ 7 Diện tích bình quân/hộ 0,34 Diện tích bình quân/hộ - Năng suất chè khô/ngày (kg) 20 Lợi nhuận bình quân/hộ 76.624.712 Lợi nhuận bình quân/hộ 24.000.000 Lợi nhuận bình quân/hộ 32.720.000 Tổng số ngày lao động 365 Tổng số ngày lao động 30 Tổng số ngày lao động 2 LN BQ/LĐ/tháng 3.378.514,64 LN BQ/LĐ/th áng 24.000.000 LN BQ/LĐ/tháng - Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Nghiên cứu bảng 4.17 cho thấy kết quả như sau:

Với các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn làng nghề Tiên Trường 1 hiện nay có 125/140 hộ tham gia sản xuất chè của làng nghề tương ứng với tổng số lao động là 256 người, như vậy bình quân mỗi hộ hiện nay số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất chè là 1,89 người. Tổng diện tích chè sản xuất trên địa bàn nghiên cứu là 42,7ha, nếu tính bình quân diện tích sản xuất chè trên một hộ con số này chỉ đạt 0,34 ha/hộ như vậy lợi nhuận trung bình mà các hộ nhận được mới đạt khoảng 76,62 triệu đồng, lợi nhuận mà người nông dân được là nguồn thu trong cả 1 năm lao động với thu nhập bình quân cho một lao động một tháng là 3,378 triệu đồng. Số liệu bảng phân tích cho thấy sự chênh lệch về lợi ích là rất lớn. Số lao động của hộ thu gom thường chỉ là một người, hộ sản xuất bán buôn là 7 người (theo nghiên cứu hộ sản xuất bán buôn lớn nhất trên địa bàn – gia đình chị Khúc Thị Hường). Lợi nhuận mà người thu gom nhận được là 24 triệu đồng/1 ha. Người sản xuất nhận được mức lợi nhuận là 32,7 triệu đồng/ha. Có sự chênh lệch lớn như vậy là vì diện tích người nông có hạn nhưng người thu gom không

bị giới hạn về vùng nguyên liệu, họ mua theo mùa hái chè của bà con, ở đâu tới lứa hái các hộ thu gom đều có mặt để thu mua kiếm lợi nhuận.

Cũng như các hộ thu gom, các hộ sản xuất lớn kiêm chê biến cũng sản xuất theo mùa, theo lứa hái chè của bà con nông dân, theo nguyên liệu các hộ thu gom cung cấp. Chính vì vậy các hộ này có thể hoạt động với công suất lớn gấp nhiều lần so với sản lượng bình quân một hộ sản xuất. Các hộ sản xuất lớn kiêm chế biến không chỉ phụ thuộc vào một vùng nguyên liệu mà có thể mua từ rất nhiêu vùng nguyên liệu khác nhau. Do đó lợi nhuận của các hộ này tính theo công suất làm việc của 7 lao động tương ứng với khoảng 7-8 máy làm chè công nghiệp thì với 116/ha chỉ mất khoảng 2 ngày làm việc.

Tóm lại, người nông dân có thể đóng vai trò quan trọng vào hoạt động sản xuất tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm chè, tuy nhiên phần được hưởng lợi nhiều nhất lại thuộc về những người sản xuất chè khô thành phẩm. Việc mua đi bán lại nguyên liệu khiến cho chất lượng nguyên liệu kém, người nông dân có thể bất chấp để sản xuất tạo ra sản lượng chứ không chú trọng tới chất lượng, đó chính là nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất nguyên liệu tạo sản phẩm chè chưa thực sự tốt, khi là sản xuất sản phẩm có giá trị chưa cao sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ. Việc mở rộng thị trường là khá khó khăn do nhu cầu, và thêm nữa là các yêu cầu của các thị trường lớn ngày càng khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)